Bồ Tát Đạo Hay Tám Tiết Thơ Giúp Tập Luyện Tâm Thức Của Nhà Sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa

04 Tháng Chín 201100:00(Xem: 177140)

BỒ TÁT ĐẠO
hay Tám tiết thơ giúp tập luyện Tâm thức
của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa
(1054-1123)


bottathanh2Nguyện mang lại an vui,
Cho tất cả chúng sinh.
Tôi xin yêu thương họ,
Với tất cả lòng tôi.

Trong tất cả chúng sinh,
Nguyện làm người kém nhất.
Cầu xin cho tất cả,
Chúng sinh đều hơn tôi.

Nguyện canh chừng trong tôi,
Xúc cảm nào bấn loạn?
Quyết tâm tôi diệt bỏ,
Tinh khiết đáy lòng tôi.

Chúng sinh nào hung dữ,
Gieo đau thương mênh mông,
Tôi xin yêu thương họ,
Như kho tàng vô giá.

Những ai ngược đãi tôi,
Nhục mạ, vu khống tôi,
Nhẫn nhục tôi chịu đựng,
Vinh quang này hiến dâng.

Những ai dù vô cớ,
Làm tổn thương cho tôi,
Tôi xin biết ơn họ,
Như vị thầy tối thượng.

Nơi muôn ngàn thế giới,
Chúng sinh đều là mẹ.
Khổ đau nào con gánh,
Hạnh phúc này con dâng.

Giữa cuộc đời ảo giác,
Con đường tu không hoen.
Vững tâm tôi cất bước,
Một cõi nào trống không?


Trên đây là những vần "chuyển ngữ" (hay "mượn ý") từ "Tám tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng Guéshé Langri Tangpa (1054-1123), mô tả con đường của người Bồ-tát. Con đường đó biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau:

Tiết 1: Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đấy là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.

Tiết 2: Nguyện làm người kém cỏi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình. Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.

Tiết 3: Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức, không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.

Tiết 4: Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mình phát huy được lòng tha thứ.

Tiết 5: Nguyện nhẫn nhục chịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống của người khác, hầu tập cho mình xóa bỏ hận thù.

Tiết 6: Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất, vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.

Tiết 7: Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho họ.

Tiết 8: Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt được giác ngộ để phục vụ chúng sinh hữu hiệu hơn.

(Có thể xem thêm bài bình giảng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về "Tám Tiết thơ giúp tập luyện tâm thức" của nhà sư Tây Tạng trên đây, trên các trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, v.v...)

Bures-Sur-Yvette, 02.09.11
Hoang phong

Xem thêm bài liên quan đến chủ đề:
TÁM TIẾT THƠ GIÚP TẬP LUYỆN TÂM THỨC - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Hoang Phong chuyển ngữ

(CÙNG TÁC GIẢ / DỊCH GIẢ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8820)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8356)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7740)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9824)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10627)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.