Giới thiệu về tâm yếu của cõi giới bao la

02 Tháng Năm 201922:17(Xem: 4737)

GIỚI THIỆU VỀ TÂM YẾU CỦA CÕI GIỚI BAO LA – 
MỘT PHO TERMA ĐẠI VIÊN MÃN DZOGCHEN
Nyoshul Khen Rinpoche[1] giảng

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Tổ Jigme Lingpa
Tổ Jigme Lingpa


Về điều mà chúng ta sắp lắng nghe, Đức Phật đã ban vô số giáo lý. Nếu chúng ta muốn cô đọng những giáo lýnày thì có những giáo lý của thừa căn bản và những giáo lý của thừa đặc biệt. Trong vài trường hợp trong truyền thống Nyingma, những thừa đặc biệt là ba nội Mật điển của Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga hay Đại Viên Mãn Dzogchen. Lúc khác, “thừa đặc biệt” chỉ liên quan đến Dzogchen. Như Tôn giả Longchen Rabjam giải thích, trong tám thừa đầu tiên của sự rèn luyện Phật giáochúng ta thực hành bằng cách sử dụng tâm nhị nguyên, nhưng trong thừa thứ chín của Atiyoga hay Đại Viên Mãnchúng ta không thực hành với tâm nhị nguyênmà thực sự dấn thân vào bản tính trí tuệ nguyên sơ của mình.

Về những giáo lý căn bản và đặc biệttrước tiênchúng ta cần hiểu rằng trong ba giai đoạn của cuộc đờiPhật Thích Ca Mâu Ni ban các kiểu giáo lý khác nhau với những sự nhấn mạnh khác nhau, được biết đến là ba lần chuyển Pháp luân. Người ta có thể băn khoăn rằng vào những giai đoạn nào trong đờiĐức Phật đã thực sự giảng dạy ba lần chuyển Pháp luânChúng ta tìm thấy trong bản tiểu sử dài của Đại Sư Liên Hoa Sinh – Biên Niên Sử Liên Hoa (Pema Kathang) rằng, từ năm ba mươi sáu đến bốn mươi sáu tuổi, Đức Phậtchủ yếu giảng dạy cách tiếp cận của lần chuyển Pháp luân đầu tiên. Sau đấy, trong khoảng mười lăm đến hai mươi năm tiếp theoĐức Phật về cơ bản giảng dạy theo lần chuyển Pháp luân thứ hai. Kế đó, trong phần còn lại của cuộc đời cho đến khi nhập diệt vào năm tám mươi hai tuổi, Phật Thích Ca Mâu Ninhấn mạnh vào những giáo lý của lần chuyển Pháp luân thứ ba.

Trong phần đầu của cuộc đời, Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong vương quốc Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) và sống cuộc đời của một hoàng tử. Sau đấy, Ngài dành sáu năm thực hành khổ hạnhcuối cùng đạt giác ngộ dưới cây Bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya), Ấn Độ. Tiếp đó, ở Sarnath, Phật Thích Ca Mâu Nigiảng dạy Tứ Thánh Đế của những bậc thánh, điều tạo thành nền tảng của Căn Bản Thừa của những giáo lý Phật Đà. Đây là sự khởi đầu của lần chuyển Pháp luân đầu tiên.

Cũng vào lúc bắt đầu của lần chuyển Pháp luân đầu tiên, Phật bước vào khóa nhập thất trong tháng sáu của năm ba mươi sáu tuổi. Khóa nhập thất này được tiến hành hàng năm bởi Đức Phật và được biết đến là “nhập thất mùa mưa” (Varshika – an cư kiết hạ) và truyền thống nhập thất tu viện vào mùa này vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Trong lần chuyển Pháp luân đầu tiên, Phật cũng ban những bài giảng mở rộng về giới luật tu sĩ (Vinaya) cho đoàn tùy tùng những đệ tử thân thiết của Ngài ở Varanasi, miền Bắc Ấn Độ.

Nhìn chung, người ta nói rằng những giáo lý của Đức Phật có thể được hiểu là Giáo Pháp của kinh văn và Giáo Pháp của chứng ngộ. Một ví dụ về Giáo Pháp của kinh văn là Tripitaka, tức “Tam Tạng” hay những tuyển tập kinh văn của Căn Bản Thừa, các giáo lý của lần chuyển Pháp luân đầu tiên. Tam Tạng giống như thứ gì đó mà chúng ta có thể nắm lấy để không đi lạc hay tách rời khỏi con đường. Nhờ ba tuyển tập này, chúng ta có thể đạt được sự chứng ngộ về Giáo PhápTam Tạng là “móc quai” giúp chúng ta nắm lấy Giáo Pháp của sự chứng ngộ, ba sự rèn luyện cao hơn về giới, định và tuệ.

Cách tiếp cận được giảng dạy trong lần chuyển Pháp luân đầu tiên được gọi là “Thừa Căn Bản” của con đường Phật giáo, bởi nó là nền tảng cho hai thừa khác – Mahayana hay Đại thừa và Vajrayana hay Kim Cương thừa. Về những giáo lý của lần chuyển Pháp luân đầu tiên, sẽ là thích hợp hơn khi sử dụngthuật ngữ “Thừa Căn Bản” thay vì thuật ngữ “Thừa Nhỏ Hơn” (Hinayana). Thuật ngữ thứ hai là một cách mà truyền thống Đại thừa nhắc đến những giáo lý của Thừa Căn Bản và nó xuất hiện để làm tương phản cách tiếp cận này với con đường của Mahayana hay “Đại thừa”, điều bao gồm những giáo lý của lần chuyển Pháp luân thứ hai và ba. Ngày nay, tốt hơn thì chúng ta nên sử dụng “Thừa Căn Bản” để tránh bất kỳ ý nghĩa bộ phái nào có thể.

Sau đấy, sau giai đoạn khởi đầu này, trong giai đoạn giữa của cuộc đờiĐức Phật ban những giáo lý ở Linh Thứu, gần Rajgir ở miền Bắc Ấn Độ, cho tập hội chư vị cao quý. Những vị cao quý này bao gồmcác đệ tử của Đức Phật, chẳng hạn A Nan Đà và Tu Bồ Đề, và một tập hội chư Thanh VănDuyên Giácvà Bồ Tát. Lúc này, Đức Phật đã trao cho những vị hiện diện các giáo lý Đại thừa về tính Không(shunyata). Đó là lần chuyển Pháp luân thứ hai.

Cuối cùng, những giáo lý của lần chuyển Pháp luân thứ ba được Đức Phật ban ở Vaishali, miền Bắc Ấn Độ, cũng như tại Núi Malaya ở miền Nam Ấn Độ và trên đảo Sri Lanka. Vào lần này và tại những nơi này, Đức Phật phát lộ các giáo lý về SugatagarbhaPhật tính hay “tinh túy giác ngộ” cho tập hội chư thiêncon người và phi nhân.

Lần chuyển Pháp luân thứ ba và cuối cùnggiảng giải các giáo lý về Phật tính, là nền tảng cho Kim Cương thừa hay Mật thừa bí mật của chư Trì Minh Vương (vidyadhara). Truyền thống Nyingma chia những giáo lý Phật Pháp thành chín thừa, chín cách tiếp cận và con đường tâm linh riêng biệt được giảng dạy ở Tây Tạng bởi Đại Sư Liên Hoa Sinh. Trong hệ thống Mật điển bí mật của trường phái Nyingma, có ba ngoại Mật điển gồm Kriya, Upaya và Yoga; và sau đó, có ba nội Mật điển gồm Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga hay Đại Viên Mãn Dzogchen. Trong Atiyoga, có ba kiểu giáo lý: Phần Tâm (sem-de), Phần Hư Không (long-de) và Phần Chỉ Dẫn (men-ngak-de). Theo hệ thống của Đại SưLiên Hoa Sinh, Atiyoga được chia thành Yoga phổ quát (chi-ti) và Yoga tinh túy (yang-ti). Yoga tinh túytương ứng với Phần Chỉ Dẫn Dzogchen; và bản văn Sư Tử Hống của Tổ Jigme Lingpa[2], điều mà chúng ta sẽ học sau, thuộc về cấp độ chỉ dẫn cao cấp và trọng yếu nhất này.

Những trao truyền Dzogchen chính yếu đã đến Tây Tạng nhờ chư đạo sư Ấn Độ – Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) và Ngài Vô Cấu Hữu (Vimalamitra), dịch giả Tây Tạng – Vairocana và Tôn giảLongchen Rabjam và những trao truyền này đã phát triển trên khắp Tây TạngDòng truyền thừa cho những giáo lý này, thứ đã và đang được trao truyền mang tính lịch sử từ vị trì giữ truyền thừa này đến vị tiếp theo cho đến tận ngày nay, được gọi là “dòng khẩu truyền” (kahma) hay đôi khi cũng được biết đến là “truyền thừa dài” (ringyu). Dòng truyền thừa này đến từ một chuỗi không gián đoạn từ chư đạo sưnguyên thủy, những vị vốn đã thọ nhận các giáo lý trong cõi người của chúng ta. Ví dụ, nhờ những giáo lý và sự gia trì của Ngài Vô Cấu Hữu được trao truyền qua “dòng khẩu truyền” Kahma, tuyển tập Kahma được biết đến là Tâm Yếu Bí Mật Của Vimalamitra (Bimai Sangwa Nyingthig) đã xuất hiện ở Tây Tạng.

Nhìn chung, những giáo lý kho tàng Terma được biết đến là “truyền thừa ngắn”, bởi chúng được giảng dạy sau khi mới được tìm thấy, thọ nhận và phát lộ bởi một Terton hay “vị phát lộ kho tàng”. Hơn thế nữa, trong những giáo lý kho tàng, có cả truyền thừa trao truyền dài và ngắn. Truyền thừa dài của những kho tàng là các giáo lý của những vị phát lộ kho tàng cổ xưa hơn, được truyền xuống thông qua một chuỗi chư đạo sư truyền thừa cho đến chư đạo sư hiện tại của chúng taTruyền thừa ngắn của những giáo lý kho tàng liên quan đến các trao truyền được thọ nhận bởi chư vị Terton trong linh kiến thanh tịnh từ những đạo sư vĩ đại nhất, chủ yếu từ Đại Sư Liên Hoa Sinh, Ngài Vô Cấu Hữu và Tôn giảLongchenpa.

Từ truyền thống của Đại Sư Liên Hoa Sinh, có những giáo lý kho tàng hay Terma khác nhau, chẳng hạn Tâm Yếu Không Hành Nữ (Khadro Nyingthig), Sự Chứng Ngộ Vô Ngại (Gongpa Zangthal), Tinh TúyĐen (Yangthig Nagpo) và nhiều giáo lý khác. Những giáo lý này đều được Đại Sư Liên Hoa Sinh ban và mặc dù được phát lộ vào các giai đoạn khác nhau trong lịch sử, chúng đều được hệ thống hóa và hợp nhất trong kinh nghiệm và sự chứng ngộ của Tôn giả Longchenpa.

Thực sự, cả truyền thống Terma của Đại Sư Liên Hoa Sinh và truyền thống kinh văn Kahma của Ngài Vô Cấu Hữu và Đức Liên Hoa Sinh, cũng như các truyền thừa Dzogchen về Phần Tâm và Phần Hư Không của dịch giả Tây Tạng Vairocana, đều được thâu nhiếp trong những trước tác của Tôn giảLongchen Rabjam. Những trước tác này bao gồm Bảy Kho Tàng (Dzod-dun), Ba Bộ An Trú Thoải Mái(Ngalso Korsum), Ba Bộ Tự Giải Thoát (Rangdrol Korsum) và Ba Bộ Tinh Túy Bí Mật Nhất (Yangthig Korsum), điều là một phần của Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingthig Yabzhi). Như thế, Tôn giả Longchen kết tập ý nghĩa trọng yếu của tất cả các truyền thống Kahma và Terma trong trước tác của Ngài.

Lấy ví dụ, Tôn giả Longchenpa có những linh kiến về tất cả tám hóa hiện chính yếu của Đại Sư Liên Hoa SinhBa Bộ Tự Giải Thoát của Ngài có tám tác phẩm liên quan đến những linh kiến về tám hóa hiện. Tám tác phẩm này là ba bản văn gốc của Ba Bộ Tự Giải Thoát, cùng với ba bộ tự-bình giảng của chúng, cộng thêm lời cầu nguyện Tự Giải Thoát Bản Tính Tâm (Semnyid Rangdrol), một trong ba bản văn gốc, và luận giải của Tôn giả Longchenpa về Mật Điển Vua Sáng Lập Tất Cả (Kunje Gyalpo), tổng cộng tạo thành tám bản văn. Những trước tác này tự nhiên khởi lên từ tâm trí tuệ của Tôn giảLongchenpa như là các kho tàng tâm (gongter), được truyền cảm hứng bởi sự gia trì từ tám hóa hiệncủa Đại Sư Liên Hoa Sinh.

Tất cả những truyền thừa này đã được truyền xuống từ Tôn giả Longchenpa đến Tổ Jigme Lingpa. Khi chúng ta nhắc đến “truyền thừa dài” của các giáo lý từ Tôn giả Longchenpa, có mười bốn đạo sư truyền thừa chính yếu giữa Tôn giả Longchenpa và Tổ Jigme Lingpa và đây là truyền thừa dài về các trước tác của Tôn giả Longchenpa mà Tổ Jigme Lingpa thọ nhận. Sự trao truyền và chứng ngộ về tất cả trước tác của Tôn giả Longchenpa được truyền xuống từ Tôn giả thông qua một chuỗi chư đạo sư truyền thừacho đến Trì Minh Vương Jigme Lingpa vĩ đại và dòng trao truyền này cũng được gọi là “truyền thừa dài”.

Như thế, Tổ Jigme Lingpa thọ nhận từ chư đạo sư của Ngài cả những giáo lý truyền thừa dài Kahma cũng như truyền thừa dài của những giáo lý kho tàng Terma của Tôn giả Longchenpa và các Terton khác. Đa phần các truyền thống mà Tổ Jigme Lingpa thọ nhận từ chư đạo sư của Ngài là từ truyền thừadài Kahma thay vì các giáo lý kho tàng. Tổ Jigme Lingpa đã thu thập, kết tập và đóng vai trò quan trọng trong việc xuất bản những giáo lý Kahma của Nyingma Gyubum[3] – Tuyển Tập Mật Điển Nyingma.

Tổ Jigme Lingpa cũng thọ nhận những trao truyền theo truyền thừa dài về Terma. Ở đây, “truyền thừa dài” không liên quan đến các giáo lý Kahma cổ xưa, mà trong trường hợp này, nó nghĩa là các pho [giáo lý] kho tàng Terma trước kia, được truyền xuống thông qua chư đạo sư truyền thừa từ những vị phát lộkho tàng (Terton) trước kia, chẳng hạn Tôn giả Longchenpa. Lấy ví dụ, trong truyền thừa dài của những pho Terma, Tổ Jigme Lingpa thọ nhận sự trao truyền về pho Terma Tinh Túy Giải Thoát, Tự Giải ThoátCủa Tâm Trí Tuệ (Drolthig Gongpa Rangdrol), một trong những phát lộ Terma chính yếu của Terton Sherab Ozer (1518-84).

Bên cạnh những truyền thừa dài của các pho Terma như vậy, Tổ Jigme Lingpa cũng thọ nhận truyền thừa trực tiếp hay ngắn của những giáo lý Terma thông qua các linh kiến thanh tịnh về Đại Sư Liên Hoa Sinh và Tôn giả Longchenpa. Ví dụ, nhờ các linh kiến của Tổ Jigme Lingpa về Đại Sư Liên Hoa Sinh và Tôn giả Longchenpa, Ngài thọ nhận sự trao truyền trực tiếp về pho Terma được biết đến là “Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La”. Như thế, giống như Tôn giả Longchenpa, Tổ Jigme Lingpa thọ nhận truyền thừadài của các giáo lý Kahma cũng như cả truyền thừa dài và ngắn của các giáo lý kho tàng Terma.

Tổ Jigme Lingpa có những linh kiến về thân trí tuệ của Tôn giả Longchenpa vào ba dịp. Trên nền tảng cuộc gặp gỡ trực tiếp của Tổ Jigme Lingpa với Tôn giả Longchenpa, một pho giáo lý kho tàng của Tôn giả Longchenpa được phát lộ cho Tổ Jigme Lingpa. Ngài gọi pho giáo lý Terma của Ngài là "Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La" (Longchen Nyingthig). Trước Tổ Jigme Lingpa, những giáo lý của Chuỗi Chỉ DẫnDzogchen này thường được biết đến là Tâm Yếu Tịnh Quang Bí Mật (Osal Sangwa Nyingthig). Pho Terma Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La vĩ đại hay Longchen Nyingthig bao trùm tri kiến và sự chứng ngộđược kết hợp của Tổ Vimalamitra, Guru Padmasambhava [Đại Sư Liên Hoa Sinh] và Tôn giảLongchenpa. Longchen Nyingthig cũng được phân loại là một pho Terma chính yếu bởi nó chứa đựng ba yếu tố then chốt cần thiết với một pho [giáo lý Terma] để được xem là “chính yếu”: thực hành Đạo Sưthực hành Đại Bi hay Quán Thế Âm và thực hành Dzogchen. Nếu cả ba khía cạnh – Đạo SưQuán Thế Âm và Dzogchen không hiện diện đầy đủ, thì một pho Terma thường được xếp là phụ.

Về ba khía cạnh then chốt này, trong Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La, có cả thực hành nghi quỹ an bìnhvà phẫn nộ về Đạo Sưbao gồm quán tưởng, trì tụng và v.v. Thực hành nghi quỹ Quán Thế Âm được gọi là Quan Âm Tự Nhiên Giải Thoát Khổ Đau (Thukje Dugngal Rangdrol). Và về các thực hànhDzogchen, ví dụ, có một cuốn cẩm nang chỉ dẫn gọi là Trí Tuệ Thù Thắng (Yeshe Lama). Trong các pho Terma vĩ đại chẳng hạn Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La, cũng có những thực hành khác nhau của Tam Gốc – Đạo Sư, Bổn Tôn Thiền Định (Yidam) và Không Hành Nữ.

Trong những trước tác được tuyển tập trong pho giáo lý Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La có rất nhiều phát lộ Terma, cũng như các kiểu bản văn khác được viết bởi chính Tổ Jigme Lingpa. Những phát lộTerma bao gồm một Mật điển gốc gọi là Mật Điển Cõi Giới Trí Tuệ Của Phổ Hiền Như Lai (Kunzang Yeshe Long-gyi Gyud), một Mật điển đến trực tiếp từ tâm trí tuệ của Pháp thân Phật Phổ Hiền. Cùng với Mật điển gốc này là Hậu Mật Điển Chỉ Dẫn Đại Viên Mãn (Gyud Chima), điều bổ sung cho Mật điểngốc.

Sau đấy là một bản văn giải thích hay “sự trao truyền kinh văn” (lung) được biết đến là Sự Chứng NgộGiác Ngộ Của Phổ Hiền (Lung Kunzang Gong Nyam). Bản văn giải thích này được viết để làm sáng tỏý nghĩa của Mật điển gốc. Cũng có hai bản văn chính yếu của những chỉ dẫn khẩu truyền (men-ngak) được gọi là Phân Biệt Ba Điểm Then Chốt Của Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpoi Nesum Shenjay) và Kệ Kim Cương Về Trạng Thái Tự Nhiên (Nelug Dorje Tsig Gang). Cuối cùng, có những luận giải thực hành về chỉ dẫn khẩu truyền, “các cuốn cẩm nang hướng dẫn” (tri), làm sáng tỏ những chỉ dẫn này, chẳng hạn cuốn cẩm nang chỉ dẫn căn bản của Longchen Nyingthig, được biết đến là Trí Tuệ Thù Thắng (Yeshe Lama).

Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng có ba kiểu giáo lý chính yếu tạo thành cốt lõi của Tâm Yếu Của Cõi Giới Bao La: các Mật điển, sự trao truyền kinh văn và những chỉ dẫn khẩu truyền (gyu lung men ngak). Trong đó, các Mật điển gốc (gyu) được tuyên thuyết bởi Phật Phổ Hiền hay Phật Kim Cương Trì. Những trao truyền kinh văn (lung) là các luận giải giải thích về Mật điển và được viết bởi chư đạo sư chứng ngộcao cấp để làm sáng tỏ ý nghĩa của Mật điển. Sau đấy, các chỉ dẫn khẩu truyền (men-ngak) thu thập và giải thích ý nghĩa kinh nghiệm then chốt của các chỉ dẫn được tìm thấy trong sự trao truyền kinh văn. Trong Dzogchen, điều quan trọng là thọ nhận các quán đỉnh Mật thừa – thứ làm chín muồi dòng tâm thức, sự trao truyền kinh văn – thứ là sự hỗ trợ cho các Mật điển, và các chỉ dẫn khẩu truyền – thứ giải phóng tâm chúng ta.

Bên cạnh đó, có ba kiểu chỉ dẫn khẩu truyền chính yếu: những giải thích chi tiết của chư vị uyên bác, những chỉ dẫn kinh nghiệm của chư vị Yogi và những chỉ dẫn chung cho đại chúng. Trong những chỉ dẫn khẩu truyền kinh nghiệm của chư vị Yogi, trong Longchen Nyingthig, chúng ta có giáo lý chỉ dẫnkhẩu truyền Phân Biệt Ba Điểm Then Chốt Của Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo Nesum Shenjay). Tác phẩm ngắn gọn này trình bày các điểm then chốt, thứ cho phép vị Yogi tiến hành ba sự phân biệt quan trọng với thực hành Dzogchen và nhờ đó thực hành một cách chân chính và sửa chữa các lỗi lầm cũng như sai sót trong sự hành trì. Người ta phải học cách phân biệt giữa “nền tảng của vạn pháp” (kunzhi) và Pháp thân (choku), giữa tâm nhị nguyên (sem) và giác tính (rigpa) và giữa thiền chỉ (shamata) và thiền quán (vipasyana).

Như đã nhắc đến, trong những chỉ dẫn kinh nghiệm cho chư vị Yogi, cuốn cẩm nang hướng dẫn Dzogchen căn bản (tri) của Longchen Nyingthig được gọi là Trí Tuệ Thù Thắng (Yeshe Lama), điều được viết bởi Tổ Jigme Lingpa. Yeshe Lama thu thập mọi ý nghĩa then chốt của các Mật điển, sự trao truyền kinh văn và chỉ dẫn khẩu truyền lại dưới một kiểu có thể thực hành và trực tiếp trải nghiệm bởi vị Yogi. Bởi tâm chúng ta sai lạc, trôi lăn bất tận trong tam giới của luân hồichúng ta không thể nhận rabản tính chân thật của tâm. Trong điều kiện hiện tạichúng ta giống như người mù chẳng thể nhìn thấy gì và cần hướng dẫn để thấy được bản tính trí tuệ nguyên sơ của chúng ta (yeshe). Chúng ta giống như người mù trên đường và những cuốn cẩm nang hướng dẫn là thứ cho phép truyền thừa thực hành kéo chúng ta đi bằng tay và dẫn chúng ta đến giải thoátMục đích của các cuốn cẩm nang hướng dẫn Dzogchen là dẫn chúng ta đến trí tuệ tự sinh khởi (rangjung yeshe) và dẫn dắt chúng ta ổn định trên con đường đến giải thoát và toàn tri.

Nếu chúng ta muốn thực sự đưa vào thực hành những giáo lý của Yeshe Lama, trước tiênchúng tacần rèn luyện trong các giáo lý Phật giáo phổ quát; nếu khôngchúng ta sẽ không có năng lực hoàn toàn chứng ngộ ý nghĩa của Giáo PhápÁp dụng những giáo lý phổ quát, chúng ta tịnh hóa tâm để có thể thành công bước vào các thực hành của Mật thừa bí mật và Dzogchen. Để tịnh hóa tâm chúng tathông qua các giáo lý phổ quát của Kinh thừa, trong Longchen Nyingthig, chúng ta có một giáo lý về các thực hành sơ khởi gọi là Cẩm Nang Luyện Tâm Bảy Điểm – Các Bước Dẫn Đến Giải Thoát. Bản văn này của Tổ Jigme Lingpa vạch ra rõ ràng tâm yếu của những giáo lý về luyện tâm bảy điểm như được giảng dạy bởi đạo sư Dzogchen Ấn Độ – Ngài Vô Cấu Hữu vĩ đại trong Tâm Yếu Vimalamitra (Vima Nyingthig).

Trên nền tảng của luyện tâm bảy điểm, chúng ta tiếp tục tịnh hóa tâm thông qua các giáo lý Đại thừa và những thực hành sơ khởi Kim Cương thừa (ngon-dro). Về điều này, trong Longchen Nyingthig, có hai giáo lý thực hành sơ khởiÁp Dụng Tỉnh Thức (Drenpa Nyerzhag) bao trùm những thực hành sơ khởiphổ quát. Sau đấy, Các Chỉ Dẫn Về Cách Áp Dụng Thực Hành (Tri kyi Laglen la Deblug) bao trùm những thực hành sơ khởi đặc biệt của các thực hành bốn lần một trăm nghìn: Quy y và Bồ đề tâm, trì tụng Kim Cương Tát Đỏacúng dường Mandala và Đạo Sư Du Già.

Kế đó, về thực hành chính yếu, có cuốn cẩm nang hướng dẫn đặc biệt Trí Tuệ Thù Thắng (Yeshe Lama), điều chứa đựng ý nghĩa kinh nghiệm của những giáo lý Dzogchen từ cả truyền thừa Kahma và Terma. Trong pho Terma Longchen Nyingthig, ý nghĩa thực sự của các Mật điển gốc và Mật điển hậu được hệ thống hóa thành Yeshe Lama theo cách thức vô cùng rõ ràng. Yeshe Lama cũng cô đọng ý nghĩa trọng yếu của các trước tác của Tôn giả Longchenpa được tìm thấy trong Kho Tàng Tối Thượng Thừa (Thegchog Dzod) và Kho Tàng Từ Ngữ Và Ý Nghĩa (Tsigdon Dzod). Hai bản văn này lại bao trùm hướng dẫn kinh nghiệm (nyongtri) và ý nghĩa trọn vẹn của mười bảy Mật điển Dzogchen, đặc biệtnhư được chứa đựng trong Mật điển Dzogchen gốc Dội Vang Âm Thanh (Dra Thalgyur). Dội Vang Âm Thanh được xem là Mật điển căn bản trong mười bảy Mật điển Dzogchen; mười sáu Mật điển còn lại được xem là thứ yếu. Vì thế, Yeshe Lama trao truyền tinh túy cô đọng của các Mật điển, sự trao truyền kinh văn và những chỉ dẫn khẩu truyền cần thiết cho thực hành Dzogchen.

Trong Yeshe Lama, có những chỉ dẫn về các thực hành sơ khởi đặc biệt, điều là độc đáo với riêng Dzogchen và gồm ba phần. Phần đầu tiên là dành cho những vị thích các thực hành du già tỉ mỉ hơn và mong muốn đạt được những dấu hiệu thông thường của sự thành tựu (siddhitương đốidu già của các âm thanh của bốn yếu tốCần phải lưu ý rằng ngày nay, bộ các thực hành sơ khởi đầu tiên này thường không được thực hành. Phần thứ hai của các thực hành sơ khởi Dzogchen, những thực hành tách rời luân hồi và Niết bàn (khordey rushan) là dành cho những vị có sức lực và sự tinh tấn lớn lao. Chúng liên quan đến thân, khẩu và ý của chúng ta và là những thực hành thiền định về sáu cõi của hữu tình chúng sinh và về Tam Bảo và chư Bổn tôn (yidam).

Phần thứ ba của các thực hành sơ khởi Dzogchen đặc biệt giảng dạy về ba phương pháp để rèn luyệnthân, khẩu và ý. Phần sau trong ba phương pháp này là rèn luyện về ý, thực hành quán sát sự khởi lên, an trụ và ngừng lại của những ý niệmThực hành này quan trọng với tất cả nhưng được cho là đặc biệtquan trọng với những vị có thiên hướng phân tích tinh thần và ít có thiên hướng với các hoạt động và nỗ lực mãnh liệt. Bằng cách trước tiên thiết lập một ý niệm mang tính phân tích về tính Không nhờ thực hành tìm kiếm địa điểm của sự khởi lên, an trú và ngừng lại của tâm và các ý niệm, sự chắc chắn về tri kiến tính Không sẽ phát triển. Tóm lại, ba phần này của các thực hành sơ khởi Dzogchen đặc biệt là những phương tiện thiện xảo thiết lập nền tảng thích hợp cho sự giới thiệu trực tiếp đến giác tính (rigpa) và để tăng cường sự nhận ra giác tính.

Một cách tổng quát, Yeshe Lama có ba phần hay ba nhóm chỉ dẫn. Phần đầu tiên dành cho những cá nhân có căn cơ cao nhất để được giải thoát trong chính đời này và tạo thành phần lớn bản văn. Nó bao gồm ba chỉ dẫn căn bản của Dzogchen: các thực hành sơ khởi tách rời luân hồi và Niết bàn (khordey rushan), thực hành tri kiến Trực Tiếp Cắt Đứt (trekchod) và thực hành thiền định Trực Tiếp Vượt Qua(thogal). Phần chính yếu thứ hai của Yeshe Lama là nhóm chỉ dẫn cho những vị có căn cơ trung bình để giải thoát trong Bardo lâm chung hoặc Bardo Pháp tính và cũng bao gồm các giải thích phổ quát liên quan đến Bardo tái sinh. Phần chính yếu thứ ba của Yeshe Lama bao gồm những chỉ dẫn mà nhờ đó những vị có căn cơ thấp hơn có thể được giải thoát trong Bardo tái sinh và bao gồm các giáo lý về chuyển di thần thức (phowa) đến một cõi Hóa thân Phật của bản tính (rangzhin tulpa zhingkham).

Tổ Jigme Lingpa viết trong lời ghi cuối của Yeshe Lama rằng Ngài đã cô đọng những điểm trọng yếu của các giáo lý bí mật và thù thắng nhất của Dzogchen thành cuốn cẩm nang hướng dẫn này. Ngài cũng nói đến những trước tác của Tôn giả Longchenpa được biết đến là Bảy Kho Tàng cho những vị mong muốn nghiên cứu giáo lý Dzogchen theo cách thức tỉ mỉ hơn. Tổ Jigme Lingpa sau đó bảo các đệ tử của Ngài rằng Yeshe Lama là một bản sao chứng ngộ và sự hiểu của Ngài, kết tinh tinh túy của cả truyền thống Kahma và Terma và vì thế, họ cần thực hành theo những chỉ dẫn của nó.

Longchen Nyingthig còn có những giáo lý thêm nữa, đặc biệt là một pho giáo lý bổ trợ (gyabcho korliên quan đến Yeshe Lama và được viết bởi Tổ Jigme Lingpa. Điều này bao gồm Giọt Cam Lồ – Những Lời Của Đấng Toàn Tri (Kunkyen Zhal Lung Dudtsi Thigpa), luận giải về một trong những bản văn chỉ dẫnkhẩu truyền căn bản của Longchen Nyingthig gọi là Kệ Kim Cương Về Trạng Thái Tự Nhiên. Tổ Jigme Lingpa cũng viết các bản văn khác về những giáo lý bổ trợ, chẳng hạn Bạch Liên Hoa (Pema Karpo), Thấy Trạng Thái Tự Nhiên Trong Sự Trần Trụi Của Nó (Nay Lug Cher Thong) và Sư Tử Hống(Seng-ge’i Ngaro). Bốn bản văn bổ trợ này trình bày những chỉ dẫn khẩu truyền bổ sung, thứ chi tiết hóa về ý nghĩa của cuốn cẩm nang hướng dẫn đặc biệt Yeshe Lama. Sau này, chúng ta sẽ trở lại một trong số chúng, trong những giáo lý của chúng ta về Sư Tử Hống của Tổ Jigme Lingpa.

 

Nguồn Anh ngữ: Introduction to the Heart Essence of the Vast Expanse, A Dzogchen Terma Cycledo David Christensen chuyển dịch Anh ngữ trong cuốn sách The Fearless Lion’s Roar.

Pema Jyana (Liên Hoa Trí) chuyển dịch Việt ngữ.

Nguyện cát tường!



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giảLongchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[3] Theo Rigpawiki, các Mật điển đặc biệt của dòng Nyingma là ba Nội Mật điển Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga hay Dzogchen. Một vài trong số này xuất hiện trong Kangyur, "Những lời dạy của Phật", nhưng cũng có một tuyển tập riêng, Nyingma Gyubum, "Tuyển Tập Các Mật Điển Nyingma".
Nyingma Gyubum đầu tiên được kết tập bởi Đại Terton Ratna Lingpa (1403-78) sau khi những sự kết tập tương tự được thực hiện vào thế kỷ 14, chẳng hạn Kangyur và Tengyur, đã loại bỏ nhiều Mật điểnNyingma.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn