Lợi Ích Sinh Học Của Tọa Thiền

25 Tháng Hai 201400:00(Xem: 16125)

LỢI ÍCH SINH HỌC CỦA THIỀN

BS. Nguyễn Tối Thiện

Cuộc đời là chuỗi những hạnh-phúc và ưu-phiền. Hạnh-phúc như những cơn gió mát
thoảng qua trong một ngày dài nắng hạn. Làm thế nào để thoát ra khỏi những đau khổ giằn
vật của cuộc đời ? Dĩ nhiên giải đáp tốt đẹp nhứt là vứt bỏ những gì đè nặng lên cuộc sống,
những gì làm tiêu mòn cân-lực và trí não. Điều này thật không phải dễ. Trước hết phải tìm
thấy nguyên-nhân của vấn-đề. Nhưng thường khi không phải chỉ có một nguyên-nhân mà là
nhiều nguyên-nhân chằng-chịt tác động lẫn nhau. Hoặc giả nguyên-nhân nằm sờ ra đó, ai
cũng nhìn thấy, nhưng không thể nào tránh né được. Chẳng hạn thật dễ mà nói : « tại côngviệc
nghề-nghiệp làm cho tôi hao-mòn ». Đổi nghề chăng ? Trong hoàn-cảnh hiện tại thật
không phải dễ đổi nghề hay đổi sở. Hoặc giả « con cái làm cho tôi khổ sở hết sức ». Từ bỏ
con chăng ? Đó là chưa kể tới những bực dọc thường nhật : kẹt xe hàng giờ trên đường phố,
bạn bè cùng sở ganh ghét, chèn ép, một ông chủ khó tánh dòi hỏi …
Điều cần-thiết trước tiên là phải thay-đổi thái-độ, thay đổi cách thức phản-ứng trước
những tình-cảnh điên-đảo, phải điều-chỉnh một cách sâu -sắc những thói quen đã lâu đời gặmnhấm
tác-hại chúng ta. Thói quen đùng đùng nổi giận, la hét chưởi mắng, giằn mâm, giằn
chén. Thói quen lo âu sợ-sệt những việc tưởng-tượng chưa xẫy tới. Thói quen bực-tức ghét bỏ
những gì chạm đến bản-ngã tự-ái của mình. Những thói quen làm vẩn đục cuộc sống, làm
đau-khổ chính mình và những người chung quanh.
Muốn thay đổi một cách sâu-sắc và tận gốc những thói quen tai-hại và cách thức phản
ứng nông-nỗi trước những phiền não của cuộc đời, không có gì hiệu-quả hơn là thực-hành
THIỀN ĐỊNH.

XEM TIẾP: Lợi Ích Sinh Học Của Tọa Thiền PDF

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2017(Xem: 4817)
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6046)
Nếu nói tập yoga chỉ để có sức khỏe thôi thì đó sẽ là một sai lầm lớn, bởi mới đây Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Trụ trì chùa Thanh Quang, Đà Lạt) đã mở ra một trung tâm yoga gọi là Buddha yoga , tức yoga kết hợp với chân lý Phật giáo. Có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới, trong một lớp tập yoga mà học viên sẽ được nghe một vị cao tăng truyền thụ giáo lý nhà Phật! Và có lẽ đây cũng là lớp yoga duy nhất mà học viên không chỉ được khỏe mà quan trọng hơn là được “giác ngộ”!
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 5435)
Hai ngàn sáu trăm năm trước, một nhà minh triết phương Đông – Đức Phật – bảo đừng vội tin, đến nếm thử đi rồi biết! Đến là thực hành. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình thực hành và tự mình cảm nhận. Không thể nhờ ai khác. Rồi Ngài vạch ra một con đường “thoát khổ” cho chúng sanh.
24 Tháng Bảy 2017(Xem: 4271)
29 Tháng Mười 2015(Xem: 16188)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5970)
Qua hơn 20 bài nghiên cứu trước đây, độc giả hẳn còn nhớ, Thiền đi đến đâu đem an lạc hạnh phúc đến đó. Bài nầy sẽ cung cấp các tiết mục cần thiết khác: Tại sao phải dạy thiền cho tù nhân?
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 14001)
Dưỡng khí là cái tối cần thiết cho cơ thể con người, nếu thở ra mà không thở vào coi như mạng sống chấm dứt. Không ăn uống con người có thể sống được vài tuần, nếu thiếu dưỡng khí chỉ trong 5 phút con người sẽ chết ngay. Dưỡng khí rất cần thiết cho nhu cầu cuộc sống con người nhưng chúng ta thường ít lưu ý đến và cũng không biết cách hít thở để có lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể khoẻ khoắn, lành mạnh.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10342)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.