Chương Vii Đạo Nguyên Nói Về “Hữu-thời”

10 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 6849)

Thiền sư PHILIP KAPLEAU
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
BA TRỤ THIỀN
GIÁO LÝ – TU TẬP – GIÁC NGỘ
Nguyên tác: The Three Pillars of Zen
Cập Nhật và Hiệu Đính
theo Ấn Bản Kỷ Niệm Năm Thứ 35 của Nguyên Tác Tiếng Anh

PHẦN III
PHỤ LỤC

Chương VII 
Đạo Nguyên Nói về “Hữu-Thời”

DẪN NHẬP CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

 

Trong những trang trước chúng tôi thường có diệp nhắc đến Thiền sư Đạo Nguyên và tác phẩm hàng đầu của ông, bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (Shobogenzo), cả con người lẫn tác phẩm của ông đáng được viết thành sách. Ở đây chúng tôi chỉ có thể cống hiến vài nét tượng trưng về tác phẩm mà thôi.

Đạo Nguyên Hy Huyền (Dogen Kigen), còn gọi là Đạo Nguyên Vĩnh Bình (Dogen Eihei) theo tên ngôi chùa của ông, chùa Vĩnh Bình (Eihei-ji), sống từ năm 1200 đến năm 1253 và có lẽ một tâm linh sáng chói nhất mà Phật giáo Nhật bản đã sản sinh. Mặc dù người ta cho rằng Đạo Nguyên đã mang giáo lý tông Tào Động từ Trung quốc về Nhật bản, rõ ràng dường như ông không bao giờ có ý định lập một phái Thiền Tào Động như thế, mà đúng hơn ông đã nuôi đưỡng một thứ Thiền tổng hợp đặt căn bản trên giáo lý của Phật Thích-ca Mâu-ni. Thực tế, ông làm nản lòng tất cả những cách xếp loại có tính chất tông phái hoặc Tào Động, Lâm Tế hay Hoàng Bá (Obaku), hoặc các phạm trù rộng hơn như Tiểu thừa hay Đại thừa.

Thực là sai lầm khi mô tả Đạo Nguyên như một “nhà biện chứng tinh tế,” dù ông có tính cách triết gia hơn là Thiền sư. Như là một bậc thầy có tâm hồn cao cả đã sống sâu xa những gì mình dạy, Đạo Nguyên đã tìm thấy con đường giải thoát con người khỏi sự xiềng xích của tham, sân, si bằng cách dạy cho họ làm thế nào để sống một cuộc sống có ý nghĩa đích thực, đặt căn bản trên Đạo của Phật và không thiết lập một hệ thống tư tưởng suy lý. 

Bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng gồm 95 quyển, được viết suốt khoảng thời gian 25 năm, nhưng chỉ hoàn thành trước khi Đạo Nguyên mất một thời gian ngắn. Trong đó Đạo Nguyên bàn đến những điều đơn giản và thế tục như cách thực hiện đúng những phận sự vệ sinh trong đời sống tự viện cũng như các vấn đề siêu hình cao độ như mối tương quan giữa thời gian và hữu thể đối với sự tu-ngộ. Toàn bộ cách thức diễn đạt của Đạo Nguyên thực độc đáo và chắc chắn là do phẩm chất giác ngộ của ông, nhiều người tin là một trong những giác ngộ triệt để nhất của Phật giáo Nhật bản, cũng như do tâm hồn sáng tạo cao độ, sáng chói tự nhiên của ông. Trong giới hiểu biết Thiền, người ta nói rằng những phần thâm áo nhất trong Chánh Pháp Nhãn Tạng là núi Everest của Phật giáo Nhật bản và ai muốn leo lên tận đỉnh phải mở con mắt ngộ đầy đủ và người leo muốn đặt chân chắc chắn trên ấy cũng phải đạt nhiều năm nỗ lực.

Để người đọc có một khái niệm nào đó về bút pháp và chiều kích bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng của Đạo Nguyên, chúng tôi xin giới thiệu ở đây một doạn trích ở quyển 11 nhan đề “Hữu-Thời,” có lẽ là phần thâm áo nhất của bộ sách. Chúng tôi tin rằng đoạn trích này gồm suýt soát một phần ba của phẩm ấy, đặc biệt vén mở cho những người học Thiền sống trong thế kỷ 20 có khuynh hướng khoa học, một cách độc đáo về ý nghĩa của thời gian và vũ trụ. Hơn nữa nó còn làm sáng tỏ nội kiến của Đạo Nguyên về thời gian và hữu thể đã được ông hướng nội nhận ra qua tọa thiền ở thế kỷ 13 và những cái nhìn của các nhà vật lý vi mô và vĩ mô về thời gian và không gian họ đã đạt đến qua các nguyên tắc và phương pháp khoa học, đã song hành với nhau đến một mức độ đáng kể. Song sự khác biệt, sự khác biệt có tầm quan trọng sâu xa, là hậu quả mà các nội kiến này tác động lên những người này. Nhận thức của Đạo Nguyên là một khám phá về Đại Ngã đã giải thoát ông khỏi những lo âu cơ bản của kiếp nhân sinh, đem lại cho ông sự tự do và an tĩnh bên trong và sự vững chắc có tính chất đạo đức sau xa. Nhưng cho đến hiện tại, người ta có thể thấy ngay lúc này, không có một sự tiến hóa nội tại nào như thế theo sau sự cống hiến của các khám phá khoa học ấy.

Xin lưu ý, không nên đọc đoạn trích này như đọc các đoạn văn siêu hình trừu tượng. Đạo nguyên không suy lý về các tính chất của thời gian và hữu thể mà chỉ nói đến kinh nghiệm sâu xa nhất của ông về thực tại mà thôi. Mối quan tâm vượt mức của ông luôn là tu và ngộ là dẫn dắt độc giả nhận ra chân lý của chính mình và vũ trụ. Điều này đã được ông tuyên bố rõ ràng trong cuốn Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (Fukan Zazengi), trong đó ông khuyên: “Các ông phải tự mình chấm dứt mối liên hệ với những biện luận về Phật giáo và, thay vào đó, hãy học làm cách nào nhìn thấy tâm mình ở chốn an cư.”

 

 

HỮU THỜI

 

Một Thiền sư xưa(1) nói: “Hữu-thời đứng trên đỉnh cao chót vót và dưới sâu tận cùng đáy biển, hữu-thời là ba đầu và tám cùi chỏ, hữu-thời là độ cao 16 hay 18 bộ, hữu-thời là tích trượng của ông tăng, hữu-thời là cây phất tử(2), hữu thời là cái lồng đèn bằng đá, hữu-thời là Ất, hữu-thời là Giáp, hữu thời là trái đất, hữu-thời là bầu trời.”

“Hữu-thời” có nghĩa thời là hữu. Mọi vật hiện hữu là thời, tượng vàng 16 bộ là thời. Vì nó là thời nên có thời lượng. Ông phải biết rằng nó là 12 giờ(3) của “bây giờ.” Ba đầu và tám cùi chỏ là thời. Vì nó là thời nó chỉ có thể đồng nhất 12 giờ này chính giây phút này. Dù chúng ta không đo lường 12 giờ như là dài hay ngắn, chúng ta vẫn [độc đoán] gọi chúng là 12 giờ. Dấu vết của con nước xuống và sự tuôn chảy của thời gian, thực hiển nhiên đến độ chúng ta không nghi ngờ gì, song mặc dù không nghi ngờ gì, chúng ta không nên kết luận rằng chúng ta hiểu chúng. Con người có thể thay đổi, có lúc họ hỏi những điều họ không hiểu, nhưng có lúc họ không còn hỏi những điều ấy nữa, như vậy cái hỏi trước không luôn luôn trùng với cái hỏi hiện tại. Một cái hỏi duy nhất trong kỳ hạn của nó là thời.

---------------------------------------

(1) Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiêm (H.: Yueh-shan Wei-yen, Nh.: Yakusan Igen), một Thiền sư Trung quốc đời nhà Đường, môn đệ của Thạch Đầu Hy Thiên (H. Shih-t’ou Hsi-ch’ien, Nh. Sekito Kisen).

(2) Phất tử (Hossu) còn gọi là phất trần, các sư ngày xưa dùng để ruồi muỗi.

(3) Tức ngày đêm 12 giờ theo Âm lịch, tương đương với ngày đêm 24 giờ Dương lịch.

 

Con người tự đặt định mình và phân tích sự đặt định này như là thế giới. Ông phải nhận thức rằng vạn vật, vạn hữu trong toàn thể thế giới là thời. Không vật nào cản trở vật nào cũng như không thời nào ngăn ngại thời nào. Như thế phương hướng ban sơ của mỗi tâm khác nhau hướng về chân lý thì hiện hữu trong cùng một thời, và đối với mỗi một tâm cũng có giây phút khởi đầu theo phương hướng hướng về chân lý. Nó không khác với tu-ngộ.

 Con người tự đặt định mình và ngắm nghía sự đặt định ấy [như là thế giới]. Mà con người là thời thì cũng giống như thế, không thể chối cãi được. Người ta phải chấp nhận rằng có hàng triệu vật thể và mỗi vật thể, một cách riêng rẽ, là toàn thể thế giới. Đây là chỗ khởi đầu của học Phật. Khi một người đến chỗ nhận ra sự kiện này, [người ta nhận thức rằng] mọi sự vật, sinh vật là cái toàn thể, dù cho tự chúng không nhận ra như vậy. Vì không có thời nào khác hơn thời ấy, mà mọi hữu thời là toàn thể của thời. Mỗi thời điểm bao hàm mọi hữu thể và mọi thế giới.

Chỉ xem xét có hay không có các hữu thể tư duy hay thế giới tư duy thì không bao gồm trong thời hiện tại này. Nếu ông là người thường không biết Phật giáo, khi nghe nói chữ aru-toki (4) chắc chắn ông hiểu rằng [chúng có nghĩa là “có khi”], có lúc hữu hiện ra ba đầu và tám cùi chỏ. Có lúc hữu là độ cao 16 hay 18 bộ, có lúc tôi lội qua sông và có lúc tôi băng qua núi. Ông có thể nghĩ rằng núi và sông là những vật thể của quá khứ, rằng tôi đã bỏ lại phía sau và bây giờ tôi đang sống trong tòa cao ốc nguy nga này. Chúng cách xa tôi như trời cách xa đất.

Song sự thật có phía bên kia. Khi tôi leo núi và vượt

 

---------------------------------------------

(4) Từ ghép Hán ngữ này có thể đọc theo lối Nhật là aru toki có nghĩa là “có lúc” hay theo nghĩa sâu hơn đọc là U-ji tức là Hữu-thời.

 

sông tôi đã là [thời]. Thời phải cần với tôi. Tôi luôn luôn , thời không thể rời tôi. Khi người ta không xem thời như là hiện tượng rút xuống và tuôn chảy, thời tôi leo núi là giây phút hiện tại của hữu-thời. Khi người không nghĩ thời như đến và đi, thì giây phút này là thời tuyệt đối đối với tôi. Lúc tôi leo núi và vượt sông, tôi không kinh nghiệm thời tôi ở trong cao ốc này ư? Ba đầu và tám cùi chỏ là thời của ngày hôm qua, độ cao 16 hay 18 bộ là thời của hôm nay. Nhưng “hôm qua” và “hôm nay” có nghĩa là thời một người đi thẳng vào núi và thấy một vạn đỉnh núi (5). Nó không bao giờ qua mất. Ba đầu và tám cùi chỏ chỉ là hữu-thời của tôi. Nó dường như là của quá khứ nhưng nó là hiện tại. Độ cao 16 hay 18 bộ là hữu-thời của tôi. Nó tựa như đang đi qua nhưng nó là bây giờ. Như thế tùng là thời mà trúc cũng là thời.

 Đừng xem thời như là chỉ bay đi, đừng nghĩ bay đi như là chức năng duy nhất của thời. Đối với thời, bay đi ắt có ly biệt. Bởi vì ông tưởng rằng thời chỉ có đi qua nên ông không biết chân lý của hữu-thời. Tóm lại, mọi hữu trong toàn thể thế giới là một thời riêng trong nhất phiến.Vì hữu là thời, tôi là hữu-thời của tôi. Thời có tính đi qua, chẳng hạn, từ hôm nay đến ngày mai, từ hôm nay đến hôm qua, từ hôm nay đến hôm nay, từ ngày mai đến ngày mai. Bởi vì đi qua là đặc tính của thời, nên thời hiện tại và thời quá khứ không chèn lên nhau hay ra vào nhau. Nhưng Thanh Nguyên là thời, Hoàng Bá là thời, Giang Tây(6) là thời, Thạch Đầu là thời.(7) Vì ông và tôi là thời, tu-ngộ là thời.

---------------------------------------

 (5) Nên hiểu “một vạn đỉnh núi” theo nghĩa tượng trưng là vô số các hoàn cảnh và hoạt động đa biến của cuộc sống hàng ngày.

(6) Giang Tây (Kosei) chỉ Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất.

(7) Có lẽ ý Đạo Nguyên muốn nói ở đây là các Thiền sư Trung quốc, mặc dù đã qua đời từ lâu, song vẫn còn hiện hữu trong tính phi thời gian của thời.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10269)
Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh cũng như vậy.
25 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11122)
"BÂY GIỜ ĐẠI THIỀN SƯ đã nhập diệt, chúng ta chỉ còn lại những câu chuyện. Và, may mắn thay, cuốn sách này là hiện thân như ngài còn sống, cho những ai chưa từng có cơ hội gặp được ngài. Qua các trang sách này, nếu bạn lưu tâm suy gẫm và để cho chúng thấm sâu vào tâm hồn bạn, bạn sẽ thực sự thấy ngài trong lời khai thị mà mình không thể bắt chước được và có lẽ quan trọng hơn nhiều, đó là niềm mong mỏi của ngài, bạn sẽ gặp lại chính mình."
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14419)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5954)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy. Cho nên, nhìn thấy "cái thấy không thể thấy" thì chân tính sẽ hiện ra. Bản tính của cái thấy là vô sinh, nên "cái thấy sinh nẩy" là không có. Cũng không có sự thực hữu của tính, mà cái thấy chân thực thì không thay đổi, cho nên mới nói: thấy tính một cách chân thực.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 13343)
Phương pháp của Thiền là cắt đứt con đường nói năng và dập tắt khung trời khái niệm trong đó ý thức cứ tiếp tục tư duy và đi tìm kiếm những ý niệm để cố gắng tìm hiểu thực tại (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). Ngôn ngữ đạo đoạn là cắt đứt con đường ngôn ngữ. Tâm hành xứ diệt nghĩa là dập tắt vùng trời của sự suy tư bằng khái niệm, đừng để tâm ý đi tìm những ý niệm: có-không, sanh-diệt,…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 15462)
Đạo Phật nước Việt Nam chúng ta ngày nay có hai pháp môn tu chính là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông. Hai pháp môn Thiền và Tịnh cùng xuất phát trong hệ kinh tạng Đại Thừa, nói có hai pháp môn nhưng cùng cứu cánh cùng đi đến thành quả là hết khổ đau sanh già bệnh chết cho chính mình và cho mọi người.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9104)
Từ khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma qua trung quốc truyền tâm ấn đạo lý giác ngộ theo truyền thuyết thì sơ Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền cho vị đệ tử kế thừa là ngài Thần Quang Huệ Khả bộ kinh Lăng-già tâm ấn. Nhưng phải chờ đến hơn ba trăm năm sau và qua sáu vị Tổ thì đạo giác ngộ mới nở hoa kết trái. Tuy nhiên hạt giống của Tổ Bồ-đề-đạt-ma gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng-già nhưng nở hoa kết trái lại là kinh Kim cang. Tại sao lại có sừ sai biệt như vậy, dù rằng cả hai bộ kinh đều do Như Lai Thế Tôn thuyết giảng.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 13402)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, tuyệt vời. Tôi có nhiều cơ duyên với ngài... ngay cả từ thời rất là thơ trẻ, khi còn ở trong nước và khi chỉ mới đọc các bài báo sơ sài về ngài. Đất nước Tây Tạng và vị lãnh đạo này là một thế giới kỳ bí, không chỉ vì xa xôi cách biệt nhưng cũng vì niềm tin của dân tộc này rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là hóa thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát.
22 Tháng Chín 2014(Xem: 11869)
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 8825)
Đại Sư tên là Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sinh ra ngài nhằm giờ tý, ngày mùng tám tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12. Khi ấy, hào quang từ nhà ngài chiếu sáng lên không trung, mùi hương lạ tỏa lan khắp nhà.