Thiền Vô Niệm

04 Tháng Năm 201508:40(Xem: 11222)
DAISETZ TEITARO SUZUKI
Đỗ Đình Đồng dịch
THIỀN VÔ NIỆM
(Luận Giải Lục Tổ Đàn Kinh)
Nguyên tác: The Zen Doctrine of No-Mind
Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki
Pháp dịch: Hubert Benoît
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng

 Ghi Chú:

thien vo niem cover Frthien vo niem cover EnBản dịch tiếng Việt “Thiền Vô Niệm” này đã được chúng tôi thực hiện vào năm 1987 từ bản văn tiếng Pháp “Le Non-Mental Selon la Pensée Zen” do Hubert Benoît dịch từ nguyên tác tiếng Anh, “The Zen Doctrine of No Mind” của cố Tiến sĩ D. T. Suzuki.

Đến năm 1988, khi được phép rời Việt Nam sang định cư ở Hoa Kỳ, chúng tôi đã gửi bản thảo viết tay cho một đạo hữu thân tín cất giữ. Vì bận rộn ở một môi trường sống mới hoàn toàn khác với quê nhà, chúng tôi đã quên bẵng bản thảo này trong một thời gian dài. Mãi cho đến tháng 4 năm 2014, khi chúng tôi và vị đạo hừu thân tín có dịp liên lạc lại được với nhau, vị đạo hữu ấy đã gửi lại cho chúng tôi tập bản thảo ấy mà bây giờ chúng tôi đánh máy thành file và hiệu đính theo nguyên tác tiếng Anh – vì vào thời điểm dịch tập sách này chúng tôi không thể tìm được nguyên tác. Bản văn nguyên tác tiếng Anh hiện tại chúng tôi dùng để hiệu đính là “The Zen Doctrine of No Mind” của tác giả cố Tiến sĩ Suzuki đã được Christmas Humphreys hiệu đính và do nhà xuất bản Samuel Weiser Inc. ấn hành vào năm 1977 ở New York, Hoa Kỳ.

Frederick, Thu 2014

Đỗ Đình Đồng

SuzukiCố Tiến sĩ Daisetz Teitaro Suzuki, Giáo sư Triết học Phật giáo của Đại học Otani, Kyoto, Nhật Bản, sinh năm 1870 và mất năm 1966. Có lẽ ông là người có thẩm quyền nhiều nhất về Phật giáo Thiền. Những tác phẩm chính của ông bằng Anh ngữ về đề tài Phật giáo có khoảng hai mươi quyển hay nhiều hơn, và những tác phẩm của ông bằng tiếng Nhật mà Tây phương chưa được biết đến, ít ra cũng có đến mười tám quyển. Hơn nữa, như thư mục biên niên các sách về Thiền bằng Anh ngữ cho thấy, ông là bậc thầy tiền phong về đề tài này bên ngoài nước Nhật, ngoại trừ quyển Religion of Samurai (Luzac and Co., 1913) của Kaiten Nukariya, người ta không biết gì về Thiền như là kinh nghiệm sống, trừ những độc giả của tập san có định kỳ ba tháng The Eastern Buddhist (1921-1939), cho đến khi tập Essays in Zen Buddhism, 1st Series  của ông xuất bản vào năm 1927.

Christmas Humphreys 

  

Mục Lục (Xem chi tiết online cột bên trái)

Lời người dịch  
Tựa của Bản dịch tiếng Pháp 
1. Huệ Năng và Thần Tú   
2. Giáo Pháp của Huệ Năng 
3. Thấy Tánh, Định, và Huệ 
4. Thiền Vô Niệm hay Vô Tâm 
5. Thiền và Luân Lý 
6. Giải thích Giáo lý của Huệ Năng  
7. Sự Phát Khởi của Bát-nhã Vô Niệm 

pdf_download_2
Thiền Vô Niệm (Đỗ Đình Đồng dịch Việt)

Cùng Người Dịch: (Xem Online): http://dieungu.org/author/post/200/1/do-dinh-dong
Đã dịch:
Góp Nhặt Cát Đá  Thiền sư Muju
Ba Trụ Thiền  Philip Kapleau
Thiền Vô Niệm  D. T. Suzuki
Tiếng Sáo Thép  Thiên Khi Như Huyễn
Dạo Bước Vườn Thiền  Đỗ Đình Đồng
Milarepa, Con Người Siêu Việt Rechung/Lobzang Jivaka
Gửi Lại Trần Gian Jetsun Milarepa
Đạo Ca Milarepa  Jetsun Milarepa
Du-già Tây Tạng, Giáo Lý & Tu Tập  Garma C. C. Chang
Sáng Tỏ Tâm Bình Thường  Dakpo Tashi Namgyal
Tánh Không trong Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng  Thrangu Rinpoche
Trung Luận & Hồi Tranh Luận  Bồ-tát Long Thọ
Chiếc Xe Giải Thoát đến Trụ Xứ Kim Cương  Shakya Rinchhen
Đang dịch:
Luận Phật Tánh (Uttara Tantra)  Di Lặc & Vô Trước
Tặng:
Đạo hữu Diệu Nhiên,
người đã cẩn thận cất giữ
bản thảo viết tay của tập sách này
trong suốt hai một phần tư thế kỷ.



ĐỌC THÊM:
Thiền Và Pháp Môn Vô Niệm - Luận Giải Về Pháp Bảo Đàn Kinh Của Lục Tổ Huệ Năng (Thích Nhuận Châu)

Xem thêm bản dịch của ni sư Thuần Bạch:

VÔ NIỆM (Pháp Bảo Đàn Kinh) DT. Suzuki - Thuần Bạch biên dịch (PDF) (THuần Bạch)






 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Chín 2015(Xem: 11844)
Phật pháp có thiên kinh vạn quyển để hiển bày Tâm hay tánh Không của vạn pháp, để hướng dẫn con người giác ngộ, giải thoát. Giải thoát tức là ngộ ra sự trói buộc là không có thực chất, không có thật, chứ không phải là xưa nay bị trói buộc rồi bây giờ mới tìm cách thoát ra. Ngã, Pháp đều không, thì ai bị trói buộc, có cái gì trói buộc ?
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6931)
Đây là hai vấn đề được thảo luận rất nhiều trong triết lý, cả Tây lẫn Đông. Chỉ nghiên cứu phần hiện tượng là Hiện tượng học (Phenomenology) của triết gia Husserl mở đầu cho các loại triết lý hiện sinh sau này (Existentialism).
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 9139)
Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
20 Tháng Năm 2015(Xem: 5917)
Tiểu luận này của Đạo Nguyên nhằm phản đối quan niệm sai lầm rằng bản tánh của những sự vật như là tánh không thì chống đối lại hay loại trừ những hình tướng của những sự vật, hay hiện hữu tương đối.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14691)
Đây là một quyển sách nhỏ "Tranh Chăn Trâu Ngẫu Hứng" do Sư Cô Thích Nữ Thuần Quán ghi lại từ những cảm xúc trong tu tập.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7622)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115495)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 5976)
Bất lập văn tự ở đây chẳng có nghĩa là hoàn toàn không dụng đến ngôn từ , chữ nghĩa như nhiều người thường nhận lầm, hiểu lầm qua cách định nghĩa từng lời, từng chữ một cách máy móc và giản đơn. Phải hiểu cách rốt ráo, rằng Tông chỉ của Ngài Bồ-đề Đạt-ma không ràng buộc vào ngôn ngữ, chữ nghĩa