Thiền Và Bát Nhã

10 Tháng Mười 201000:00(Xem: 32222)

THIỀN VÀ BÁT NHÃ
Daisetz Teitaro Suzuki
Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Nhà xuất bản Phương Đông

thienvabatnha-bia

MỤC LỤC
Tựa tái bản
DẪN VÀO TÂM KINH BÁT-NHÃ
I. CÁC TRUYỀN BẢN PHẠN VĂN
II. LƯỢC CHÚ VĂN NGHĨA
1. Hành thâm Bát-nhã:
2. Chiếu kiến ngũ uẩn giai không:
3. Độ nhất thiết khổ ách:
4. Thị chư pháp không tướng bất sinh bất diệt:
5. Dĩ vô sở đắc cố:
6. Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.
III. ẢNH HƯỞNG TÂM KINH VÀ MẬT GIÁO
THIỀN LUẬN NĂM
Ý NGHĨA CỦA TÂM KINH BÁT-NHÃ TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

I. PHẠN VĂN TÂM KINH BÁT-NHÃ VÀ HÁN DỊCH
1. Bản Devanāgarī
2. Bản phiên âm Latin
3. Hán dịch của Huyền Trang
II. BÁT-NHÃ TÂM KINH VIỆT DỊCH
1. Việt dịch theo bản Anh của Suzuki
2. Việt dịch theo bản Hán của Huyền Trang
PHỤ LỤC 1
1. Bản phiên âm Phạn-Hán.
2. Hán dịch của Cưu-ma-la-thập.
3. Việt dịch theo bản Hán của Cưu-ma-la-thập.
III. PHÂN TÍCH TÂM KINH
IV. TÂM KINH VÀ BIỂU HIỆN TÂM LÝ CỦA KINH NGHIỆM THIỀN
PHỤ LỤC 2
TÂM KINH QUẢNG BẢN - PHẠN VĂN VÀ HÁN DỊCH
I. PHẠN VĂN
A. Bản Devanāgarī (Mahāyānasūtra-saṁgraha I 98)
B. Phiên âm Latin
II. CÁC BẢN HÁN DỊCH
1. Taishō No 252.
2. Taishō No 253.
3. Taishō No 254.
4. Taishō No 255.
5. Taishō No 257.
PHỤ LỤC 3
NGUỒN THAM CHIẾU
1. Đại Bát-nhã, Huyền Trang, quyển 403, phần II, phẩm 3 “Quán chiếu”
2. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh.
3. Đại trí độ quyển 36, phẩm 3 “Tập tương ưng”.
THIỀN LUẬN SÁU
TRIẾT HỌC VÀ TÔN GIÁO TRONG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

I. ĐẠI CƯƠNG
II. TRIẾT HỌC TRONG BÁT-NHÃ
1. Bát-nhã: Nguyên lý chi đạo.
2. Bát-nhã: thí dụ đôi cánh chim và cái ghè.
3. Bát-nhã: mẹ của chư Phật và Bồ-tát
4. Bát-nhã = Chính giác = Nhất thiết trí
5. Bát-nhã: Như thật Tri kiến.
6. Bát-nhã và Tính Không.
7. Bát-nhã và Như Huyễn.
8. Bát-nhã và Trực quán.
9. Bát-nhã như là Bất khả đắc và Tương đối tính.
10. Bát-nhã và Phản lý.
11. Vô sở đắc và Vô thủ trước.
12. Thực tại như được nhìn từ bên kia.
13. Bát-nhã trong tay các Thiền sư.
II TÔN GIÁO CỦA BÁT-NHÃ
1. Môi trường hoạt dụng của Bát-nhã.
2. Upāya, Phương tiện Thiện xảo.
3. Bồ-tát và Thanh văn.
4. Quán Không bất chứng.
5. Một vài Đối nghịch quan trọng.
a. Bát-nhã trí hay Nhất thiết trí đối Đại bi hay Phương tiện.
b Tu Thiền định (dhyāna) không thọ quả Thiền.
c. Bồ-tát đối Thanh văn.
d. Thực đối huyễn.
e. Bát-nhã đối phân biệt
III TỔNG YẾU

Mạc-hạ-diên, mà phương Tây gọi là sa mạc Gobi, sách xưa gọi là Sa hà, một bãi cát mênh mông, dài trên 800 dặm, nối liền hai nền văn minh tối cổ của nhân loại; trên không chim bay, dưới không thú chạy; cỏ không, nước cũng không, Huyền Trang một mình một bóng, đã vượt qua khỏi đoạn đường đầy kinh sợ và thường xuyên làm nản lòng những người kiên cường nhất, duy chỉ bằng vào lời kinh “Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh

Trước đó, khi Pháp sư còn ngụ tại chùa Không huệ, Ích châu, có gặp một thầy tăng bịnh hoạn, ghẻ chóc; thân mình hôi hám, y phục rách rưới bẩn thỉu. Huyền Trang động lòng trắc ẩn, dẫn vào chùa, cho y phục và lương phạn. Thầy tăng bịnh ấy hình như hổ thẹn, bèn trả ơn bằng cách dạy Pháp sư học thuộc bài kinh Bát-nhã ngắn gọn này.[1]

Khi vượt sa mạc đầy kinh sợ, với những hình bóng ma quái chập chờn, với ác quỷ kỳ hình dị trạng chợt hiện trước mặt, hoặc đuổi theo sau lưng. Trong những lúc kinh hãi cùng cực, Pháp sư niệm danh hiệu Bồ-tát Quán thế âm. Nhưng vẫn không đuổi đi được bọn quỷ ma ám ảnh. Nhớ lại bài kinh ngắn mà thầy tăng ghẻ chóc đã dạy cho lúc trước, Pháp sư bèn cất tiếng tụng niệm. Lạ lùng thay, mọi hình tượng quái dị biến mất. Quả thật đúng như lời kinh, “… chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.” Có lẽ, như kinh nói, “… Bồ-tát y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng…”...





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6628)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6049)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5279)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5796)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6030)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7705)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6309)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể