Nhặt lá rừng xưa 2

14 Tháng Mười Hai 201504:00(Xem: 13252)


Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

Lời Nói Đầu 

nhat la rung xua 2Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ.

Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc. Thỉnh thoảng có một số pháp thoại liên hệ kiến thức giáo pháp truyền thống cần phải bổ sung. Cũng có một số lại liên quan đến tư tưởng Tịnh Độ, Mật tông, Thiền Tông hoặc các luận của chư Tổ mà tôi trích dẫn, cốt để cho mọi người thấy rõ - trong chừng mực sâu cạn thế nào đó - sợi chỉ đỏ xuyên suốt, không kể Bắc, Nam vẫn tồn tại một tinh yếu chung của đạo giác ngộ. Dĩ nhiên, do y cứ nơi sự thực, nơi như thực (thực tánh pháp) nên tôi đã không tránh khỏi phải nói ra những lầm lẫn, những ngộ nhận hoặc một số sai lầm trong một số “tư tưởng phát triển” khi so sánh với các Nikāya, là lời dạy gần với nguyên thuỷ nhất của đạo Phật.

Như tập Nhặt Lá Rừng Xưa I, là những bài viết được rút ra từ trang dieungu.org và huyenkhongsonthuong.net – thì Nhặt Lá Rừng Xưa II này là kết tập, sắp xếp lại những pháp thoại và những câu trả lời liên hệ trong ba tháng An Cư vừa rồi đều đã được đăng trong 2 trang Web. kể trên. Nó gồm 36 pháp thoại và 10 bài trả lời câu hỏi của chư độc giả.

Bao giờ cũng vậy, ngón tay để chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng; tất cả mọi khái niệm nhằm chỉ thực tánh pháp,; và khi thực tánh pháp đã thấy rồi thì mọi khái niệm đã làm xong sứ mạng của nó. Kẻ chấp vào ngón tay, chấp vào khái niệm sẽ không bao giờ thấy mặt trăng, không bao giờ thấy thực tánh pháp.

 

Mai Trúc Am, Thu 2015

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

(Mahāthera Sīḷaguṇa Bhikkhu)  

Xem thêm hình ảnh:
Hình ảnh chư Tăng Ni và chúng điệu mùa An cư năm 2015
Hình ảnh khất thực (trì bình) trên đường phố cố đô Huế 
Đại Lễ Dâng Y Hoàng Gia Thái Lan ngày 30-31/10/2015.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10299)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9573)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9413)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8599)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8802)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9789)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8708)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8789)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8154)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?