Thiền theo cách phật dạy sẽ đi đến giải thoát

05 Tháng Mười Hai 201408:00(Xem: 11348)
THIỀN
Theo Cách Phật Dạy Sẽ Đi Đến Giải Thoát
Thiền sư Ajahn Brahm - Người dịch:Lê Kim Kha
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 2014

Về quyển sách này

AjahnBrahm
Tỳ Kheo Ajahn Brahm
Kính gửi các Tăng Ni, những Phật tử, và độc giả gần xa:Người dịch rất tâm đắc với quyển sách này của thiền sư Ajahn Brahm. Trước nhất, đây là một quyển sách rất hay, rất thực dụng, và rất sâu sắc. Vị thiền sư nổi tiếng luôn-mỉm-cười này đã trình bày một cách bài bản tất cả những bước thiền tập giúp cho người thiền dễ học hiểu, thực hành để đi đến những kết quả nhanh hơn của thiền. Phần căn bản này là rất quan trọng nên thiền sư đã giảng giải và lặp đi lặp lại nhiều lần trong quyển sách, theo kiểu những công-thức cần phải hoàn thành, và những cách thức đó cũng được giảng giải rất sâu sắc về mặt nguyên-lý và nguyên-nhân để giúp cho việc hoàn thành các bước đó.

Ngoài phần các bước và phương pháp thực hành thực dụng đó, quyển sách cũng chứa đựng những triết-lý về thiền học đầy tính kinh điển với những trích dẫn xác đáng và rõ rệt từ trong Ba Tạng Kinh của Phật giáo Nguyên thủy ghi lại những lời dạy về tính triết lý của thiền và sự thực hành thiền. Nói đúng ra, những hướng dẫn về thiền tập trong quyển sách này được dẫn dắt dựa trên nền tảng triết lý về thiền-học và thiền-tập do chính Đức Phật lịch sử đã giảng dạy. Tức là, những bước thực hành thiền [và đối trị chướng ngại] đều dựa vào tính hợp-lý và tính khoa-học nhằm giải quyết từng vấn đề một cách rốt ráo. Đó là tính khả-dụng và khả-thi của một con đường Đạo.

Quyển sách đề cao con đường Thiền Phật giáo với mục tiêu dần dần đạt được sự tĩnh-lặng có chú tâm và trí-tuệ minh sát. Thiền vốn luôn gồm có hai phần định [samadhi] và tuệ [panna], chứ thực ra không có loại thiền nào có thể đứng riêng một mình là Thiền định [samatha] hay Thiền tuệ minh sát [vipassana]. Đó chỉ là những cách phân biệt mà sau này người ta đã cố ý tách rời ra thành những pháp môn tu tập khác nhau ở những xứ sở khác nhau trong nền Phật giáo thế giới. Độc giả sẽ tự mình đọc thấy những luận điểm quan trọng này từ cách giảng giải và trích dẫn kinh điển xác thực của vị thiền sư.

Thực ra chúng ta đều đã biết Đức Phật đã từng tuyên dạy rõ ràng: “Không có thiền định nào không có trí tuệ. Không có trí tuệ nào không có thiền định. Nếu ai có cả thiền định và trí tuệ.

Người ấy đang đứng gần bên Niết-bàn”. Lời dạy nổi tiếng của Đức Phật đã được lưu truyền và công nhận trong nhiều trường phái và nhánh phái Phật giáo trên thế giới, nhưng chúng ta cũng chẳng hiểu tại sao đến tận bây giờ vẫn còn khá nhiều nhánh phái vẫn tiếp tục bảo thủ và bàn cãi nhiều về những điều như: “thiền định và thiền minh sát là khác nhau”; “thiền định không phải là thiền Phật giáo; thiền Phật giáo là trí tuệ nên chỉ có tu tập thiền tuệ minh sát mới là đúng đắn, và không cần thiền định”; hoặc có nơi nhất nhất chủ trương tu tập “thiền minh sát ‘khô’”...Vì vậy, có lẽ chúng ta sẽ học được nhiều điều từ quyển sách này, và tự rút ra những gì mình có thể đặt niềm tin xác đáng vào đó, và từ đó tìm cho mình một đường lối thiền tập đúng đắn. Điều đó hoàn toàn tùy vào sự suy xét, học hiểu, và thử nghiệm của quý Tăng Ni và độc giả. Người dịch hy vọng rằng, hầu hết chúng ta chắc chắn sẽ chọn những cách tu hành và phương pháp thiền tập nào mà mình đã suy xét và tin tưởng đó đúng là cách tu hành và là lời truyền dạy của chính Đức Phật lịch sử. Bởi vì, như một câu nói quý vị sẽ đọc: “cốt lõi của đạo Phật là nằm ở chỗ sự giác-ngộ của Đức Phật lịch sử.”

Trong quyển sách, tác giả và người dịch xưng hô với độc giả bằng danh từ chung là “bạn”, có nghĩa cùng là đạo-hữu, cùng là Phật tử, bạn tu, trong đó bao gồm cả những bậc Tăng, Ni xuất gia đáng kính. Phần giải thích và chú thích thêm trong ngoặc vuông [...] là của tác giả. Các từ và ngữ đồng-nghĩa trong ngoặc vuông [...] là của người dịch. Một số chú thích và giải thích khác và trong ngoặc đơn (...) là của người dịch.

Nếu quý thầy và quý vị độc giả có góp ý về quyển sách, xin vui lòng liên hệ theo điện thoại hoặc email đã ghi ở trang trước. Chân thành cảm ơn.

Cầu mong cho nhiều người trong chúng ta tìm thấy những bước đường tu tập đúng đắn và phù hợp với mình để mau tiến đến ngày được giải thoát khỏi cái vòng sinh tử vô định.

 
Nha Trang, cuối năm 2014
giao thừa Tết Giáp Ngọ (PL 2557)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7337)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13263)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9431)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9668)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8708)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11765)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10242)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6255)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9621)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 16258)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”