Giới Thiệu

19 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 13681)

Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức 
THẾ THÂN BỒ TÁT

CU XÁ LUẬN TỤNG LƯỢC THÍCH I

Nguyên tác Nhật ngữ: Trai Đằng Duy Tín - Bản dịch Hán Văn: Huệ Viên Cư Sĩ 
Bản dịch Việt Văn: Học Tăng Lớp Chuyên Khoa Phật Học Viện Trung Phần 
Biên tập: Thích Phước Viên - Ban Tu Thư Phật Học 2546 - Nhâm Ngọ

Giới thiệu (1)
(Ấn bản 2546)

Bản dịch này được thực hiện do học tăng Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức Nha trang, cách đây đúng 30 năm. Bấy giờ chỉ mới dịch xong phần đầu. Cuối niên học đó, là thời gian được dự định để dịch tiếp phần còn lại. Nhưng vì chiến sự miền Trung đến hồi kịch liệt, học tăng phải tạm nghỉ học để làm các công tác cứu trợ cho các khu đồng bào tản cư vì chiến tranh. Một thời gian ngắn sau đó, Phật học viện cũng đóng cửa. Ban đầu, ngỡ là tạm thời, nhưng không ngờ lại là vĩnh viễn. 

Cho đến nay, khi nhìn lại, mới thấy chương trình Phật học viện hồi đó thật sự quá cao. Đọc bản dịch này, các vị sẽ thấy, tuy chỉ mới năm thứ nhất Cao đẳng dang dở, mà học tăng đã có thể thực hiện được công trình nghiên cứu chuyên sâu như thế. Nhưng điều đáng nói hơn cả, và có lẽ cũng là hoài niệm khó quên của học tăng thời đó: cùng một thầy học, sống hòa hiệp như nước với sữa, mới thấy sự an lạc trong Phật pháp.

Do một nhân duyên, Thầy Đỗng Minh gởi cho tôi bản dịch này, như để gợi nhớ một thời. Tôi trân trọng bản thảo, như trân trọng những tình cảm đồng học đồng tu cao quý trong đó. Rồi tôi chuyển bản thảo đến thầy Phước Viên, vốn từng đóng góp cho bản dịch còn dang dở. Tôi đề nghị thầy biên tập và chỉnh lý lại, sau đó dịch tiếp phần sau cho trọn. 

Tôi không có gì để nói nhiều về tác phẩm cũng như bản dịch. Chỉ có một ước nguyện là sách này đến được với các Thầy các Cô, những cựu học tăng của Phật học viện Hải Đức, dù các huynh đệ đang ở phương trời, trong đời sống nào; để có thể nhớ lại, và thấy lại rằng, tâm nguyện một thời niên thiếu của mình vẫn không hề phai nhạt.

Phật lịch 2547. 
Mùa an cư Quý mùi, 2003
Thích Nguyên Chứng
Cẩn chí


Giới thiệu (2)
(Bản chỉ ấn, Phật học viện Trung phần Nha Trang 1974)

Luận Cu-xá là một tác phẩm cô đọng các yếu nghĩa của Phật pháp. Trong đó, hầu hết các chủ trương dị biệt căn bản của các Bộ phái Tiểu thừa đều được thảo luận cẩn thận với những phê bình khúc chiết. Mặc dù đây chỉ là quan điểm của một Bộ phái, hay nói cho chí lý, là quan điểm riêng của ngài Thế Thân, nhưng nếu muốn thông hiểu giáo pháp của Phật trong các bộ A-hàm mà không nghiên cứu Cu-xá thì khó mà mong thấu triệt. Lại nữa, muốn hiểu sâu xa giáo pháp Đại thừa nơi các luận sư Trung quán hay Duy thức cũng không thể không lấy luận này làm cửa ngõ đi vào. Vì tính cách quan trọng như vậy, và cũng để sự học khả dĩ nắm được phần cương lãnh, Thượng Tọa đã dạy tôi khuyến khích học chúng vừa học các bài tụng giảng trong lớp, vừa tự động tập dịch, như vậy mới có cơ hội đào sâu các chi tiết vấn đề. Thượng Tọa trao cho tôi bản Lược Thích của Trai Đằng Duy Tín qua bản dịch chữ Hán từ nguyên tác Nhật ngữ, bởi vì bản Lược Thích này không quá chi tiết phức tạp, cũng không quá giản lược. Dù vậy, không phải là không có những khó khăn đối với học tăng trình độ Trung đẳng. Vì nghĩa lý Cu-xá quá khúc mắc, văn dù giản dị đến đâu cũng khó làm cho vấn đề trở nên dễ dãi.

Tuân ý Thượng Tọa, tôi chia học chúng thành năm nhóm; mỗi nhóm tự thảo luận về văn nghĩa. Cách hành văn cũng như cách dùng chữ của mỗi nhóm đương nhiên không thể thống nhất. Để có thể ghi nhận những dị biệt này, trong bản Mục lục tôi có đánh số đoạn dịch của mỗi nhóm bằng số Ả rập. Điều này xét ra thì không quá cần thiết. Nhưng vì đây là sự thực tập đầu tiên về phiên dịch, mà cũng là ghi dấu những ngày học cuối cùng của họ. Cùng học và cùng tu trong tinh thần “đồng nhất sư học, như thủy nhủ hiệp”, không những là triển vọng của học chúng trong tương lai, mà ở đó còn là khích lệ lớn lao đối với những vị có trách nhiệm hướng dẫn.

Thời gian dịch giới hạn trong một tháng. Để có thể kịp hoàn tất trước ngày tự tứ, dịch xong đến đâu được cho đánh máy và chỉ ấn. Vì vậy, Thượng Tọa không có dịp đọc và sửa chữa văn nghĩa. Chắc là có nhiều chỗ sai chạy. Nhưng so với trình độ của một lớp Trung đẳng, dù là năm thứ bảy, việc làm này cũng vượt ngoài khả năng phần nào. Vả lại, đây cũng chỉ mới dịch xong phẩm thứ nhất. Bước đầu lúc nào cũng khó, nhưng khi đã đi được một đoạn, những bước kế tiếp có lẽ sẽ có nhiều hứa hẹn hơn. Do đó, Thượng Tọa dạy tôi viết lời giới thiệu này để tán trợ và khích lệ tinh thần hiếu học của họ, và cũng mong các bậc Sư trưởng tùy hỉ tán trợ tinh thần ấy.

Mùa An Cư 2518. Tháng 7 Giáp Dần
Hải Đức, 28-8-1974 
Tỳ kheo Thích Nguyên Chứng
Giám Học

(Nguồn: phatviet.com)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11970)
Có một hiện tượng buồn: trong giới tu hành vẫn nhiều người cho kinh Đại thừa không phải Phật thuyết mà do người đời sau thêm vào. Trong nhà Phật, chữ Tín quan trọng nhất. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn đạo, mẹ công đức, có thể sanh ra hết thảy các thiện căn”. Luận Đại trí độ cũng viết: "Đại tín là đại trí"; "Phật pháp như kho báu, người không có tín cũng như không có tay, sẽ chẳng lấy được gì".
26 Tháng Tám 2014(Xem: 9783)
Trong cuộc sống hàng ngày của dân gian, chúng ta rất quen thuộc với nhóm từ “Nam mô A Di Đà Phật” Vậy nhóm từ đó có ý nghĩa là gì ? Muốn hiểu tường tận ý nghĩa nhóm từ đó, chúng ta phải có một trình độ khá cao về khoa học. Nam mô có nguồn gốc là từ Namah (tiếng Phạn) hoặc Namo (tiếng Pali) có nghĩa quy y, kính lạy, quy phục, đem mình về với.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 9043)
Trong kinh luận chẳng có tâm tánh, trong kinh luận chẳng có Phật pháp, Phật pháp ở chỗ nào? Phật pháp ở ngay trong tâm quý vị, nhằm dạy quý vị hãy tự ngộ, tự độ. Nói “Phật chẳng độ chúng sanh” là do ý nghĩa này. Vì thế, kiến giải phải thanh tịnh. “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng dấy lên một niệm. Dấy lên một niệm đều là vọng niệm. Chẳng dấy niệm, kiến giải sẽ thanh tịnh. Ba điều trên đây (giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh) đều thuộc về Tự Phần. Tự Phần là chính mình, tự tu!
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 8155)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức. Đây là tiếng phạn, nếu như theo ý nghĩa của mặt chữ mà dịch thì A dịch thành Vô, Di Đà dịch thành Lượng, Phật dịch thành Giác hoặc dịch thành Trí. Dịch hoàn toàn qua ý nghĩa tiếng Trung Quốc là Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 10050)
Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế. Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 17260)