Tánh Không là gì?

19 Tháng Sáu 201708:33(Xem: 8014)

TÁNH KHÔNG LÀ GÌ?
Upasika Kee Nanayon | Hoang Phong chuyển ngữ


blank
Upasika Kee Nanayon (1901-1979)

Khi nói một tâm thức trống không, thì nó trống không về cái gì? Tánh Không (Emptiness /Vacuité/sự Trống Không) phải chăng có nghĩa là tất cả đều biến mất và trở thành hư vô hay không?

Mỗi khi nói đến một tâm thức trống không (empty/vide) thì không nên hiểu là tâm thức bị hủy diệt. Những gì bị hủy diệt là sự nắm bắt và bám víu của tâm thức (các nhãn hiệu, các dòng chữ đưa đến các thứ xúc cảm). Những gì cần làm là chú ý xem mỗi khi Tánh Không hiện ra thì nó sẽ giống như thế nào, và nhất là không nên nắm bắt lấy nó. Chủ đích của Tánh Không là tạo ra cho các bạn một phương tiện vượt thoát cái chết - tức là sự trống không của cái “ngã” - thế nhưng tâm thức thì vẫn tiếp tục vận hành, hiểu biết và đọc được những gì bên trong nó. Không nên dán lên sự cảm nhận về Tánh Không một nhãn hiệu (một dòng chữ) nào cả, và cũng không nên bám lấy nó (và xem đấy là một sự thực hiện của mình). Tất cả cũng chỉ đơn giản có thế.

Tánh Không có nhiều cấp bậc và thuộc nhiều thể loại khác nhau . Tuy nhiên một khi đã có thể loại này và thể loại kia thì đấy không phải là Tánh Không đích thực, bởi vì bên trong cái Tánh Không ấy còn tàng ần ý định tìm hiểu xem là nó thuộc thể loại nào và mang các đặc tính như thế nào, v.v. (Tánh Khôngmột thể dạng cảm nhận, không phải là một đối tượng để hình dung hay tìm hiểu). Đấy là những gì phải suy nghĩ thật sâu xa nếu các bạn thật sự muốn tìm hiểu Tánh Không là gì. Nếu Tánh Không chỉ mang tính cách bên ngoài - có nghĩa là phát sinh từ một tâm thức an bình, không tư duy và đã loại bỏ được cảm tính về cái ngã - thì chưa phải là Tánh Không đích thật. Tánh Không đích thật nằm rất sâu, không phải ở cấp bậc thanh thản của tâm thức hay sự tập trung tâm thần. Tánh Không đích thật là một thứ gì đó vô cùng sâu kín.

Thế nhưng qua những gì mà chúng ta tự học hỏi được hoặc nghe người khác thuyết giảng thì chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng sự trống không của tâm thức trong thể dạng an bình của nó là Tánh Không, do đó tất cả các nhãn hiệu mà chúng ta dán lên cho Tánh Không đó đều sai lầm. Thể dạng ấy thật ra cũng chỉ là một sự bình lặng thông thường. Nếu muốn quán thấy được Tánh Không đích thật thì các bạn phải tìm hiểu sâu xa hơn thế rất nhiều. Dù trước đây nhờ nghe giảng các bạn từng thực hiện được các kinh ngiệm cảm nhận về Tánh Không như thế nào đi nữa thì cũng chớ vội ôm chầm lấy nó (những lời cảnh giác này thật chính đáng: chúng ta thường nghiên cứu, đọc sách, nghe giảng, suy luận, tưởng tượng, tìm hiểu về Tánh Không, nhờ đó dù mình có “hiểu được” Tánh Không sâu sắc đến đâu đi nữa thì đấy cũng không phải hay chưa phải là Tánh Không, bởi vì Tánh Không không phải là một sự “hiểu biết” mà là một sự “cảm nhận”, một thể dạng “nhận thức” thật sâu kín trong tâm thức và cả con tim mình, tương tự như một sự “rung cảm” thật tinh tế, sự “rung cảm” đó không phải là một hình thức xúc cảm thông thường, dù cho sâu sắc đến đâu cũng vậy. Sở dĩ cho rằng sự cảm nhận Tánh Không tương tự như một sự “rung cảm” thật tinh tế và sâu kín thì cũng chỉ là một cách nói ẩn dụ mà thôi). Không nên tưởng tượng là mình đã đạt được cấp bậc này hay cấp bậc kia của sự giác ngộ, nếu không thì tất cả sẽ chỉ là sự đổ vỡ mà thôi. Thật ra thì đấy cũng chỉ là cách mang lại cho các bạn một thể dạng bình lặng, giúp mình duy trì một tâm linh tỉnh thức (awareness/sự tỉnh giác, sự chú tâm, sự nhận biết) vững chắc mà thôi. Thế nhưng một khi các bạn đã dán lên một nhãn hiệu cho sự cảm nhận Tánh Không đó, thì nó sẽ dừng lại ở đấy (không tiến sâu hơn được nữa)..., hoặc bung ra khắp hướng (vượt khỏi sự chủ động và khả năng chú tâm của mình, và chỉ mang lại thêm sự nghi ngờ và hoang mang cho mình). Dán một nhãn hiệu (hay viết một dòng chữ) lên trên một sự cảm nhận tự nó là một hành động bám víu (một sự tạo tác tâm thần/ thought-formation, và cũng là một hình thức tạo nghiệp). Điều này vô cùng tinh tế: mỗi khi có một thứ gì hiện ra trong tâm thức mình thì tức khắc sự bám víu sẽ nắm bắt lấy nó. Vì thế các bạn phải giữ tâm thức trống không, không dán thêm cho nó một nhãn hiệu (hay viết thêm một dòng chữ) nào cả, bởi vì sự Trống Không (Tánh Không) là sự buông bỏ tất cả mọi mối quan tâm, thoát khỏi các tác động của tư duy (tức là các sự tạo tác tâm thần), là một thứ gì đó mà mình phải tìm kiếm ở một cấp bậc thật sâu xa. Không nên dán cho nó nhãn hiệu này hay nhãn hiệu nọ, bởi vì một khi đã rơi vào sự đánh giáso sánh thì tất cả sẽ trở nên bế tắc ngay, nhất là đối với quá trình hiểu biết về sự chuyển động liên tục của tâm thức (khi đã có một định kiến - kể cả một sự “hiểu biết” - thì đấy là một sự dừng lại, và sự dừng lại đó không phải là Tánh Không, mà chỉ là một sự nắm bắt một thể dạng nào đó của sự biến động liên tục của tâm thức, sự nắm bắt đó sẽ không cho phép mình cảm nhận được dòng luân lưu liên tục, tự nhiênvắng lặng - tức là Tánh Không đích thật - của tri thức mình).

Vậy trước hết, các bạn chỉ nên đơn giản quan sát tất cả những thứ ấy với sự tỉnh giác của mình thế thôi. Nếu các bạn phát lộ một sự chờ mong nào đó (sự hứng khởi, thích thú, bám víu, mong muốn, chờ đợi...) thì mọi chuyện sẽ hỏng ngay: thay vì trông thấy mọi sự vật một cách minh bạch thì các bạn sẽ không trông thấy gì cả. Các bạn sẽ dừng lại tại đó và không bước thêm được một bước nào nữa. Vì thế mỗi khi luyện tập tâm thức hoặc tìm hiểu nó thật sâu xa nhằm mang lại cho mình một sự quán thấy minh bạch về những gì thỉnh thoảng hiện ra trong tâm thức mình, thì cũng chỉ nên xem chúng đơn giản là những gì để mình quan sát thế thôi (theo dõi những gì hiện lên trong tâm thức mình và chỉ nên xem đấy là các đối tượng để mà quan sát, sự quan sát đó không mang một chủ đích hay đưa đến một sự diễn đạt hay tạo tác tâm thần nào cả. Đó là cách giúp mình dần dần đi xa hơn và có thể hé thấy được Tánh Không trong tâm thức mình. Đây cũng là nguyên tắc căn bản nhất trong phép hành thiền của thiền phái Zen: ngồi thật yên nhưng không suy nghĩ hay chờ đợi một thứ gì cả, sự im lặng trên thân xác và trong tâm thức tự nó là sự giác ngộ).

Vài lời ghi chú của người dịch

Bài giảng về Tánh Không trên đây thật ngắn gọn, trực tiếp và thiết thực, một cách “gợi ý” giúp người hành thiền tự quán nhận Tánh Không bên trong tâm thức mình. Tánh Không là một sự “cảm nhận” thật sâu kín, do đó rất khó mô tả để mọi người có thể “cảm nhận” đúng như mình đã cảm nhận. Người hành thiền phải tự đào sâu và phát hiện ra thể dạng Tánh Không đích thật bên trong tâm thức của chính mình. Tánh Không do Đức Phật thuyết giảng qua bài kinh thật sâu sắc và vô cùng quan trọng là Bài Kinh Ngắn về Tánh Không (Culasunnata-Sutta, MN, 121), là một phương pháp thiền định gồm nhiểu đối tượng quán tưởng khác nhau, giúp người hành thiền tuần tự đạt được các thể dạng trống không, từ các cấp bậc thô thiển đến các cấp bậc tinh tế hơn, và sau cùng là cấp bậc Tánh Không tối thượngtuyệt đối của tâm thức mình, một hình thức “Tánh Không của Tánh Không”.

Nagarjuna (Long Thụ, thế kỷ thứ II) triển khai phương pháp thiền định mang tính cách thiết thực này của Đức Phật và biến nó trở thành một “khái niệm triết học” mang tính cách bao quát, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng. Các vị đại sư, các nhà thông thái cũng như các triết gia, trong quá khứ và cả ngày nay, rất say mê luận thuyết triết học trên đây của Long Thụ; không biết bao nhiêu kinh sách, các bài giảng cũng như các bài khảo luận đã được thực hiện xoay quanh khái niệm độc đáo này, khiến chúng ta đôi khi cũng say mê tìm hiểu Tánh Không như họ, và quên mất bài kinh vô cùng thiết thực trên đây của Đức Phật. Bài giảng trực tiếp và thực dụng của bà Upasika Kee Nanayon trên đây phải chăng cũng là một cách khéo léo gợi lên cho chúng ta tính cách thiết thực trong “Bài Kinh Ngắn về Tánh Không” của Đức Phật?

Trích từ sách:
HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG 
TÂM THỨC MÌNH 
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2017
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Chín 2022(Xem: 33339)
Tinh yếu của đạo lý Tánh Không của Bồ Tát Long Thọ xưa nay vốn là thểtài sâu rộng mà biết bao luận sư, giảng sư, học giả, trí thức đã dày côngnghiên cứu và lưu bố. Nhưng, không phải vì thế mà không còn gì để truy tầmhay ham học. Ngược laị, càng có nhiều người diễn giải càng có thêm nhiềuchiếu kiến mới lạ rất giá trị để suy nghiệm. Nay Thượng Tọa Thích Viên Lý, một tác giả và dịch giả của hàng chục pho sách rất giá trị, phát tâm dịch sang tiếng Việt để giúp cho người học Phật, nhất là những ai quan tâm đến giáo nghĩa Không Tánh của Bồ Tát Long Thọ. Mặc dù, đây là một tác phẩm chứa đầy những phương pháp lý luận tinh vi, những thuật ngữ triết luận lý học, và Tánh Không học chuyên biệt, dịch giả bằng phong cách đặc dị và bút pháp trong sáng đã giúp cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng và dễ nắm bắt hơn.
19 Tháng Tư 2017(Xem: 7325)