Long Thọ
TRUNG LUẬN. CHƯƠNG XXV. NIẾT BÀN
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
(published 11.01.2017)
Bản Anh: Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge & Kegan Paul Publisher, 1979. (Nguyệt Xứng. Minh cú luận)
XXV. 1 (Một người biện luận) Nếu mỗi sự-vật là chẳng có tự tính, không cái gì có thể sinh hoặc diệt, vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận cái gì mà kết quả là niết bàn?
XXV. 2 (Chúng tôi phúc đáp) Nếu mỗi sự vật trong thế giới đều chẳng là không (chẳng vô tự tính; bất không), chẳng sự vật gì có thể sinh hoặc diệt. Vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận của cái gì mà kết quả là niết bàn?
XXV. 3 Niết bàn được miêu tả là cái không thể bị đoạn trừ, không được thực chứng, xuyên qua tác hành, cái không đoạn không thường, cái không diệt không sinh.
XXV. 4 Niết bàn không là thực thể (bhava), vì nếu là thực thể sẽ có tướng già-chết. Chẳng có thực thể nào mà chẳng là chủ thể đối với già-chết.
XXV. 5 Nếu niết bàn là một thực thể hiện hữu nó sẽ là pháp hữu vi (samskrta; co-effected; hữu vi; bị đồng ảnh hưởng tạo tác), bởi vì không một thực thể hiện hữu nào dù là bất kì cái gì hiện hữu bất kì nơi nào mà nó không là pháp hữu vi.
XXV. 6 Nếu niết bàn là một thực thể hiện hữu vậy thì làm cách nào nó có thể vượt ngoài tất cả các sự tùy thuộc? Không một thực thể hiện hữu nào dù là bất kì cái gì hiện hữu mà nó vượt ngoài tất cả các sự tùy thuộc.
XXV. 7 Nếu niết bàn không là một thực thể hiện hữu nó sẽ là một thực thể phi hiện hữu (an ontic non-existent) ? Nhưng nếu không có thực thể hiện hữu thì cũng không có thực thể phi hiện hữu.
XXV. 8 Nếu niết bàn là một thực thể phi hiện hữu, làm cách nào niết bàn trong trường hợp đó có thể vượt ngoài tất cả các sự tùy thuộc? Bởi vì cái gì là thực thể phi hiện hữu thì không vượt ngoài tất cả các sự tùy thuộc.
XXV. 9 Cái mà chấp thọ các nhân duyên hoặc tùy thuộc là tiến trình sinh và diệt; cái mà không chấp thọ các nhân duyên, và vượt ngoài các sự tùy thuộc được tuyên bố là niết bàn.
XXV. 10 Đạo sư (Đức Phật) đã giảng dạy buông bỏ các khái niệm về hiện hữu và phi hiện hữu. Do thế niết bàn là chẳng hiện hữu cũng chẳng phi hiện hữu, điều này là hợp lí.
XXV. 11 Nếu niết bàn là hiện hữu và phi hiện hữu vậy thì giải thoát sẽ là hiện hữu và phi hiện hữu, và điều đó không hợp lí.
XXV. 12 Nếu niết bàn là hiện hữu và phi hiện hữu vậy thì nó không thể vượt ngoài tất cả các sự tùy thuộc bởi vì cái hiện hữu và cái phi hiện hữu đều là tùy thuộc.
XXV. 13 Làm sao niết bàn có thể ở trong cõi hiện hữu và phi hiện hữu? Niết bàn là thuộc về cõi vô vi (không do tạo tác) trong khi hiện hữu và phi hiện hữu đều thuộc cõi hữu vi (do tạo tác).
XXV. 14 Làm thế nào niết bàn có thể là vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu? Hiện hữu và phi hiện hữu không thể hiện hữu trong cùng một nơi và đồng thời, cũng như trường hợp của ánh sáng và bóng tối.
XXV. 15 Mệnh đề: “Niết bàn thì chẳng hiện hữu chẳng phi hiện hữu” chỉ có giá trị xác thực nếu và khi hiện hữu và phi hiện hữu được an lập.
XXV. 16 Nếu niết bàn là chẳng hiện hữu cũng chẳng phi hiện hữu, do bởi ai mà nó được tuyên bố “Niết bàn chẳng hiện hữu chẳng phi hiện hữu”?
XXV. 17 Bạn không phỏng đoán nếu như đức Thế Tôn vẫn hiện hữu sau sự diệt độ của ngài, hoặc chẳng hiện hữu, hoặc vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu, hoặc chẳng hiện hữu cũng chẳng phi hiện hữu.
XXV. 18 Bạn không phỏng đoán nếu như Đức Như Lai là có hiện hữu trong khi ngài còn tại thế hoặc là không hiện hữu, là vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu, hoặc là vừa chẳng hiện hữu vừa chẳng phi hiện hữu.
XXV. 19 Chẳng có sự khác biệt chuyên biệt bất kì là gì giữa niết bàn và thế giới hàng ngày; chẳng có sự khác biệt chuyên biệt bất kì là gì giữa thế giới hàng ngày và niết bàn.
XXV. 20 Cõi niết bàn là cõi thế giới hàng ngày. Không có một sự khác biệt vi tế nhất giữa hai cõi.
XXV. 21 Các lí thuyết về niết bàn là hiện hữu sau chết phải giải quyết sự chấm dứt và sự khởi đầu của hiện hữu, và tất cả đều giả thiết sẵn có các khái niệm chấm dứt và khởi đầu.
XXV. 22 Bởi vì các pháp đều trong bản chất là chẳng có tự tính, tại sao đề khởi cái hữu hạn (biên giới), cái vô hạn, cái vừa hữu hạn vừa vô hạn, và cái chẳng hữu hạn cũng chẳng vô hạn?
XXV. 23 (Tại sao đề khởi) cái gì là đồng nhất (một), cái gì là dị biệt (khác)? Cái gì là không có khởi đầu (sinh), cái gì có khởi đầu? Cái gì có và không có khởi đầu? Cái gì chẳng có khởi đầu cũng chẳng có không khởi đầu?
XXV. 24 Đại lạc tối hậu (= niết bàn) là sự chấm dứt của tất cả cách thức tri nhận sự vật, sự tịch tĩnh của các cấu trúc suy tưởng. Không một chân lí nào được Đức Phật giảng dạy cho bất kì ai, bất kì nơi nào.
----------------
Nirvana
XXV. 1 If everything is devoid of self-existence, nothing can come to be or cease to be, from the total extinction or cessation of what, then, is nirvana thought to result?
XXV. 2 If everything in the world is not devoid of being, nothing can come to be or cease to be. From the total extinction or cessation of what, then, is nirvana thought to result?
XXV. 3 Nirvana is said to be what can neither be made extinct, nor realized, through action, what neither terminates nor is everlasting, what neither ceases to be nor comes to be.
XXV. 4 Nirvana is not ontic (bhava), for then it would follow that it was characterized by decay and dissolution. For there is no ontic existent not subject to decay and dissolution.
XXV. 5 If nirvana were an ontic existent it would be compound, because no ontic existence whatsoever exists anywhere which is not compound.
XXV. 6 If nirvana is an ontic existent how then could it be beyond all dependence? No ontic existent whatsoever exists which is beyond all dependence (anupadaya).
XXV. 7 If nirvana is not an ontic existent will it be an ontic non-existent? But if there is no ontic existent, there is no ontic non-existent either.
XXV. 8 If nirvana is an ontic non-existent, how could nirvana in that case be beyond all dependence? Because what is ontically non-existent is not beyond all dependence.
XXV. 9 That which, taken as causal or dependent, is the process of being born and passing on, is, taken non-causally and beyond all dependence, declared to be nirvana.
XXV. 10 The teacher (Buddha) enjoined the abandonment of both existence and non-existence. Therefore it makes sense that nirvana is neither existent nor non-existent.
XXV. 11 If nirvana were both existent and non-existent then final release would be both existent and non-existent, and that does not make sense.
XXV. 12 If nirvana were both existent and non-existent then it could not be beyond all dependence because both the existent and the non-existent are dependent.
XXV. 13 If nirvana were both existent and non-existent how could it be uncompounded, as both the existent and the non-existent are compounded?
XXV. 14 How could nirvana be both existent and non-existent? Both cannot exist in the identical place and respect simultaneously, as with vision and darkness.
XXV. 15 There is the dictum, ‘Nirvana is neither existent nor non-existent.’ If the existent and the non-existent were established fact, this dictum would be proved.
XXV. 16 If nirvana is emphatically neither existent nor non-existent, by whom is it claimed, ‘it is neither existent nor non-existent’ ?
XXV. 17 One does not conjecture if the illustrious one still exists subsequent to his decease, or does not exist, or both exists and does not exist.
XXV. 18 One does not conjecture if the illustrious one is existent during his lifetime or is non-existent, is both or neither.
XXV. 19 There is no specifiable difference whatever between nirvana and the everyday world; there is no specifiable difference whatever between the everyday world and nirvana.
XXV. 20 The ontic range (koti) of nirvana is the ontic range of the everyday world. There is not even the subtlest difference between the two.
XXV. 21 The theories concerning nirvana as existence after decease have to do with the termination and beginninglessness of existence, and all presuppose the notions of termination and beginning.
XXV. 22 As elements of existence are, as such, devoid of being, what is there which can be without an end, or have an end? What can both have and not have an end, neither have an end nor not have an end?
XXV. 23 What is self-identical, what is other? What is without beginning, what has beginning? What both has and has not beginning? What has neither beginning nor no beginning?
XXV. 24 Ultimate beatitude is the coming to rest of all ways of taking things (sarvopalambhopasama), the repose of named things (prapancopasama); no Truth has been taught by a Buddha for anyone, anywhere.
Bài đọc thêm:
TRUNG LUẬN Mādhyamaka-Sāstra
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư CƯU-MA-LA-THẬP Kumārajīva
Việt dịch THÍCH NỮ CHÂN HIỀN
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - Hà Nội PL. 2546 - DL. 2003
CHƯƠNG XXV: QUÁN NIẾT BÀN
- Từ khóa :
- Trung Luận. Chương XXV. Niết Bàn