Thức Biến

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 70947)

THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003
thucbien-bia_0ht_thiensieu

LỜI GIỚI THIỆU

Do lòng trân quý, ý muốn giữ gìn các di ngôn, di bút của Cố Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, một trong những đại thụ của Phật giáo Việt Nam vừa viên tịch cách đây không lâu, sợ để lâu ngày sẽ bị thất lạc nên Viện Nghiên cứu Phật học chúng tôi cho sưu tập những bài viết, các bài giảng của Cố Trưởng lão để in ấn thành tác phẩm này. Nội dung sưu tập được sắp xếp theo ba phần:

1. Các bài nghiên cứu, giới thiệu về Duy thức học.
2. Các bài thuyết giảng Phật pháp.
3. Các bài Tưởng niệm Chư tôn Giáo phẩm và niệm vãng cho các Phật tử đã quá cố.

Những bài viết, bài giảng trên được Cố Trưởng lão thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau. Có bài được viết, được đăng tải trong các tạp chí Phật học bốn, năm chục năm trước; có bài được giảng cách đây năm bảy năm... Tuy thời gian không liên tục nhưng nội dung rất phong phú và đề tài rất đa dạng khiến cho tác phẩm thêm phần trân quí. Nhưng như đã nói, việc in ấn tác phẩm này là do lòng trân trọng, ý muốn gìn giữ di sản tinh thần của Cố Trưởng lão; ngoài ra để đáp ứng yêu cầu của nhiều chư Tăng Ni Phật tử đang nhớ tiếc, mong một lần nữa được thấm nhuần Pháp ngữ của bậc Thầy khả kính vừa viên tịch. Chúng tôi hy vọng sau này khi đã sưu tập đầy đủ các bài viết, bài giảng của Cố Trưởng lão vốn còn rải rác rất nhiều, chúng tôi sẽ phân loại, sắp xếp để hình thành những ấn phẩm có nội dung chuyên nhất thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu của chư đọc giả.

Đề tài nghiên cứu và thuyết giảng trong tác phẩm (Thức Biến) này vẫn như trong các tác phẩm khác của Cố Trưởng lão, luôn luôn phù hợp với nhiều đối tượng độc giả: Có những bài rất chuyên sâu được trình bày trong sự đơn giản tối đa; có những bài tưởng như đơn giản nhưng lại phản ánh một nội dung rất thiết yếu, cơ sở cho tư duy và hành tác. Tất cả đều được tả bằng một lối văn bình dị, đượm tình cảm chân thành của những lời giải thích, nhắn nhủ ôn tồn, thâm thiết. Rõ ràng đây là phong cách của một học giả đồng thời là một hành giả uyên thâm đức độ của một Thiền sư mà trí tuệ cao vời, từ bi sâu rộng, rạng ngời trong tùng lâm nước Việt.

Trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả.

Phật lịch 2546-2002
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2018(Xem: 5489)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 5820)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 6856)
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10588)
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 6045)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 9577)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...