Tu tập qua A-lại-da-thức

20 Tháng Sáu 201611:05(Xem: 7714)

Tu tập qua A-lại-da-thức

 

Theo quan điểm của duy thức thì tất cả pháp đều do thức biến hiện; từ căn thân cúa ta hay nói cách khác là thân xác và tâm thức của ta cho đến thế giới mà chúng ta đang sống. Danh từ chuyên môn gọi là y báo ( thân và tâm) và chánh báo ( môi trường chung quanh ta kể cả vũ trụ).      
                                                                                                                                   

Trong duy thức hoc, có tám thức tâm vưong mà tâm vương chánh yếu nhất là A lại da thức; tất cả tâm vương còn lại đều phải nương tựa vào A lai da thức mới có thể sinh tồn và hoạt động. Truớc hết thức thứ bảy thường gọi là Mat na thức tượng trưng cho sự chấp ngã vì lấy một phần của A lại da thức ( 3 công năng chính là năng tàng tức kho chứa; sở tàng tức kho vật bị chứa và ngã ái chấp tàng tức kho chấp ngã)  là phần ‘ngã ái chấp tàng’  làm nền cho tất cả hoat đông của Mạt na thức. Rồi thì thức thứ sáu thường goi là Ý thức lấy gốc ở Mạt na thức để sinh hoat nên Mạt na thức còn đươc goi là ý căn.Rồi thì 5 thức tâm vương còn lại ( mắt, tai, mũi,lưỡi,thân) họạt động dưới sự tác động của ý thức cho nên được gọi là ‘ngũ câu ý thức’.     
                                 

A lại da thức gọi là tàng thức vi nó chứa tât cả những gi tạo nên nghiệp của chúng sinh tức là những tác động dến từ thân, khẩu, ý gọi là chủng tử ( hạt mầm). A lại da thức tập hợp những chủng tử có tính chất giống nhau vào một nhóm.  A lai da thức không có phê phán thiện ác mà chỉ làm nhiệm vụ sắp xếp các chủng tử vào từng nhóm có cúng tinh chất giống nhau . Tính chất của A lại da thức là vô phú và vô ký : vô phú là không che giấu, vô ký là không ghi nhận, không ghi nhận theo tôi nên hiểu là không phê phán,không lượng giá. Những chủng tử đuơc sắp xếp nhưng không nằm yên mà tác dộng lẫn nhau nên gọi là chủng tử sinh chủng tử ( ví du chủng tử ăn trộm tác dộng nhau khiến càng ngay càng ăn trộm nhiều hơn; nhưng nếu biet bố thí, giúp đơ người khác thì chủng tử bố thi này sẽ hóa giải môt phần  nhũng chủng tử ăn trôm)

Có thể hinh dung A lại da thức như một laboratoire khổng ló mà những chủng tử là các nguyên tố kết hợp lẫn nhau . Những chủng tử khi dã chin mùi thì phát ra sự kiện xảy ra trong thực tê gọi là chủng tử sinh hiện hành. Nói cách khác là nghiệp trỗ ra trong thực tế . Như vậy có thể nói nghiệp  có 2 loại : bất đinh nghiêp và định nghiệp . Bất định nghiệp là nghiệp còn có thể chuyển hóa còn định nghiệp thì sẽ phải hiện hành ra, không thể chuyển hoá hay thay đổi vì  những chủng tử đó dã quá chín mùi hoăc quá nặng.Vì vậy A lại da thức còn có tên là dị thục thức. Dị thục bao hàm 3 ý nghĩa. Trước hết là dị thời nhi thục ( khác thời mà chín) tức là phải qua một thời gian thi chủng tử mới chin mùi . Thứ hai là dị loại nhi thục ( khác loài mà chin) tức là khi chín thí chuyển qua loại khác,nói thí dụ chủng tử ăn cắp của cải người khác không nhất thiết là sẽ bị người bị minh ăn cắp sẽ ăn cắp mình trong đời này hay đời sau mà thí dụ mình sẻ.bị mất của cải vi chuyện gi đó.Thứ ba là biến dị nhi thuc ( chín và biên đổi), chẵng hạn như  mình hay sát sinh những chim chóc hay côn trùng thi đời sau nhiều khi không phải mình bị côn trúng làm hại nhưng lại hay  có nhiều bệnh tật . Khi chết thì sáu thức tâm vương đầu sẽ hoàn toàn chết và tan rả nhưng a lại da thức sẽ  làm một cuộc tổng hợp sau cùng để mang sang đời khác những chủng tử cón hiện diện trong tâm thức. Và vì mạt na thức bám vào a lai da thức nên cũng se không tan rả như 6 thức đâu tiên mà theo a lai da  thức như hình với bóng để tái sinh trong kiếp khác và làm nhiệm vụ trả nghiệp bằng sự chấp ngã.                             
                                                                                                     

Và để tu tập theo A lại da thức thì theo tôi chúng ta có thể tác động  trên những chủng tử như sau:    
                              

1/ Làm yếu đi hoặc triệt tiêu những chủng tử xấu: Những chủng tử xấu muốn hiện hành thì cũng cần sự tích lũy của nhiều chủng tử cùng loại cho nên có thể tác động bằng nhiêu cách;

Phương thức xám hối băng tâm chân thật ( thấy lỗi của minh và nguyện không tái phạm).

Phương thức làm yếu chủng tử xấu này bằng những chủng tử khác có công năng đối trị ngược lại ( chẵng hạn đối trị chủng tử tham bằng những chủng tử bố thí hoặc là chia xẻ những gi mình có cho những người khốn khổ hay thiếu thốn ( vật chất hay tinh thần).      
                

2/ Hành trì liên tục hàng ngày theo pháp môn mà mình hành tri: Dù là các đạo hữu tu tập theo pháp môn nào, cũng phải hành tri mỗi ngày vì tinh liên tục chính là ý nghĩa tinh tấn thường được nói đến trong các kinh.Tinh tấn không phải là quá cố gắng vượt sức minh ( vì đó là tính chất bạo động, ngược lại với tinh thần hành trì trên đường Đạo ) mà tinh tấn là sức liên tục và bên bỉ qua thời gian. Chính sự hành trì liên tục này sẽ từ từ phát sinh chánh kiến.Khi có chánh kiến thì những chủng tử gieo vào A lại da thức đều là những chủng tử hiền thiện để đi dần đến những chủng tử vô lậu ( những chủng tử của giải thoát).        
                                                                         

3/ Quán chiếu thương xuyên trong ngày: Khi các đạo hữu ngồi thiên thì chỉ được 1.2 giờ một ngày; hoặc khi tu tịnh thi cũng chỉ là 1,2 giơ một ngày dù rằng những thời thiền hay những thời tụng niệm cũng có lợi ích cho sự thuần tịnh tâm thức. Thời gian còn lại ngoài sự ngủ nghĩ thì vẫn cón rất nhiều thời gian mà chúng ta có thể quán chiếu.Mỗi một ý nghĩ thoáng qua chúng ta có thể phân tích xem ý nghĩ đó có thuận đạo ? Vì rằng nghiệp bắt đầu bằng ý trước khi chuyển qua hành động (thân) hoặc lời nói ( khẩu). Rồi thì với thời gian, sự quán chiếu  phân tích này càng ngày sẽ càng sâu sắc ( ban đầu thấy những chuyện thô rồi từ từ thấy được những vi tế, nhửng động lực tiềm ẩn tạo tác nên nghiệp cúa mình.                                       
                      

4/ Tác động khi hiện hành đến: Khi chủng tử chin múi và trở nên sự kiện thực tế. Nếu là quả của những chủng tử xấu thí chúng ta nên đón nhận bằng một thái độ chấp nhận trách nhiệm mà không đổ lỗi cho ngươi khác hoặc tìm cách trả đủa hay trả thù vi duy thức chủ trương là tất cả những gi xảy ra cho ta đều đến từ tâm của chính ta.Khi hiện hành xảy ra, nếu ta phản ứng bằng những hành động,lời nói hay ý nghĩ xấu ác thí hiện hành xấu này có thể tạo cho ta hiện hành xấu khác và sẽ tạo những chủng tử xấu ác mới rơi vào A lại da thức làm mầm mống cho những hiện hành xấu trong tương lai. Và khi những hiện hành tốt đến cho ta thì ta cũng nên đón nhận và làm sao để hiện hành tốt sinh them hiện hành tốt và chũng tử mới tốt chứ đừng dùng hiện hành tốt mà tạo nghiệp xấu qua những chủng tử mới xấu.                                                                                                     

Trong đời này co nhiều khi những biến cố xảy đến bất lợi hay gây nhiều mất mát cho ta dù là vật chất hay tình cảm.Rất nhiều khi ta có muốn chúng không xảy ra cũng không được. Nhưng theo tôi sự kiện xảy ra không quan trọng bằng thái độ và cái nhìn cúa ta vê sự kiện đó. Đó là chuyện mà ta có thể chủ động. 

5/ Hãy hành bồ tát đạo: Đây là con đường thù thắng nhất để chuyển hoá chủng tử và tâm thức.Nhưng cũng thật là khó khăn vì sử dụng thân, khẩu, ý chỉ vì lợi ích chúng sinh.Do đó phải hoàn toàn vắng bóng tự ngã và vì vậy cũng vắng bóng mọi phiền não.                                                        
                                           

Khi sự tác động trên những chủng tử bắt đầu bằng những chủng tử  tốt hữu lậu và từ từ nhờ công phu hành trì sẽ  giúp ta bắt đầu đưa vào được tâm thức những chủng tử vô lậu cho đến khi tất cả những chủng tử đêu thuần tinh; trạng thái này A lại da thức được gọi là bạch tịnh thức là trạng thái đã vượt qua tất cả phiền não. Trí huệ sẽ tiếp tục phát triễn để chuyển hoá bạch tịnh thức thành đại viên cảnh trí ( trí gương tròn lớn) có thể  gọi là trọn thành Phật đạo.

Lúc đó tất cả 7 thức còn lại cũng được chuyển hoá thành trí. Mạt na thức thành bình đẵng tánh trí. Ý thức thành diệu quan sát trí . 5 thức đầu ( mắt,tai, mũi,lưỡi,thân) chuyển thành thành sở tác trí.   Trên đây chỉ là vài ý nghĩ đon sơ gợi ý cho các đạo hữu tự đào sâu thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2018(Xem: 5986)
16 Tháng Năm 2017(Xem: 6233)
14 Tháng Mười 2015(Xem: 7368)
Trong một thời gian rất lâu, xuyên suốt qua các nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới, chúng ta đã vật lộn với câu hỏi là bản thân chúng ta đã phát triển về thân thể, và về tâm lý như thế nào.
29 Tháng Chín 2015(Xem: 13374)
Bài viết này xin không trình bày lần lượt hệ thống các lý thuyết căn bản về Duy thức học mà chú trọng những điểm thiết yếu chi phối toàn triệt quá trình nhận thức một cách cô đọng và đặc trưng nhất có thể.
10 Tháng Sáu 2015(Xem: 6456)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này. Lại do ly khai phiền não chướng vốn dẫn độ đến tái sinh mà đạt được chân giải thoát. Giải thoát, Tây vực Phạn âm gọi là ba-lị-nặc-phược-nẫm; Từ Sanskrit là parinirvāṇam, bát niết- bàn, Niết-bàn viên diệu, hay viên mãn tịch diệt . Ở đây, trong hai quả chuyển y, chúng ta chưa vội đề cập đến quả đại Bồ-đề mà chủ đích chỉ bàn đến Niết bàn hay quả Đại Niết-bàn.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 10311)
Sự gieo hạt giống, sự tăng trưởng của cây và sự cho quả là ba giai đoạn khác nhau. Trong đạo cũng giống như thế, thân tương tục nhập đạo, trở nên thuần thục và được giải thoát theo một tiến trình tiến lên từ từ: Trong đời sống thứ nhất là gieo trồng các thiện căn có tên giải thoát phần; trong đời sống thứ hai là sinh khởi các quyết trạch phần; và đời sống thứ ba là sinh khởi thánh đạo. Giải thoát phần được thành tựu từ văn và tư chứ không phải định...
05 Tháng Bảy 2014(Xem: 14876)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li, vi tế những vận hành, diễn tiến của tâm. Không thực tế vì nó bàn đến những vấn đề ở ngoài sự hiểu biết bình thường của con người; ở ngoài chuyện áo cơm, tiền bạc, thế sự và thế tình...