Đức Phật A Di Đà, Tây Phương Tam Thánh Có Tiếp Dẫn Người Tu Không?

13 Tháng Sáu 201621:28(Xem: 8711)

ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ,
TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH
CÓ TIẾP DẪN NGƯỜI TU KHÔNG?

Thích Giác Chinh


 
tay-phuong-tam-thanhNhân việc nhiều người hỏi:

- Đức Phật A Di Đà, Tây phương Tam thánh có tiếp dẫn người tu không?

Đáp:

- Câu trả lời là Không, không thể có chuyện đợi đến lúc trút hơi thở cuối cùng ra đi rồi tiếp dẫn đón về thế giới Tây phương, vì như vậy là sai ngược với giáo pháp Nhân quả, ngược với Chân lý Tứ diệu đế.

Vì vậy, hãy từ bỏ cách niệm Phật mê tín, nó sẽ không dẫn đến con đường giác ngộ chân lý tối hậu, người tu có trí và tuệ giác giác ngộ không ai chọn tịnh độ mê lầm, thiếu chánh kiến.

Hỏi: Vậy lâu nay, Tôi (con) đã niệm Phật tiếp dẫn thì bây giờ có phải đã quá muộn rồi không?

Đáp:

- Pháp giác ngộ tĩnh thức không bao giờ muộn khi một người trí quay đầu và bắt đầu thực hành giáo pháp. Đó là giáo pháp Bát chánh, con đường đưa đến an vui, tĩnh thức, tịch tịnh, giác ngộ, chứng đạt chân lý. Đó là pháp hành của người tu có chánh tri kiến.

Hỏi:

- Nhưng như vậy, lâu nay và đến lúc này Tôi (con) đã biết, có phải rằng là đã quá hoang mang, con không thể ngồi thiền thì làm sao?

Đáp:

- Đâu phải ngồi thiền mới giác ngộ!

Phật giáo đề cập đến đặc tính Vô thường, Vô ngã là bản chất của tất cả sự vật hiện tượng dù thuộc vật lý hay thuộc tâm lý. Như vậy, một thế giới Tây phương và một Phật Di Đà tiếp dẫn (hoặc Tây phương Tam thánh tiếp dẫn về tịnh độ) được xác định như thế nào khi mà tất cả đều luôn thay đổi, biến chuyển, không có một tự tính tự tồn nhất định?

Với nguyên lý hệ thuộc (điều kiện, nhân duyên), và tất cả đều luôn thay đổi, biến chuyển, không có một tự tính tự tồn nhất định, chính là bản chất của Phật giáo và là pháp môn - pháp hành của người Phật tử. Niệm Phật cầu nguyện để về Tây phương nó không đưa đến giác ngộ, nó làm ra con đường đẹp và cụt, nó đưa đến cuối chân tường không lối thoát và rồi nó trở thành nguy hại cho Giác ngộ giáo pháp Tứ đế do Đức Phật Thích Ca khám phá ra (khám phá chứ không sáng tạo ra).

Niệm Phật A Di Đà Tiếp dẫn và cứ mù quáng thực hành cầu, nguyện, và tin sẽ được vãng sanh về một thế giới đó là chấp ngã, nếu không muốn nói là Tà chấp, điều này trái ngược hoàn toàn với giáo pháp Bát chánh đạo trong Phật giáo.

Mong rằng, bằng cách thể hiện giáo pháp, ít ra con và đối với những ai có chút nhân duyên về Phật giáo hãy nên nhanh chóng giác ngộ điều này; nói ra để thấy pháp với tinh thần chia sẽ và từ bi chứ không phải vì phân biệt hay chỉ trích hoặc với thái độ vạch lá tìm sâu, một hành giả thực hành giáo pháp không ai làm điều đó.

Như vậy, giác ngộ hay không do chính mình lựa chọn và thực hành. An lạc và giác ngộ không thể nào ép buộc mà thành, giác ngộ và trí tuệ đến do buông bỏ mà thành chứ không phải do tiếp dẫn và cầu nguyện để được về mới được.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật giáo chỉ rõ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác. Chúng không có tự ngã, lại càng không có cơ sở tự tồn hoặc cở sở tồn tại do Thượng đế ban cho. Nếu nói rằng Phật A Di Đà có tiếp dẫn thì A Di Đà không phải vị Phật và là không khác gì một vị Thượng đế có quyền năng ban cho năng lực để có thể về Tây phương, điều này không thể và không phải là giáo pháp Vô ngã của Phật giáo.

Bản chất của sự tồn tại thế giới và sự sống chính là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường), không do một thần linh hay Thượng đế nào sáng tạo ra, và chúng không tồn tại vĩnh hằng. Mọi sự vật hiện tượng đều vận động theo một quá trình của sự hệ thuộc vào sự sinh ra, tụ lại, biến đổi và cuối cùng là hoại diệt theo một quy luật Nhân quả nhất định. Mỗi tác động dưới một điều kiện nhất định thì sẽ tạo thành một kết quả tương ứng. Khi nhận thức rõ bản chất này, còn người sẽ hình thành nên một nhận thức tích cực trong đời sống. 
 
Đó chính là nhận thức của sự chấm dứt hành động bất thiện, chấm dứt một ý niệm xấu hoặc một hành động xấu và ác; và từ đó, đối với hành động thực hành pháp Bát chánh đạo của hành giả mới bắt đầu có mặt, không cầu, không nguyện và không có tiếp dẫn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12074)
Con nghe nói hộ niệm vãng sinh, nhất là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sinh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11286)
Theo tinh thần Chánh pháp, hộ niệm dù đông đảo, thiết tha và chí thành đến mấy cũng chỉ có tính trợ duyên mà không mang tính quyết định trong việc vãng sanh của người chết. Vãng sanh (hoặc sanh về cõi lành) hay không là do duyên nghiệp của người chết tự quyết định.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4988)
Nam Mô A Di Đà Phật. kính bạch sư phụ cho đệ tử được hỏi, con muốn đào ao nuôi cá, khi cá lớn con sẽ bán, như vậy có phạm giới sát sinh không?
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4561)
dạ thưa quý sư phụ, đệ tử là 1 phật tử, đã quy y, và tu theo pháp môn tịnh độ, nay con muốn tu thêm pháp môn mật tông có được không? và nếu được thì con có phải làm lễ quán đãnh hay không? và tu tập ở đâu? con ở quận 3, tp hcm. dạ kính xin quý sư phụ hoan hỉ chỉ dạy. Nam Mô A DI Đà Phật.
29 Tháng Chín 2014(Xem: 9276)
Sau khi đọc cuốn “Thiền Tông và Tịnh Độ Tông” của Hòa Thượng Thích Thanh Từ và “Thiền Tịnh Song Tu” của Ni trưởng Như Thanh, con đã quyết định thực tập niệm Phật và tu tập Thiền song song với nhau, vì con thấy sự kết hợp này rất phù hợp với con. Nhưng con không biết rằng tu tập như vậy có được không? Con muốn dung hòa tự lực và tha lực chứ không nghiêng về một bên. Kính mong quý thầy quý sư cô hướng dẫn giúp con một đường đi cụ thể hơn?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 9973)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâm và bản tánh giống nhau hay khác nhau? Con hay nghe cái tánh Phật của mọi người nó bất sanh bất diệt, thế nào là bất sanh bất diệt?
18 Tháng Tám 2014(Xem: 20642)
Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái". Vì vậy, xin quý độc giả cao minh và ban biên tập hoan hỷ giải thích cho chúng tôi hiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 8316)
Tôi là một kỹ sư, độc thân, công việc thì tạm ổn. Là Phật tử, tôi nguyện sống tử tế, hài hòa với mọi người trong gia đình, trong cơ quan và bè bạn. Hiện có một điều làm tôi cảm thấy khó xử. Đó là, theo như giáo lý nhà Phật, con người sống trên đời này thì luôn tương duyên với nhau; những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình sẽ tác động đến mọi người xung quanh, và ngược lại...
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 10643)
Có một ông nhà giàu quanh năm suốt tháng mải mê đầu cơ tích trữ, vun vén cho bản thân, nuôi tham vọng làm cho cơ nghiệp ngày càng thêm lớn, bất chấp thủ đoạn, giẫm bừa lên khổ đau của người khác. Một lần vợ ông bệnh nặng, ông thỉnh một vị Tăng về nhà tụng kinh cầu phước giải bệnh. Ông nói với vị Tăng:
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 14071)
Tôi là Phật tử, hiện đang là sinh viên. Gia đình tôi thờ Bồ-tát Quán Thế Âm. Trong quá trình tu học, tôi thường trì chú Đại bi, niệm danh hiệu Bồ-tát và nhận được nhiều sự nhiệm mầu linh ứng không thể nghĩ bàn. Tôi chỉ thắc mắc một điều là, theo luật nhân quả, những gì xảy đến với con người trong hiện tại là do nhân duyên đã gieo trồng trong quá khứ...