Đức Phật A Di Đà, Tây Phương Tam Thánh Có Tiếp Dẫn Người Tu Không?

13 Tháng Sáu 201621:28(Xem: 8608)

ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ,
TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH
CÓ TIẾP DẪN NGƯỜI TU KHÔNG?

Thích Giác Chinh


 
tay-phuong-tam-thanhNhân việc nhiều người hỏi:

- Đức Phật A Di Đà, Tây phương Tam thánh có tiếp dẫn người tu không?

Đáp:

- Câu trả lời là Không, không thể có chuyện đợi đến lúc trút hơi thở cuối cùng ra đi rồi tiếp dẫn đón về thế giới Tây phương, vì như vậy là sai ngược với giáo pháp Nhân quả, ngược với Chân lý Tứ diệu đế.

Vì vậy, hãy từ bỏ cách niệm Phật mê tín, nó sẽ không dẫn đến con đường giác ngộ chân lý tối hậu, người tu có trí và tuệ giác giác ngộ không ai chọn tịnh độ mê lầm, thiếu chánh kiến.

Hỏi: Vậy lâu nay, Tôi (con) đã niệm Phật tiếp dẫn thì bây giờ có phải đã quá muộn rồi không?

Đáp:

- Pháp giác ngộ tĩnh thức không bao giờ muộn khi một người trí quay đầu và bắt đầu thực hành giáo pháp. Đó là giáo pháp Bát chánh, con đường đưa đến an vui, tĩnh thức, tịch tịnh, giác ngộ, chứng đạt chân lý. Đó là pháp hành của người tu có chánh tri kiến.

Hỏi:

- Nhưng như vậy, lâu nay và đến lúc này Tôi (con) đã biết, có phải rằng là đã quá hoang mang, con không thể ngồi thiền thì làm sao?

Đáp:

- Đâu phải ngồi thiền mới giác ngộ!

Phật giáo đề cập đến đặc tính Vô thường, Vô ngã là bản chất của tất cả sự vật hiện tượng dù thuộc vật lý hay thuộc tâm lý. Như vậy, một thế giới Tây phương và một Phật Di Đà tiếp dẫn (hoặc Tây phương Tam thánh tiếp dẫn về tịnh độ) được xác định như thế nào khi mà tất cả đều luôn thay đổi, biến chuyển, không có một tự tính tự tồn nhất định?

Với nguyên lý hệ thuộc (điều kiện, nhân duyên), và tất cả đều luôn thay đổi, biến chuyển, không có một tự tính tự tồn nhất định, chính là bản chất của Phật giáo và là pháp môn - pháp hành của người Phật tử. Niệm Phật cầu nguyện để về Tây phương nó không đưa đến giác ngộ, nó làm ra con đường đẹp và cụt, nó đưa đến cuối chân tường không lối thoát và rồi nó trở thành nguy hại cho Giác ngộ giáo pháp Tứ đế do Đức Phật Thích Ca khám phá ra (khám phá chứ không sáng tạo ra).

Niệm Phật A Di Đà Tiếp dẫn và cứ mù quáng thực hành cầu, nguyện, và tin sẽ được vãng sanh về một thế giới đó là chấp ngã, nếu không muốn nói là Tà chấp, điều này trái ngược hoàn toàn với giáo pháp Bát chánh đạo trong Phật giáo.

Mong rằng, bằng cách thể hiện giáo pháp, ít ra con và đối với những ai có chút nhân duyên về Phật giáo hãy nên nhanh chóng giác ngộ điều này; nói ra để thấy pháp với tinh thần chia sẽ và từ bi chứ không phải vì phân biệt hay chỉ trích hoặc với thái độ vạch lá tìm sâu, một hành giả thực hành giáo pháp không ai làm điều đó.

Như vậy, giác ngộ hay không do chính mình lựa chọn và thực hành. An lạc và giác ngộ không thể nào ép buộc mà thành, giác ngộ và trí tuệ đến do buông bỏ mà thành chứ không phải do tiếp dẫn và cầu nguyện để được về mới được.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật giáo chỉ rõ mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác. Chúng không có tự ngã, lại càng không có cơ sở tự tồn hoặc cở sở tồn tại do Thượng đế ban cho. Nếu nói rằng Phật A Di Đà có tiếp dẫn thì A Di Đà không phải vị Phật và là không khác gì một vị Thượng đế có quyền năng ban cho năng lực để có thể về Tây phương, điều này không thể và không phải là giáo pháp Vô ngã của Phật giáo.

Bản chất của sự tồn tại thế giới và sự sống chính là một dòng chuyển biến liên tục (vô thường), không do một thần linh hay Thượng đế nào sáng tạo ra, và chúng không tồn tại vĩnh hằng. Mọi sự vật hiện tượng đều vận động theo một quá trình của sự hệ thuộc vào sự sinh ra, tụ lại, biến đổi và cuối cùng là hoại diệt theo một quy luật Nhân quả nhất định. Mỗi tác động dưới một điều kiện nhất định thì sẽ tạo thành một kết quả tương ứng. Khi nhận thức rõ bản chất này, còn người sẽ hình thành nên một nhận thức tích cực trong đời sống. 
 
Đó chính là nhận thức của sự chấm dứt hành động bất thiện, chấm dứt một ý niệm xấu hoặc một hành động xấu và ác; và từ đó, đối với hành động thực hành pháp Bát chánh đạo của hành giả mới bắt đầu có mặt, không cầu, không nguyện và không có tiếp dẫn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 4332)
HỎI: Tại sao có nhiều người làm việc ác mà vẫn giàu có sung sướng, còn những người hiền lương lại hay bị hoạn nạn và nghèo khó? Luật Nhân Quả có bất công hay không?
15 Tháng Mười 2015(Xem: 7718)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phật chấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 4691)
29 Tháng Chín 2015(Xem: 6895)
Bạch thầy ! Chú MÃN NGUYỆN ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI có câu : Nếu muốn làm cho tất cả loài hữu tình, đang đói khát, được no đủ thảnh thơi, nên làm theo tay CAM-LỘ và đọc chân ngôn : ÁN, TÔ RÔ TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TÔ RÔ TÔ RÔ DÃ, TÁT PHẠ HẠ. ( 5 lần ). Vậy xin hỏi cụm từ " làm theo tay Cam Lộ " có nghĩa là sao? Có phải là làm theo động tác trong hình vẽ hay chỉ cần đọc chân ngôn? Rất mong được sự chỉ dạy của quý thầy để con có thể thực hành đúng.
16 Tháng Chín 2015(Xem: 7796)
...Đứng trước sự việc này, sự hoang mang khiến tâm phát nguyện quy y của con cũng không còn nữa. Má con thì không còn đi chùa và cũng chẳng vui tươi như trước, mặt mày lúc nào cũng ủ dột và thường tránh mặt mọi người trong nhà. Xin thầy cho chúng con một lời khuyên, chúng con phải làm gì, phải hành xử như thế nào cho phải phép trong chuyện này ạ! Trước giờ con rất sùng tín Đạo Phật và Qúy Thầy, nay thì lòng tin đã giảm rõ rệt thay vào đó là sự hoang mang ngờ vực.
13 Tháng Chín 2015(Xem: 6436)
Cách đây ba năm, con được một số bạn chỉ cho cách tu nhân điện vì các bạn bảo đó là phương pháp tốt nhất giúp sớm định tâm quán tưởng, biết được nhiều chuyện nhiệm mầu, hiểu về thế giới xung quanh cũng như có một năng lực rất diệu kỳ.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 8227)
Con có nghe một số người nói là với những người giới tính bất thường, đồng tính hoặc ái nam ái nữ, bán nam bán nữ thì không được quy y có đúng không ạ? Nếu đúng thì cho con xin phép hỏi thêm, con hiện giờ sinh ra với cơ thể là nam giới nhưng con cảm nhận bản thân mình là nữ giới và nếu con tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính thành 1 người nữ thì liệu con có được quy y và được tu học không? Nếu được thì con sẽ thọ giới của Tăng hay Ni ?
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7663)
Trong dân gian xem tháng Bảy âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng của ma quỷ. Đặc biệt rằm tháng Bảy là ngày mở cửa địa ngục để ma quỷ được tự do về dương thế. Dân gian tin rằng từ mùng hai tháng Bảy, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở ... Xin cho biết, quan điểm của đạo Phật về vấn đề này thế nào?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9058)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
25 Tháng Tám 2015(Xem: 11274)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi: