Mục Lục

11 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9649)


NHỮNG ĐIỂM ĐẶC SẮC CỦA PHẬT GIÁO

 Tác giả: Lâm Thế Mẫn - Việt dịch: Thích Chân Tính
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO Ha Noi - 2001

Mục Lục
Lời tựa 
Chương một: Động cơ khiến tôi viết sách này
1/ Tôi tin chắc rằng Phật pháp là nhu cầu cần thiết để cứu trị xã hội ngày nay
2/ Phật giáo có thể chỉ đạo phương hướng một đời cho thanh niên nỗ lực tiến tới
3/ Vì các bạn học mà đem hết tâm lực non kém của mình để nghiên cứu Phật học.
Chương hai: Những điểm đặc sắc của Phật giáo
1/ Phật là người mà không phải là thần.
2/ Phật là người rất bình đẳng
3/ Phật không phải là người sinh ra mà biết.
4/ Phật giáo không thừa nhận có người tồi tệ không thể giáo hóa.
5/ Phật không phải là độc nhất vô nhị, mọi người đều có thể thành Phật.
6/ Phật giáo không thừa nhận có thần sáng tạo ra vạn vật.
7/ Phật pháp tùy theo căn cơ hoàn cảnh mà giáo hóa.
8/ Phật pháp là nhập thế
9/ Phật giáo không bài xích đạo khác
10/ Phật giáo là dân chủ và tự do
Chương ba: Xóa tan một số hiểu lầm về giáo pháp
1/ Phật giáo là trí tín chẳng phải mê tín
2/ Phật giáo là khoa học mà chẳng phải phản khoa học
3/ Phật giáo là từ bi không sát sinh
4/ Phật giáo là tích cực lạc quan
5/ Phật giáo không phải là trốn tránh hiện thực
6/ Phật giáo không chỉ nói suông về nghĩa lý.
7/ Phật giáo phủ định Túc mạng luận.
8/ Phật giáo không sùng bái hình tượng.
Chương bốn: Một số giáo lý Phật giáo giản yếu
1/ Thập thiện.
2/ Tứ đế.
3/ Thập nhị nhân duyên.
4/ Lục độ
Chương năm: Lợi ích tốt đẹp của việc tín ngưỡng Phật giáo
1/ Phật giáo có thể giúp cho người ta đạt được sinh quan chính xác.
2/ Phật giáo có thể khiến cho người ta tích cực phấn đấu hướng thượng.
3/ Phật giáo có thể tịnh hóa xã hội lòng người 
4/ Phật giáo có thể khiến cho ta đạt được an lạc chân chính.
5/ Phật là bậc đạo sư hiền từ của nhân loại
6/ Phật giáo có thể bồi dưỡng nhân cách tự tôn tự tín và độc lập tự chủ.
Chương sáu: Một số điểm nói thêm
A/ Phật giáo và văn học Trung Quốc.
B/ Giải thích sơ lược về Đức Phật
C/ Phật giáo và Phật học.
D/ Thần vì sao sinh ra?
Chương bảy: Làm thế nào để trở thành một tín đồ Phật giáo
1/ Phải hiểu Phật giáo, nghiên cứu Phật học.
2/ Cần phải có thệ nguyện bi tâm rộng lớn
3/ Thọ Tam quy y.
Mấy lời tâm huyết

 

Lời tựa 

Đức Phật thuyết pháp 49 năm, lưu lại rất nhiều giáo lý. Hơn 2.500 năm lại đây, các vị Cao Tăng đại đức khắp thế giới đã ra công nghiên cứu; không ai không khâm phục kính ngưỡng sự bác học đa văn của Đức Thích Ca Mâu Ni, sự sâu sắc về luận lý, sự nghiêm mật về tư tưởng, cho đến lòng cứu nhân độ thế của Ngài.

Tùy theo sự tiến bộ của khoa học, Phật pháp không những không xung đột mà còn cùng với khoa học chứng minh tính vĩnh hằng và tính chân thật của nó.

Loài người từ lúc dã man tiến hóa đến văn minh, hàng ngàn năm qua sản sinh ra không biết bao nhiêu tôn giáo, cũng không biết có bao nhiêu tôn giáo bị sóng to của thời gian vùi dập làm cho tiêu tan. Mà Phật giáo là một tôn giáo lưu truyền rất lâu, giáo hóa rất rộng, sở dĩ nó đứng vững được cho đến ngày nay là nhờ không dựa vào uy thế cường quyền, cũng không phải thần thoại ngu dân, mà là một loại giáo lý vĩ đại, khách quan như thật và có thể tu hành chứng đắc được.

Tôi từ nhỏ sinh trưởng nơi gia đình Phật giáo, tai nghe mắt thấy, chịu ảnh hưởng Phật giáo rất nhiều. Sau khi vào Đại học, lại nghiên cứu sâu về Phật học, khiến tôi hoàn toàn bị thu hút bởi giáo lý uyên thâm mầu nhiệm. Sau khi nghiên cứu và thực hành đạo lý mà Đức Phật đã dạy, tôi cảm thấy cuộc đời của mình gặt hái được rất nhiều an lạc hạnh phúc trong cuộc sống.

Hôm nay tôi viết sách này nhằm mục đích giúp cho các học sinh Trung học có một số hiểu biết về Phật học, hầu sau này có thể giúp ích cho bản thân, góp phần tuyên dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh. 

Viết tại Cao Hùng

Ngày 25 - 5 - 1971

Lâm Thế Mẫn
 
 

 

Mấy lời tâm huyết 

Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ. Được như thế công đức vô lượng, đó gọi là pháp thí.

Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, thì thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, rồi sau đó lại lần lượt cho nhà khác mượn nữa, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ nghe, cũng được công đức vô biên, đó cũng gọi là Pháp thí.

Chính Đức Phật đã dạy : “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.

Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng lo nghĩ vội, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo trước cái đã. Đó là mục đích chính và thiêng liêng cao cả của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, hoặc một tảng đá hay một viên gạch v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.

Chúng ta không nên quan niệm ở công đức vô lượng vô biên, mà điều cần thiết là nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng đầy tội lỗi không có lối thoát, hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý. Nếu được như thế chính ta đã làm lợi ích cho Phật Pháp vậy.

Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất Cả Vì Phật Pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho muôn dân xem.

Được như vậy công đức không gì sánh bằng !

Tha thiết mong mỏi như thế !

Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui. Nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ có vài ngàn, nhưng vẫn còn quý hơn bạc vạn.

Quý vị nào muốn phát tâm ấn tống kinh sách xin liên hệ : CHÙA HOẰNG PHÁP, Xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 7130002 - 7133827. Email: hoangphap@hcm.vnn.vn

WP: Thích Đức Tuấn và Diệu Huệ

Chân thành cảm ơn Thầy Thích Đức Tuấn đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen phiến bản vi tính quyển sách này. (Tâm Diệu)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn