Giáo Dục

10 Tháng Hai 201100:00(Xem: 20018)

NGỮ LỤC
Hòa Thượng Tuyên Hóa



VI. Giáo Dục

Hiện tại, người đi học chỉ vì danh lợi. Cách phát âm hai chữ minh lý ( ) và danh lợi ( ) trong tiếng Trung Hoa gần giống nhau (ming li), nhưng ý nghĩa thì lại khác nhau đến mười vạn tám ngàn dặm!

Trẻ em như cây non đang lớn--chạc cây mọc ra um tùm, cần phải được cắt tỉa thì tương lai mới trở thành vật liệu hữu ích được.

Các bạn trẻ! Các bạn có biết căn bản làm người là gì không? Đó là tám đức tánh hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.

Tại sao hiện nay trên thế giới đầy dẫy những tội lỗi do thanh thiếu niên gây ra? Vì những người làm cha mẹ chỉ sanh con chứ không chăm sóc, dạy dỗ.

Tâm tham của chúng ta là cái hố không đáy--cao hơn trời, dày hơn đất, sâu hơn biển cả, mãi mãi không thể lấp đầy.

Người không Đạo đức mới thật là kẻ nghèo hèn.

Nếu có người cầu Pháp nơi tôi, tôi sẽ bảo người ấy nên ăn ít, mặc ít, ngủ ít một chút; vì:

"Mặc ít thì tăng phước,

Ăn ít thì tăng thọ,

Ngủ ít thì tăng lộc."

Con người sống không phải vì miếng ăn, mà sống để làm lợi ích cho xã hội, ban phước đức cho nhân dân, hỗ trợ cho thế giới. Người người phải:

Thay Trời đem lòng từ bi giáo hóa chúng sanh.

Một lòng trung thành vì nước, cứu dân.

Đời tôi, không khi nào bận rộn vì mình, không bao giờ để ý tới bọc thịt thối này.

Tại sao thế giới càng ngày càng băng hoại? Vì ai ai cũng tranh--tranh danh, tranh lợi, tranh quyền, tranh địa vị, và nghiêm trọng nhất là tranh sắc dục.

Tôi muốn xin các vị một món quà lớn nhất--đó là tánh nóng giận, si mê, những phiền não và lòng sân hận của các vị.

Thiên tai không phải là thiên nhiên gây tai nạn hay thiên nhiên gặp tai nạn, mà chính là tai họa nhân loại chúng ta phải chịu. Tai họa của con người là do chúng ta tự tạo ra rồi tự chuốc lấy.

Muốn phát triển Phật Giáo, chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Theo ý tôi, muốn phát triển Phật Giáo, trước nhất phải bắt đầu từ nền giáo dục. Nếu bắt đầu với giáo dục thì trẻ em sẽ hiểu rõ Phật Giáo; đến khi lớn lên thì tự nhiên các em sẽ làm cho Phật Giáo phát triển rộng rãi.

Làm việc ma tức là ma.

Làm việc người tức là người.

Làm việc Phật tức là Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6489)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6559)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6332)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5657)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6024)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6340)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5743)