Tham Thiền, Niệm Phật

10 Tháng Hai 201100:00(Xem: 18932)

NGỮ LỤC

Hòa Thượng Tuyên Hóa



III. Tham Thiền, Niệm Phật

Tại sao chúng ta không nhận ra cội gốc, khuôn mặt thật của mình? Đó là vì chúng ta chưa dẹp bỏ ngã tướng và tâm ích kỷ của mình.

Tham Thiền tức là quán chiếu. Quán chiếu gì? Quán chiếu Bát Nhã. Trong mỗi niệm, chúng ta hãy quán chiếu lại chính mình, chớ không phải quán chiếu những người khác--quán chiếu xem mình có ở đó hay không.

Người tham Thiền phải thấu suốt những vấn đề căn bản. Đó là những việc gì? Tức là thói quen tật xấu của mình. Khi đả Thiền Thất tức là chúng ta cố gắng dẹp trừ hết những tập khí xấu xa và lỗi lầm của mình.

Trong Thiền Đường, mọi người ngồi tham Thiền. Đó là để thử nghiệm xem ai có thể trúng tuyển quả vị Phật. Làm sao để trúng tuyển? Cần phải "bên trong không chấp thân tâm, bên ngoài không thấy có thế giới."

Nhiều người tham Thiền phạm phải hai khuyết điểm: thứ nhất là điệu cử, thứ hai là hôn trầm--nếu họ không khởi vọng tưởng thì cũng ngủ gục trong Thiền Đường.

Tham Thiền, quan trọng là phải có tâm nhẫn nhục, tâm bền bỉ. Bí quyết tham Thiền là nhẫn. Không nhẫn nổi nữa cũng vẫn cứ cố nhẫn. Nhẫn cho đến cực điểm thì tự nhiên sẽ quán thông, sáng suốt, khai ngộ.

Khi tham Thiền đến độ chín muồi thì không những hết vọng tưởng, mà còn bớt dần nóng giận, bớt dần phiền não, phẩm cách cao thượng hơn, khí phách mạnh mẽ thêm.

Tại sao chúng ta không tương ưng với Đạo? Vì tâm cuồng loạn chưa ngừng nghỉ.

Tham Thiền cần có lòng nhẫn nại, bởi vì đó là vốn liếng của sự khai ngộ.

Khi tham Thiền, chúng ta có cơ hội khai ngộ, tự tánh quang minh hiện rõ như mùa xuân về lại trên trái đất, vạn vật đều sinh sôi nẩy nở.

Người chân chánh tham Thiền là người chân chánh niệm Phật. Người chân chánh niệm Phật cũng là người chân chánh tham Thiền. Kẻ chân chánh trì Giới cũng là kẻ chân chánh tham Thiền.

Chân ngã là gì? Tức là tự tánh, cũng tức là thành Phật. Thành Phật mới là chân ngã. Trước khi thành Phật thì tất cả đều là giả.

Thân thể ai không nhiễm ô thì người ấy là Phật; thân thể ai nhiễm ô thì người ấy là chúng sanh. Nhiễm ô là gì? Nói vắn tắt thì "nhiễm ô" tức là nhìn không thông, xả không được, giờ giờ phút phút luôn sanh khởi vọng tưởng.

Dụng công cho đến lúc thành thục rồi thì chúng ta sẽ ăn mà không biết là mình đang ăn, mặc mà không chấp trước vào y phục mình đang mặc, còn nói chi đến những vật ngoài thân--tất cả đều xả bỏ hết!

Tu hành không chỉ hạn hẹp trong việc tham Thiền, tụng Kinh mà thôi. Phải tùy nơi tùy lúc mà tu hành. Đừng móng tâm phân biệt nhiều. Chớ tranh đấu vì quyền lợi, giành chức lãnh đạo để sai khiến người khác, và cũng chớ nên biểu diễn, thi thố tài năng trước mặt Thầy mình.

Đạo quý tại chuyên nhất. Tướng tài do mưu lược chứ không tại hùng dũng. Binh lính cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều.

Chân thật niệm Phật là luôn luôn niệm trong từng giây từng phút; vọng tưởng hay ý nghĩ gì về ăn uống cũng không có cả--cái gì cũng quên bẵng thì đó mới là chân thật niệm Phật.

Chúng ta niệm Phật, Phật cũng niệm chúng ta--giống như đánh điện tín đến Phật A-Di-Đà vậy. Đó gọi là cảm ứng Đạo giao. Nếu chúng ta không niệm Phật thì Phật không có cách gì để nhiếp thọ được; thế nên, chúng ta phải trì niệm danh hiệu Phật.

Niệm Chú, cần phải niệm cho đến lúc Chú lưu xuất từ tâm ra và đồng nhập trở vào tâm. Chú và tâm, tâm và Chú cùng hợp nhất vào một âm thanh, không thể phân biệt. Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm.

Chúng ta lễ Phật, Phật nhận lễ, thì phước huệ của chúng ta tăng trưởng. Thế nên, lễ Phật là "cảm," nhận lễ là "ứng"; đó là Đạo giao.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6596)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6691)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6366)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5705)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6084)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6382)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5789)