Ghi Chú Của Người Ghi Chép

08 Tháng Hai 201100:00(Xem: 16111)

THỰC TẠI HIỆN TIỀN

Viên Minh
Bát Nhã Thiền Viện Ấn Tống


* Ghi chú của người ghi chép:


Người ta đã định nghĩa Niết Bàn bằng những hình ảnh, mỹ từ cao siêu và tôn quý nhất, ngôn ngữ triết học, thiền học, văn chương cẩm tú mỹ lệ nhất... có chỗ nói đúng cái rốt ráo viên mãn tùy tướng dụng của nó... nhưng có chỗ dễ rơi vào thường kiến, thường luận.

Ví dụ: 

- Ly tứ cú, tuyệt bách phi.
- Siêu việt lý trí.
- Tuyệt đối trong lòng tương đối.
- Không còn sự diễn biến của ngũ uẩn.
- Sát-na kỳ ngộ.
- Sát-na vĩnh cửu.
- Không còn vô minh, ái dục.
- Đoạn tận tham, sân, si.
- Vĩnh phúc, thường lạc.
- Thường lạc ngã tịnh.
- Phi nhị giá, song quan, song lực.
- Uyên nguyên, bản nguyên.
- Bình thường tâm.
- Vĩnh thể.
- Bản lai diện mục.
- Vô vị chân nhân.
- Thiên thu.
- Cố quận, 
- v.v... và v.v...

Kinh Hoa Nghiêm có một nhóm từ rất chân xác là "đương xứ tức chân". Chỉ có cái đang là ấy là cái chân, không có cái chân nào khác. Niết Bàn là cái "đang là" luôn luôn mới mẻ, cụ thể, sinh động, phong phú, chứ không phải là những lý niệm trừu tượng.

Triết học Tây Phương từ thời cổ Hy Lạp cho đến hiện đại... cứ loay hoay mãi với những duy lý, duy sự, duy danh, duy nghiệm, duy tâm, duy vật, duy linh... và đủ mọi thứ dụng trên đời này... không bao giờ nói được cái thực tại toàn diện... Thành tựu cao nhất mà cũng là thất bại tột cùng là dẫn nhau đến vực thẳm tuyệt lộ này, hố thẳm không bao giờ vượt qua này, mà đại biểu bi tráng nhất của nó là Martin Heidegger. Heidegger với những tác phẩm Vô Thể và Hữu Thể, Hữu Thể và Thời Gian... không bao giờ diễn đạt được được cái "đang là". Rồi chính Heidegger đã im lặng mênh mông trước nụ cười của Đức Phật. Triết học Tây Phương không hiểu nổi nụ cười của Đức Phật.

Chân thành cảm ơn Đạo hữu Minh Trần 
đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen quyển sách này. (Tâm Diệu)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6562)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6675)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6345)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5673)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6048)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6366)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5761)