3. Hỷ Vô Lượng

02 Tháng Chín 201000:00(Xem: 27574)

3. HỶ VÔ LƯỢNG (muditāpramāṇa, muditā appamaññā), đây là phạm trù trạng thái tâm thức thứ ba, đó là lòng Hỷ, Sanskrit ngữ muditāp, hay Pāli ngữ muditā, chúng có nghĩa là lòng vui thích ở đây không phải là trạng thái vui thỏa thích suông, cũng không phải là tình cảm riêng dành cho một người nào mà chúng thể hiện tâm hoan hỷ vui thích đối với người khác, trước sự thành công của họ về cuộc sống. Lòng hoan hỷ này phát xuất từ lòng tự nguyện, chúng có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ vốn luôn luôn đối lập trực tiếp lại hoan hỷ. Đó là tâm lượng cao thượng vô hạn thứ ba của bốn vô lượng được đức Đạo sư dạy cho đệ tử của mình dùng nó trong việc tự lợi và lợi tha vừa để đối trị những phiền não tật đố vừa tạo cho người khác mọi khích lệ thúc đẩy và tán thán cho sự thành tựu người khác cùng, giúp đỡ người khác thiếp tục có những thành công khác nữa trong cuộc sống. 

Đức Đạo sư dạy: “Tỳ-kheo tâm đi đôi với Hỷ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Hỷ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ.” (Trung A-hàm 21, kinh Thuyết xứ). 

Cũng như tâm Từ, tâm Bi đức Đạo sư đã dạy cho các Tỳ-kheo như trên, ở đây tâm Hỷ cũng vậy:

Bấy giờ các Tỳ-kheo lại bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, thế nào là tâm Hỷ vô lượng?

“Phật dạy:

“Là đối với mọi lúc mọi nơi, tâm Hỷ luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh, không tổn hại người khác; xa lìa các oán kết, đem tâm rộng lớn chỉ bày cho chúng sanh, thương nhớ cứu hộ như con đỏ của chính mình; đối với kẻ oán người thân bình đẳng không khác nhau, khiến cho họ dứt trừ triền cái, giải thoát tất cả. Như vậy gọi là tâm Hỷ vô lượng.” (Phật nói kinh nghĩa Pháp thừa quyết định, quyển thượng)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn