Ta Không Tranh Luận Với Đời - Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

29 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 18418)


TA KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI
Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, SN 22.94)

1) Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn ở thành Xá-vệ, vườn Kỳ-đà, tinh xá Cấp-cô-độc.
2) Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu:
3) – Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
4) Này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời không chấp nhận, Ta cũng không chấp nhận. Này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời chấp nhận, Ta cũng chấp nhận.* 5) Và này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời không chấp nhận, Ta cũng không chấp nhận?
6) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
7) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Thọ là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
8) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Tưởng là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
9) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Hành là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
10) Người có trí ở đời không chấp nhận Thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
11) Này các Tỳ-khưu, đây là những gì ở đời người có trí không chấp nhận, Ta cũng không chấp nhận.*
12) Và này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời chấp nhận, Ta cũng chấp nhận?
13) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
14) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Thọ là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
15) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Tưởng là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
16) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Hành là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
17) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
18) Này các Tỳ-khưu, đây là những gì ở đời người có trí chấp nhận, Ta cũng chấp nhận.*
19) Này các Tỳ-khưu, đây là những pháp thế gian Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
20) Những pháp thế gian ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri; sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ, là gi?
21) Sắc, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
22) Thọ, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
23) Tưởng, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
24) Hành, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
25) Thức, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.*
26) Ví như, này các Tỳ-khưu, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.
27) Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm. (HT Thích Minh Châu dịch) * * *

Puppha Sutta - The Flower

1. I heard thus. At one time the Blessed One lived in the monastery offered by Anatiapindika in Jeta's grove in Sàvatthi.
2. From there the Blessed One addressed the monks.
3. – Monks, I do not dispute with the world. The world disputes with me. Monks saying it properly, there is no dispute with the world on account of anything.
4. If it is, there is no righteous wisdom in the world, I too say, it is so. If it is, there is righteous wisdom in the world, I too say, it is so.
5. Monks, how is there no righteous wisdom in the world, which I too say, is so?
6. Monks, there is no righteous wisdom in the world, as matter is permanent, stable, stands forever and does not change. I too say, it is so.
7-9. Monks, there is no righteous wisdom in the world, as feelings, perceptions, intentions are permanent, stable, stands forever and do not change. I too say, it is so.
10. Monks, there is no righteous wisdom in the world, as consciousness is permanent, stable, stands forever and does not change. I too say, it is so.
11. Monks, thus there is no righteous wisdom in the world, which I too say, is so.
12. Monks, how is there righteous wisdom in the world, which I too say, is so?
13. Monks, there is righteous wisdom in the world, as matter is impermanent, unstable, does not stand forever without a change. I too say, it is so.
14-16. Monks, there is righteous wisdom in the world, as feelings, perceptions, intentions are impermanent, unstable, not everlasting, changes. I too say, it is so.
17. Monks, there is righteous wisdom in the world, as consciousness is impermanent, unstable, does not stand forever without change. I too say, it is so.
18. Monks, thus there is righteous wisdom in the world, which I too say, is so.
19. Monks, these are worldly conditions which the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up.
20. Monks, what are the worldly conditions which the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tell, preach, make known, establish, explaining make threadbare and open?
21. Monks, this worldly condition of matter, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
22. Monks, this worldly condition of feelings, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
23. Monks, this worldly condition of perceptions, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
24. Monks, this worldly condition of intentions, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
25. Monks, this worldly condition of consciousness, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
26. Monks, the blue, red, or white lotus, born and nourished in the water, rises beyond the water and stands unsoiled by the water.
27. Monks in the same manner the Thus Gone One nourished in the world stands above it, not soiled by the world.

(Nguồn: http://budsas.blogspot.com/2010/12/ta-khong-tranh-luan-voi-oi.html)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Hai 2017(Xem: 7940)
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8150)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 7679)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6898)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều quốc độ khác nhau trú tại Savatthi vì một vài công việc. Những vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể cùng với Sa-môn Gotama thảo luận vấn đề này?"
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6263)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5162)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thống và bộ phái Phật giáo. Trong kho tàng kinh điển Phật giáo, thì một phần di sản của hai truyền thống kinh điển Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins) và Thượng tọa bộ (Theravādins) còn được lưu lại đến hôm nay trong Hán tạng và Nikāya.