8. Kinh Sách Và Đọc Như ở Myanmar

20 Tháng Năm 201400:00(Xem: 6885)

NỤ CƯỜI MYANMAR
TS Nguyễn Mạnh Hùng

8. KINH SÁCH VÀ ĐỌC NHƯ Ở MYANMAR


tac_gia_va_1_ban_kinh_tren_da_tai_chua_kuthoda-contentĐến Myanmar hầu như ai cũng tìm đến chùa Kuthodaw ngay dưới chân núi Mandalay thuộc thành phố Mandalay để thăm cuốn sách lớn nhất thế giới. Cuốn sách này chính là Kinh Phật, gồm 1460 trang, mỗi trang rộng 107 cm, dài 153 cm và dày 13 cm. Các trang sách là các khối đá và được để trân trọng trong một tháp nhỏ màu trắng. Nếu đến Myanmar mà chưa đến chùa Kuthodaw thì thật sự đáng tiếc cho khách du lịch nói chung và Phật tử nói riêng. Tôi thì lần nào đến Myanmar, tâm cũng nhắc thân tìm đến tận nơi để chiêm bái, đảnh lễ, ngắm nghía và suy ngẫm.

Vua Mondon là người rất hâm mộ Phật pháp. Ông muốn Phật Pháp trường tồn nên đã cho khắc kinh Phật lên những tấm đá này bởi nếu kinh khắc trên lá cây sẽ bị rách, nát và hư hỏng theo thời gian. Hơn nữa, kinh trên lá rất có thể bị cháy bởi hỏa hoạn.

Năm 1871, chính vua Mondon đã đứng ra tổ chức kết tập kinh điển lần thứ 5 và cho xây dựng tại Mandalay cuốn sách lớn nhất thế giới này. Vậy là 729 tấm đá lớn đã được chế tác để khắc lên đó kinh Phật. Kinh được khắc lên bằng vàng.

Tôi thật sự khâm phục công đức của nhà vua vĩ đại đó. Tôi nhớ lại chuyến đi về đất Phật Ấn Độ và Nepal và luôn tưởng nhớ đến vua Tần Bà Sa La, vua A Xà Thế, vua A Dục. Họ là những vị vua rất có tâm Phật và hết mình làm những gì có thể để Phật Pháp sống mãi với thời gian. Tôi ngồi tại chùa Kuthodaw và nhớ đến ơn đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tôi đã nguyện mong cho lãnh đạo của đất nước Việt Nam của hiện tại và tương lai có nhiều vị có tâm Phật.

Là giám đốc doanh nghiệp xuất bản sách, tôi nhắm mắt lại và tưởng tưởng ra những nhà sách ở Việt Nam và trên thế giới này. Nhà sách phải lớn đến thế nào đây mới đủ chỗ để trưng bày cuốn sách kỷ lục và quý giá này!

Tôi lại nhớ về công lao của vua Mondon khi đã khai thác đá từ núi Sagyin cách Mandalay 51 km về phía bắc và vận chuyển theo đường sông về đây. Công việc chế tác và khắc chữ lên đá được tiến hành từ ngày 14 tháng 10 năm 1860 trên một diện tích đất rộng gần cung Mandalay. Toàn bộ tam tạng kinh điển Tipitaka được khắc rất đẹp và được kiểm tra kỹ lưỡng bởi những vi cao tăng của đất nước Myamar.

Tôi ngồi ngắm từng trang sách. Lòng tôi an lạc lạ thường. Mỗi tấm đá khắc từ 80 đến 100 dòng, nét chữ bằng vàng ròng lóng lánh đẹp tuyệt trần như hút hồn tôi và các thành viên của đoàn. Nghe nói, một nghệ nhân điêu luyện có thể khắc lên đá mỗi ngày quãng 16 dòng. Và để rồi từ ngày 4 tháng 5 năm 1868 ngôi chùa với cuốn sách lớn nhất thế giới này chính thức mở cửa cho khách tham quan. Nếu không có vị vua Mondon tuyệt vời và những nghệ nhân Myanmar tài năng thì chúng ta và thế giới ngày nay đâu có cơ hội đến đây. Và rồi dù có hàng ngàn năm nữa thì tam tạng kinh điển vẫn còn mãi ở đất Myanmar này.

 Ở rất nhiều chùa Myanmar còn lưu trữ các bản kinh viết trên lá cọ. Có những ngôi chùa còn lưu trữ hầu như nguyên vẹn toàn bộ tam tạng kinh điển. Tại rất nhiều chùa chúng tôi thấy cả tủ lớn chứa kinh viết trên lá cọ. Tôi thành tâm ngưỡng mộ và xúc động khi tận mắt thấy những bản kinh này.

Điểm thú vị nữa là chúng tôi thấy cả những bản kinh viết trên lá cọ được bán tại khu chợ phiên nơi hồ Inle. Giá một cuốn kinh mỏng là 200 đô la. Có những cuốn thấy đòi 1.000 đô la. Như vậy, những ai muốn sưu tầm, hoàn toàn có cơ hội sở hữu những cuốn kinh, sách quý hiếm và giá trị này.

Lại nói về việc đọc sách ở Myanmar. Chúng tôi thấy ở đất nước này có khá ít cửa hàng sách. Tôi nghĩ số lượng nhà sách ở Việt Nam có lẽ vẫn nhiều hơn ở Myanmar. Tuy nhiên tôi quan sát thấy khá nhiều người đọc sách. Bác bảo vệ khách sạn đọc sách. Các em bé ngồi dưới đất đọc sách. Các cụ già đọc sách. Thật là mừng.

Tôi đến vài chùa thì thấy các cư sỹ đọc tụng kinh và phát trên loa phóng thanh. Họ đọc tụng rất hay và mang theo nhiều năng lượng. Tôi nghe không hiểu, bởi họ đọc tụng bằng tiếng địa phương nhưng tôi rất thích nghe. Hình như kinh Phật thì chỉ cần nghe chứ không cần hiểu. Kinh Phật đâu có phân biệt ngôn ngữ!

Tôi rời Myanmar mà vẫn thấy những hình ảnh về kinh và sách ở đất nước đặc biệt này như hiển hiện trong đầu. Trưa nay, ngồi thọ trai với sư Trí Hạnh từ chùa Quang Minh, tỉnh Đồng Tháp lên thăm, tôi mong muốn sư sớm có duyên đến với Myanmar. Sư nói với tôi rằng, nhất định sẽ đi đến đây, một khi đủ duyên.

Myanmar ơi, kinh sách nơi xứ sở của xá lợi Phật ơi, hãy đến với Việt Nam thân yêu của chúng con. Các bạn đạo đồng tu người Việt và khắp thế giới ơi, hãy đến Myamar đi, dù chỉ một lần. Trăm nghe không bằng một thấy mà.

tac_gia_va_1_la_kinh-content1tac_gia_va_1_ban_kinh_tren_da_tai_chua_kuthoda-content2nguoi_dan_myanmar_doc_sach-content3mo_hinh_cac_thap_co_chua_kinh_tren_da_o_chua_kuthodaw-content4kinh_sach_co_tren_la_co-content5be_myanmar_choi_voi_sach-content6bac_bao_ve_khach_san_tranh_thu_doc_sach-content7

1.Tác gỉa và 1 lá kinh
2. Tác giả và 1 bản kinh trên đá tại chùa Kuthoda
3. Người dân Myanmar đọc sách
4. Mô hình các tháp có chứa kinh trên đá ở chùa Kuthodaw
5. Bé Myanmar chơi với sách
6. Kinh sách cổ trên lá cọ
7. Bác bảo vệ khách sạn tranh thủ đọc sách

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 4458)
10 Tháng Năm 2019(Xem: 5395)
04 Tháng Giêng 2019(Xem: 7405)
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6504)
30 Tháng Mười 2018(Xem: 6939)
24 Tháng Mười 2018(Xem: 7508)
27 Tháng Tám 2018(Xem: 5950)