Giọt Sương Huyễn Hóa

15 Tháng Chín 201715:03(Xem: 7226)

MỤC LỤC

Lời Tựa của G.S. Phạm Công Thiện
Vào Tập của Viên Lý


   Giọt Sương Huyễn Hóa
     Tác Giả: Viên Lý


Lời Tựa


Tác giả gửi cho tôi đọc trước trên 80 bài thơ. Tôi cẩn thận đọc đi đọc lại ba bốn lần. Mỗi lần đọc là mỗi lần ngạc nhiên thích thú.

Tôi đã tìm thấy ở tác giả một cõi thơ khác biệt, một giọng thơ hăng hái, chân thành, tha thiết, dễ thương, đôi khi chua chát phẫn nộ, thường khi thành khẩn, tinh thần "kêu gọi" và "dấn thân" tràn ngập khoảng trên mười bài thơ tích cực lên đường, vì lợi ích chúng sinh, vì quê hương, vì thảm kịch hắt hiu của cả dân tộc.

Những bài thơ ấy rất là hữu dụng trong mặt trận đấu tranh hiện nay để an lập một tự thức quyết liệt toàn diện của cả dân tộc, vùng dậy đạp đổ ý thực hệ công sản, vùng dậy hủy diệt tà kiến vô minh của cộng sản để cho sở hành trọn vẹn của cả dân tộc Việt Nam được an trụ một cách phi thường trong tinh thần vô sở úy của nhất thiết chủng trí, lộ trình tối thượng mà GHPGVNTN đã khai mở cho hiện tế và hậu tế của tính mệnh Việt Nam...

Phát từ tinh thần sở hành của giải thoát tri kiến, tác giả đã mở đầu điệu thơ rất lạ:

Có những đêm lạ nhà không ngủ được
ta lặng hồn nghe gió...
rồi trở lại tự thân quán tưởng
ta tủi nhục, quạnh hiu và khắc khổ...

Một thứ "quạnh hiu và khắc khổ" cùng độ mà vẫn thanh thoát, giống như cơn gió siêu thoát nào thổi quạnh hiu thơm ngát từ "Viên Lý Tính" của Thực Tế bất chứng vô nhị.

Trên 80 bài thơ, có rất nhiều bài phi thường mà tôi nghĩ rằng tính chất thơ mộng đã được thể hiện trọn vẹn, như bài thơ này:

lững lờ nước chảy băng khê
ngàn con sến lại keo về ngang sông
cây sầu đông đã điểm bông
một con bướm đậu trên cành khế non

Xin đọc giả dở tập thơ và đọc kỹ trọn bài trên. Những bài thơ tuyệt vời của thời đại Lý Trần ở Việt Nam thì cũng đạt tới như vậy mà thôi, trụ xứ mây bay của Pháp vân thập địa trong ngôn ngữ thi ca dân tộc.  tiếp

Chúng ta vẫn thấy ngạc nhiên, dù chúng ta có được biết qua chỗ sở trụ và sở hành của tác giả:

Tác giả là một thiền sư trẻ tuổi mà tôi được vui sướng quen biết từ cả chục năm qua. Tất cả thiền sư đều là thi sĩ và tất cả thi sĩ không hẳn là thiền sư. Thiền sư Viên Lý là một nhà thơ trọn vẹn, và mỗi một nhà thơ trọn vẹn chỉ cần làm vài chục bài thơ thực trọn vẹn. Chỉ thế thôi, cũng quá đủ để cho ngôn ngữ Việt Nam vẫn là ngôn ngữ Việt Nam trọn vẹn.

Chúng ta đã từng biết rằng Nguyễn Du đã từng tự nhận rằng mình đã đọc kinh Kim Cang đến cả ngàn lần.

Có mấy thi sĩ Việt Nam hiện nay đã đọc kinh Kim Cang đến 5 lần thôi? Thi sĩ là người sống với và sống trong ngôn ngữ, sống mật thiết với thể tính của ngôn ngữ chính yếu. Tinh thần Bát Nhã Kim Cang là thu phôi tất cả khả tính của ngôn ngữ chính yếu vào trong sự im lặng tuyệt vời của Thơ và Mộng.

Tác giả đã sống trọn đời từ lúc bé thơ trong những thiền viện quê hương và là một đạo sĩ uyên bác Kinh Luận Phật Giáo, thế mà tác giả đã không bị cột bó vào những thuật ngữ Phật Giáo như thường tình. Mỗi chữ trong văn tự Phật Giáo mà tác giả sử dụng trong thơ đều là những âm ba linh động phong phú mà chỉ có nhà thơ nào sống trọn đời và thở trọn đời trong linh ngữ và mật ngữ của quê hương mới có khả năng trọn vẹn.

Phạm Công Thiện
  California, ngày 20 tháng 3 năm 1990 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 202217:51(Xem: 8496)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
19 Tháng Năm 202222:08(Xem: 3620)
... Trong thời điểm thế giới có nhiều bất an, khổ đau và xáo trộn, những lời dạy của Đức Phật cầnđược tinh cần ứng dụng. Tất cả chúng ta nên xây dựng lòng nhẫn nhục, tình yêu thương, hiểu biết và sự hy sinh bản thân để lan tỏa niềm vui trên toàn thế giới. Đức Phật luôn dạy rằng, con người phải không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách. Chúng ta nên nắm tay nhau để cùng nhau bước ra khỏi cuộc sống dẫy đầy phiền não khổ đau này. Bất chấp những thách đố được xuất phát từ bất cứ đâu, với nội lực thanh tịnh tổng hợp, chúng ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên, trở lực...
22 Tháng Hai 202214:26(Xem: 5641)
28 Tháng Giêng 202210:01(Xem: 3177)
07 Tháng Sáu 202115:47(Xem: 4199)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.