MIẾN ĐIỆN: CỘI RỄ CỦA THẢM KỊCH ROHINGYA

17 Tháng Chín 201720:49(Xem: 6267)
MIẾN ĐIỆN: CỘI RỄ CỦA THẢM KỊCH ROHINGYA
Trọng Thành | RFI

rohingyas
Người Rohingya vượt biên sang Bangladesh qua vịnh Bengal. 
Ảnh chụp ngày 11/09/2017. (Reuters)
Lời Ban Biên Tập: Một độc giả thư về ban biên tập chúng tôi thắc mắc tại sao quốc gia Miến Điện là một quốc gia Phật Giáo lại có những hành xử tàn bạo đối với người gốc thiểu sốRohingya. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng và các nước lớn trên thế giới cũng đều lên tiếngphản đối. Vậy những người lãnh đạo Phật Giáoquốc gia này đã làm gì để tránh những vụ tàn sát và xua đuổi đồng loại?  Trước hết chúng tôi giới thiệu bài viết của Trọng Thành đài RFI về cội rễ của vấn đề, sau nữa mời quý độc giả đọc thêm các bài viết liên quan đến vấn đề.





Bangladesh-MyanmarBài « Một lịch sử căng thẳng lâu dài và bạo lực » nhấn mạnh « cuộc thanh lọc sắc tộc » mà chính quyền Miến Điện đang tiến hành là đợt xung đột mới nhất của hơn một thế kỷ căng thẳng giữa hai cộng đồng Phật Giáo và Hồi Giáotại vùng đất biên giới Miến Điện. Le Monde đưa độc giả trở lại trước hết với « nguyên nhân đầu tiên », đó là vào năm 1826, khi chính quyền Anh (kiểm soát Ấn Độ), sau khi xâm chiếm vùng Arkhan (tức bang Rakhine hiện nay), đã khuyến khích dân Hồi Giáo miền đông Bangladesh định cư tại khu vực này.

Trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1911, số lượng dân cư Bangladesh theo đạo Hồi sang định cư tại các địa điểm như Maungdaw, Buthidaung và Rathedaung – các trung tâm của những biến loạn hiện nay – tăng vọt tới 77%.


Cuộc chiến Anh-Nhật

Theo nhà nghiên cứu Moshe Yegar, trong Thế Chiến Hai, sau khi Nhật chiếm Miến Điện năm 1942, căng thẳng giữa hai cộng đồng lại có cơ hội bùng phát. Nhiều phần tử Phật Giáo không chấp nhận trở thành thiểu số tại một số địa điểm nơi người « Rohingya » sống quần tụ, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công nhắm vào các « làng Hồi Giáo », và người « Rohingya » trả đũa, chống lại tín đồ Phật Giáo ở Maungdaw và Buthidaung.

Bangladesh-Myanmar2Xung đột giữa hai cộng đồng đặc biệt quyết liệt, khi các tín đồ Phật Giáo bị lực lượng chiếm đóngNhật Bản sử dụng để đẩy lùi quân Anh, trong khi đó, bên thực dân Anh – rút về Ấn Độ - tổ chức nhiều nhóm dân quân chống Nhật, bao gồmngười Hồi Giáo Rohingya hay Bangladesh. Các chiến binh tình nguyện theo đạo Hồi nhiều khi, thay vì tấn công quân Nhật, lại nhắm vào các làng Phật Giáo.

Kể từ khi Miến Điện độc lập năm 1948, căng thẳng tiếp tục gia tăng. Năm 1951, một « tổ chức của người theo đạo Hồi ở Arakhan » kêu gọi thành lập một « Nhà nước Hồi Giáo tự dobình đẳng với các quốc gia khác của Liên Hiệp Miến Điện ».

Chính vào thời điểm này mà từ « Rohingya » được lực lượng ly khai và các thành phần Hồi Giáo sử dụng để nói về cộng đồng này. Trong khi đó, chính quyền Miến Điện và đông đảo cư dân nước này không thừa nhận sự tồn tại của người « Rohingya », mà coi họ chỉ là những người Bangladesh tha hương. Trong khi đó, những người tranh đấu cho cộng đồng Rohingya coi đây là một sắc tộc riêng, một phần có nguồn gốc Bangladesh, nhưng có cả các gốc gác khác, như Ả Rập, Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ…

Kể từ những năm 1960, nhiều nhóm nổi dậy Rohingya được thành lập. Một số nhóm tuyên bố chiến đấu để bảo vệ quyền tôn giáo, một số nhóm khác nghiêng về Hồi Giáo chính trị. Nhìn chung, xung đột với chính quyền tại vùng biên giới diễn ra « với cường độ thấp ». Bản thân giữa các nhóm cũng có những cạnh tranh, và số lượng mỗi nhóm thường không vượt quá 100 người. Hiệp hội Đoàn Kết Rohingya, có cơ sở tại Bangladesh, từng là một trong những nhóm tích cực nhất.

Lực lượng nổi dậy Quân Đội Giải Phóng Rohingya hiện nay chắc chắn là một hóa thân của các nhóm chiến đấu trước đây, vốn hoạt động trong tình trạng phân tán. Một số người cho rằng lực lượng này do các thế lực lưu vong ở Ả Rập Xê Út và Pakistan giật dây, nhưng theo những người phát ngôn của tổ chức này, thì cuộc chiến của họ không liên quan gì đến Thánh chiến Hồi Giáo.

Aung San Suu Kyi chuẩn bị lên tiếng

Về tình hình tại chỗ, báo Le Figaro cho biết đã có hơn 379.000 người Rohingya tị nạn sang Bangladesh. Dòng sông biên giới Naf đầy tử thi. Hôm qua, phát hiện thêm bảy người bị bắn chết, sau khi thi thể của họ được vớt lên. Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt mọi hoạt động chống lại người Rohingya.

Người đươc coi là đứng đầu chính phủ Miến Điện trên thực tế, bà Aung San Suu Kyi, trở thành đối tượng bị chỉ trích mãnh liệt, vì thái độ « thụ động, trước số phận bi thảm của cộng đồng thiểu số Hồi Giáo này ». Đối với Le Figaro, sự im lặng của ngoại trưởng Miến Điện cho thấy rõ « những giới hạn » của bà trước giới quân sự đầy quyền lựcQuan điểm coi người Rohingya là người nước ngoài của lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing, được rất nhiều người trong số 90% cư dân Phật Giáo của Miến Điện hưởng ứng. Quan điểm này lại càng có cớ để truyền bá, khi tổ chức Al-Qaida đe dọa tấn công chínhquyền Miến Điện để báo thù. Cuộc khủng hoảng bang Rakhine đang ngày càng trở nên một vấn đềquốc tế.

Theo Les Echos, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi sẽ có phát biểu chính thức về vấn đề này vào ngày 19/09. Theo một người phát ngôn chính phủ, một trong các nội dung phát biểu của bà liên quan đến « hòa giải dân tộc và hòa bình ». 

(Thư Viện Hoa Sen)

Bài đọc thêm:
Chủ Nghĩa Dân Tộc Phật Giáo ở Miến Điện
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi
Đức Đạt Lai Lạt Ma Kêu Gọi Các Nhà Sư Miến Điện Hãy Chấm Dứt Bạo Lực
Hận thù mang màu vàng cà sa làm xấu hình ảnh Phật giáo
 (Thích Như Điển)
Miến Điện: Ca Tụng Chư Tăng Đạo Phật By Sao Noan Oo - Thích Quảng Ba Dịch
Myanmar, hương bay ngược gió
Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện - Ht Thích Trí Chơn Chuyển Ngữ
Phật Giáo Tại Miến Điện

Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà Aung San Suu Kyi
Sự cố Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6023)
Chúng tôi thay mặt Ban Từ Thiện Xã Hội Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại và những nạn nhân động đất tại Nepal xin thành kính cảm ơn và tri ân công đức đến Thượng Tọa Trụ Trì Chùa Từ Lâm, quý ân nhân, những nhà hảo tâm cùng toàn thể quý đồng hương và quý Phật tử khởi lòng từ bi nghĩ tưởng đến những nạn nhân động đất có hoàn cảnh bất hạnh mà phát tâm cứu giúp.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5882)
Ngày Phật Đản không chỉ đơn thuần là ngày đánh dấu thời điểm Đức Phật thị hiện Đản sanh, cũng không chỉ thuần tuý là ngày tưởng niệm ân đức giáo hoá độ sinh sâu dày của đấng Đại giác mà còn là ngày để thế giới nhân loại ôn lại những Thông điệp Hoà Bình. Tự Do. Bình Đẳng. Từ Bi và Trí Tuệ ưu việt của Đức Phật, đồng thời cũng là ngày nhắc nhớ chúng ta hết lòng báo ân Đức Phật bằng cách tinh cần Sống Đời Sống Phật, một đời sống vị tha, vô ngã, một đời sống chỉ cho và vì phúc lợi lâu dài của tha nhân.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5775)
Một thảm họa khủng khiếp do trận động đất xảy ra vào ngày 25/4/2015 tại phía tây bắc Katmandu, nước Nepal với cường độ 7.9 độ Richter đã khiến hàng ngàn ngàn người thiệt mạng…. chúng tôi thiết tha kêu gọi quý nhà hảo tâm trải lòng thương xót giúp đỡ những nạn nhân do sự động đất gây ra.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5795)
Để biểu tỏ lòng tri ân sâu xa lên Đức Phật, Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thồng Nhất Hải Ngoại sẽ long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản PL 2559 vào lúc 11 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2015 (nhằm ngày 14 tháng 4 năm Ất Mùi) tại Chùa Điều Ngự, 14472 Chestnut St., Westminster, CA. 92683 - U.S.A. Điện thoại: (714) 890-9513
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6012)
Thay mặt Tổng Vụ Hoằng Pháp, chúng con thành tâm kính cung thỉnh Chư Tôn Đức Tăng Ni và chúng tôi trân trọng kính mời quý vị Nhân sĩ Trí thức và Quý Đồng hương Phật tử nhín chút thì giờ quý báu hoan hỷ quang lâm tham dự buổi Hội Thảo vào lúc 10 giờ sáng thứ bảy, ngày 30 tháng 05 năm 2015 nhằm (13 tháng 04 âm lịch năm Ất Mùi).
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5574)
Rằm tháng Tư sắp đến, mùa Phật Đản lại về. Hoà cùng niềm vui chung của toàn thể Tăng tín đồ trên khắp năm châu và để tưởng nhớ ân đức hóa độ sâu dày của đức Phật, Tăng Đoàn GHPGVNT Hải Ngoại sẽ long trọng cử hành Đại lễ Phật Đản chung, PL 2559 vào Chủ Nhật, ngày 31 tháng 5 năm 2015, nhằm ngày 14 tháng 4 năm Ất Mùi, tại Chùa Điều Ngự, 14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6400)
Quyết Định nầy có hiệu lực kể từ ngày ấn ký và chấm dứt sau khi Ban Chấp Hành Liên Đoàn CHT & Đoàn Sinh GĐPT Hoa Kỳ làm lễ ra mắt trước Chư Tôn Đức Giáo Phẩm HĐĐH Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại và Đồng Hương Phật Tử ngày Đại Lễ Phật Đản chung của Tăng Đoàn.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6396)
Để công tác Phật sự được sớm hoàn thành viên mãn, trân trọng kính đề nghị Tổng vụ Ban Hành Quyết Định Công Nhận thành phần nhân sự như đã kính trình.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 6114)
Thuyết Trình Viên trình bày lý do buổi họp: Nhằm mục đích bầu chọn Ban Tổ Chức Đại Hội Thành Lập Liên Đoàn CHT & Đoàn Sinh GĐPT Hoa Kỳ thuộc Tổng Vụ Thanh Niên, Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại.
27 Tháng Bảy 2015(Xem: 5421)
Nhân dịp Xuân về, xin hãy chấm dứt những biểu diễn mang tính ảo thuật về tự do, nhân quyền, dân chủ; thay vào đó là sự thể hiện cụ thể tự do, nhân quyền và dân chủ ngay trên chính bản thân và tổ chức của mình. Hoà bình không thể thiết lập khi đời sống của những tổ chức và cá nhân dẫy đầy bạo động, bất công và phi lý.