QUYẾT NGHỊ Của HỘI NGHỊ TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN HẢI NGOẠI

27 Tháng Mười Một 201613:55(Xem: 5696)
QUYẾT NGHỊ
Của
HỘI NGHỊ TĂNG ĐOÀN GHPGVNTN HẢI NGOẠI

 

 

Hội Nghị Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 11 năm 2016 tại Chùa Điều Ngự, thành phố Westminster, California, Hoa Kỳ cùng thời gian với Khoá Tu Học Mùa Đông của Tăng Đoàn. Hội Nghị đã quy tụ 47 Phái Đoàn, 276 Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử và Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Sau 3 ngày làm việc tích cực trong tinh thần Lục hoà và trên căn bản của lý tưởng Bồ tát đạo, Hội Nghị đã đồng thanh Quyết Nghị:

Thứ nhất: Thông qua Hiến Chế của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại gồm 09 Chương, 45 Điều.

Thứ hai: Công cử chư Tôn đức Giáo phẩm, Cư sĩ, Huynh trưởng Phật tử để bổ sung, kiện toàn thành phần nhân sự cho các Hội Đồng Giáo phẩm, Hội đồng Cố Vấn và Hội Đồng Điều Hành của Tăng Đoàn GHPGVNT Hải Ngoại.

Thư ba: Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại lấy giải thoát, giác ngộ làm cứu cánh; lấy từ bi, trí tuệ làm phương tiện; chọn dân tộc, nhân loại, chúng sanh và đạo pháp làm đối tượng phục vụ. “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sinh” là tông chỉ tối thượng của Tăng Đoàn.

Thứ Tư: Tăng Đoàn không chủ trương thống lãnh và đồng hoá mà chủ trương phục vụ và dung hoà; liên hợp, tương trợ, tương tác với các tổ chức phật giáo chân chính để cùng tương tồn và phát triển trên căn bản bình đẳng, vô ngã và lục hoà.

Thứ Năm: Đối với các Giáo hội, Đoàn thể, Tổ chức Phật giáo Việt Nam, Tăng Đoàn chủ trương liên hợp trong tinh thần tương kính, tương trợ và tương tác, không phân biệt tông môn, pháp phái.

Thứ sáu: Đối với các đoàn thể tổ Phật giáo của các quốc gia bạn: Tăng Đoàn chủ trương mở rộng sự liên kết, hỗ trợ  mọi Phật sự trong tinh thần “Thượng cầu hạ hoá”.

Thứ bảy: Đối với các đoàn thể, tổ chức người Việt tại quốc nội và hải ngoại: Tăng Đoàn thành tâm  yểm trợ, hậu thuẩn cho các Đoàn thể, tổ chức thực sự quan tâm đến vận mệnh và sự an nguy của quốc gia, dân tộc và nhân loại.

Thứ Tám: Tăng Đoàn cương quyết chống lại mọi  hình thức bôi nhọ Phật giáo Việt Nam một cách minh thị hay nguỵ tạo qua nhiều hình  thức của Cộng Sản Việt Nam.

Thứ Chín: Đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam: Tăng đoàn chủ trương bất hợp tác dưới mọi hình thức, chống lại chính sách độc tài, phản dân chủ, vô nhân quyền và bất bao dung tôn giáo.

Thứ Mười: Tăng Đoàn kêu gọi đảng và nhà cầm  quyền Cộng Sản tôn trọng nhân quyền, tự do, dân chủ, vì chỉ có tự do, dân chủ và nhân quyền mới có thể phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, thoát khỏi nạn Hán hoá, mang lại ấm no, thịnh vượng và  hạnh phúc đích thực cho xứ sở và dân tộc

Thứ mười một: Đối với tự thân: Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại nỗ lực phát huy bản thể thanh tịnh; khai dụng triệt để dụng lực Bồ đề tâm; thắp sáng trí giác, tăng trưởng lòng từ bi, dấn thân phụng sự chánh pháp, phục vụ dân tộc, nhân loại và muôn sinh qua những Phật sự cụ thể sau đây:

  1. Cải tổ guồng máy Hành chánh trên căn bản của giáo pháp “Sự sự vô ngại pháp giới”;
  2. Cách tân bộ môn Nghi lễ để thích ứng với hoàn cảnh mới và nền văn hoá đa quốc gia;
  3. Canh tân hệ thống Giáo dục, đào tạo Nhân tài để cung ứng nhân sự cho mọi Phật sự;
  4. Bảo lưu và Phát huy nền văn hoá đa dạng, tổng hợp, đặc thù của Phật giáo Việt Nam;
  5. Hiện đại hoá phương pháp Hoằng pháp để thù ứng với căn cơ, trình độ, nhằm mang lại thành quả cao giữa bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi nhanh chóng;
  6. Năng động và đa dạng hoá công tác Từ thiện, Xã hội;
  7. Khai dụng đúng mức kỹ nghệ Truyền thông, tin học trong sứ mệnh lưu bố chánh pháp, nâng cao khả tính giác ngộ;
  8. Cải thiện mối quan hệ đa phương, nâng cao khả năng giao tế để tránh tình trạng tự cô lập;
  9. Quan tâm nâng đỡ, hướng dẫn, dìu dắt, Tăng Ni trẻ, hỗ trợ Gia Đình Phật Tử và các thế hệ trẻ trong sứ mệnh truyền đăng tục diệm – nhằm thừa kế xứng đáng sự nghiệp thiêng liêng cao cả của những thế hệ đi trước;
  10. Bồi dưỡng Đức tin cho mọi giới quần chúng Phật tử nhằm duy trì giá trị truyền thống đặc hữu của Phật giáo Việt Nam tại xứ người;
  11. Tích cực ngăn chận mọi tha hoá, thoái hoá, biến chất và biến tướng đã và đang là nguyên nhân tạo nên sự suy yếu của Phật giáo trên mọi bình diện.

 

Hoa kỳ, ngày 26 tháng 11 năm 2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3704)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1856)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2248)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1911)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2047)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1230)