Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền quán đỉnh đức Phật Dược sư cho Phật tử Việt Nam

03 Tháng Mười Một 201609:38(Xem: 5799)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TRUYỀN QUÁN ĐỈNH ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ 
CHO PHẬT TỬ VIỆT NAM
La Sơn Phúc Cường chuyển ngữ


dalai lama at Dharamsala-1
Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với nhóm Phật tử Doanh nhân
Việt Nam tại trụ xứ Dharamsala

Ngày 29 tháng 10 năm 2016, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chia sẻ giáo pháp cho khoảng 80 doanh nhân Phật tử của câu lạc bộ CEO Việt Nam tại trụ xứ của ngài như nhiều dịp trước. Khoảng 300 đến 500 thành viên khác ở bốn thành phố- Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng tham dự qua kênh truyền hình trực tuyến. Các thành viên bao gồm cả Phật tử và các bạn trẻ đã được ngài luận giảng về các giá trị phổ quát trong các bộ sách như “Ethics for a New Millennium” và “Bejond Religion”.

Sau khi giành thời gian đầu để chuẩn bị các nghi thức cho lễ quán đỉnh đức Phật Dược Sư, ngài đã chia sẻ:

“Xin chào quý vị, ngày hôm nay tôi chia sẻ với quý vị, những Phật tử Việt Nam không chỉ tại đây, mà còn  tới cả những vị vẫn đang ở thành phố trên đất nước mình. Mặc dù về mặt không gian, quý vị ở Việt Nam rất xa xôi nhưng ngay lúc này chúng ta đang trực tiếp cùng nhau. Đây là một trải nghiệm mới đối với tôi, có thể chia sẻ không chỉ với những người đang hiện diện trực tiếp mà cả với những người ở xa, thông qua sự trợ giúp của công nghệ hiện đại.

Tôi luôn nhấn mạnh rằng vô lượng chúng sinh mẹ đều mong cầu hạnh phúc, không một chúng sinh nào muốn khổ đau. Có thể có những chúng sinh ở nơi chốn khác trên vũ trụ, nhưng chỉ trên hành tinh này chúng ta mới có những nhân duyên trực tiếp với nhau. Ngày nay tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau. Những thách thức như biến đổi khí hậu, khủng toàn cầu, và các thảm họa tự nhiên như động đất đều có ảnh hưởng tới hầu hết mỗi người, bởi vậy chúng ta cần phải chung tay hành động như một cộng đồng. Người Việt Nam các bạn đã chứng tỏ mình là những người cứng rắn và kiên cường. Nay quý vị cần mở rộng lòng, hướng đến những vấn đề của toàn thế giới chứ không chỉ riêng những gì liên quan tới Việt Nam.

Khi nói về hạnh phúc, chúng ta phải nghĩ tới sự bình an nội tâm, đó mới thực sự là nguồn cội của niềm hỷ lạc. Tất cả những truyền thống tôn giáo lớn đều mang thông điệp về tình thương và lòng bi mẫn, do đó xung đột nhân danh tôn giáo là không thể chấp nhận được. Thế kỷ 21 không nên lặp lại những đau thương của quá khứ, và có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ mới của loài người, ví như những bàn thảo mới đây về ước nguyện mạnh mẽ muốn loại trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới.

dalai lama at Dharamsala-2
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời trực tuyến câu hỏi từ thính chúng
tại Việt Nam Ảnh/Tenzin Choejor

Sau khi nghe trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Việt, ngài đã luận giảng ngắn về lý nghĩa lời kinh. Ngài dạy rằng, đức Phật, bằng sự tu chứng của mình, đã chỉ cho chúng ta con đường tiến đến giác ngộ. Dharani “Gate gate, paragate, parasamgate, bodhi svaha” đã hiển lộ cho chúng ta tinh tiến cất bước trên các đạo lộ vươn tới sự giác ngộ viên mãn. Về lời kinh “Sắc tức thị không. Không tức thị sắc”, ngài chia sẻ rằng, hàng ngày ngài thường tự liên hệ với bản thân “Bản thân mình tức thị không, không tức thị bản thân mình”.

Ngài liên hệ với những kết luận của vật lý lượng tử rằng, ngay khi có chủ thể quan sát thì cũng có đối thượng được quan sát, nhưng nếu không có đối tượng được quan sát thì cũng không có chủ thể quan sát. Kết luận này cũng phù hợp với tri kiến của Duy thức tông. Như vậy sẽ mang lại nhiều vấn đề mà người Phật tử và các nhà khoa học hiện đại có thể cùng thảo luận như: “Chủ thể quan sát là gì?” và “Thức là gì?” Ngài liên hệ những vấn đề này với bộ luận “Trí tuệ Căn bản” của đức Long Thọ, bộ luận đã được dịch trang tiếng Trung và có một số bản dịch Anh ngữ, Những ai quan tâm có thể tìm đọc ở chương 26, chương 18 và chương 24.

Sau khi trả lời ngắn một số câu hỏi từ thính chúng, ngài đã cử hành nghi thức phát Bồ đề tâm, truyền giới Bồ tát và quán đỉnh đức Phật Dược sư, Các đại diện của bốn nhóm tại Việt Nam lần lượt tri ân lên giáo pháp tôn quý mà ngài đã truyền trao và mong nguyện ngài sức khỏe, trường thọ.

La Sơn Phúc Cường trích dịch từ Dalailama.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3748)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1884)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2281)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1937)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2077)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1251)