Chấm Dứt Hóa Thân : Quan Chức Trung Quốc Lên Án Đạt Lai Lạt Ma

29 Tháng Ba 201617:13(Xem: 6990)
CHẤM DỨT HÓA THÂN :
QUAN CHỨC TRUNG QUỐC LÊN ÁN ĐẠT LAI LẠT MA
Trọng Thành | RFI

 

Hãng tin Reuters hôm nay, 28/03/2016 dẫn lời một quan chức cao cấp của Trung Quốc, lên án lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma khiến Phật Giáo Tây Tạng « trở thành một trò cười », khi tuyên bố chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân, tồn tại từ nhiều thế kỷ nay. Tuyên bố ngừng hóa thân đã được Đạt Lai Lạt Ma đưa ra cách nay một năm rưỡi. Nhiều người đặt câu hỏi : Vì sao giới chức nói trên đưa ra các chỉ trích nhắm vào lãnh đạo tâm linh của người Tây Tạng vào thời điểm này ?

Lời chỉ trích vừa được đưa ra là của ông Chu Duy Quần (Zhu Weiqun), chủ tịch Ủy Ban Dân Tộc và Tôn Giáo thuộc « Mặt trận Thống nhất », một cơ quan phụ trách quan hệ với các tổ chức nằm ngoài đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là giới tinh hoa ngoài Đảng. Phát biểu được đăng tải trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Ông Ông Chu Duy Quần, nguyên phụ trách Ban Tây Tạng của cơ quan nói trên, nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, nhận định : « Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đòi hỏi việc hóa thân của ông ấy là ‘‘việc thuần túy tôn giáo’’ và là điều chỉ mình ông ấy có thể quyết định, nhưng ông ấy không có phương tiện nào để khống chế sự sùng bái của dân chúng (đối với truyền thống hóa thân - người viết) ».

Quan chức phụ trách tôn giáo Tây Tạng giải thích : « (Đạt Lai Lạt Ma) từng tuyên bố sẽ hóa thân làm một người nước ngoài, một con ong, ‘‘một phụ nữ tóc vàng ranh mãnh’’, thậm chí đề nghị có một hóa thân ngay khi ông còn sống, hay chấm dứt việc hóa thân ». Ông Chu Duy Quần kết luận : « Ngoài việc biến đạo Phật Tây Tạng trở thành một trò cười, tất cả những chuyện này là vô ích, khi vấn đề đối với ông ta là thoát khỏi sự khó khăn trong việc hóa thân ».
 
Cuối năm 2014, trong bài trả lời phỏng vấn báo Đức Giải Nobel Hòa bình hiện đang sống lưu vong cho biết « Định chế Đạt Lai Lạt Ma đã hết thời », « có thể chấm dứt với vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rất được yêu mến ». Ông nhấn mạnh rằng định chế Đạt Lai Lạt Ma « quan trọng chủ yếu vì quyền lực chính trị », trong khi đó bản thân ông đã hoàn toàn rời bỏ quyền lực. Lãnh tụ tâm linh của Phật giáo Tây Tạng nói thêm, « nếu một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 xuất hiện làm xấu hổ truyền thống này, thì toàn bộ định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị khinh rẻ ». Việc từ bỏ định chế Lạt Ma hóa thân có thể là một giải pháp cho phép Tây Tạng gia tăng dân chủ hóa và thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.


Nạn mua bán tước vị Phật Sống
 
Tuy nhiên, việc chấm dứt truyền thống Lạt Ma hóa thân không phải là chuyện đơn giản tại Tây Tạng. Truyền thống « Phật sống » (Tulku) vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ tại Tây Tạng và các vùng lãnh thổ Trung Quốc ven Tây Tạng. Theo một con số thống kê chính thức, được một mạng truyền thông của Giáo Hội Công Giáo (tháng 12/2015), tại Trung Quốc, có khoảng 1.700 Tulku/Phật Sống được công nhận, trong đó riêng tại Khu tự trị Tây Tạng, có 358 Phật Sống, quản lý 1.787 cơ sở tôn giáo. Các Phật Sống được rất nhiều người Trung Quốc tìm kiếm chỗ dựa tâm linh sùng kính.
 
Báo chí chính thống của Trung Quốc lên án nạn Tulku giả, rất phổ biến, đe dọa truyền thống hóa thân Tây Tạng. Trên Hoàn Cầu Thời Báo (tháng 8/2014), một nhà nghiên cứu cáo buộc còn đến gần 10.000 Phật Sống trên khắp Trung Quốc, trong đó đa số là giả mạo. Năm 2007, chính quyền Trung Quốc ra luật quy định việc thể thức công nhận Phật Sống/Tulku (Le Monde 4/8/2015). Trở thành Phật Sống được coi là gắn với nhiều nguồn lợi. Theo một ước tính không chính thức, danh hiệu « Phật Sống » có thể được « mua » với giá khoảng 200.000 nhân dân tệ.


Cuối năm 2015, ông Chu Duy Quần cùng một lãnh đạo Ban Tôn Giáo nhà nước bị cáo buộc tham nhũng, liên quan đến thực hành mua bán chức danh Phật Sống. Mặc dù, nhân vật nói trên chưa bị truy tố hay điều tra, nhưng các cáo buộc kể trên cho thấy mức độ phổ biến của nạn « Phật Sống » tại Trung Quốc (mạng eglasie.mepasie.org).

Trọng Thành (RFI)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2016(Xem: 6224)
Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam là câu chuyện được bàn tán khắp nơi trong những ngày này. Người dân Việt Nam muốn được tận mắt gặp gỡ và chứng kiến sự hiện diện của “người đàn ông quyền lực nhất thế giới”. Và mỗi người ấn tượng về ông một cách khác nhau.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 4522)
Kính bạch Chư Tôn đức, Kính thưa Quý Liệt vị, Đức Phật xuất hiện nơi cõi đời này chỉ vì bản nguyện độ sanh cao cả và duy nhất, đó là phục vụ chúng sanh, chỉ rõ con đường ngộ nhập tri kiến Phật. Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni đã dùng nhiều pháp môn phương tiện để giải thoát mọi khổ đau cho muôn loài chúng sanh bằng tinh thần từ bi, bình đẳng.
16 Tháng Năm 2016(Xem: 5121)
Kính bạch Chư tôn đức, Kính thưa toàn thể liệt quí vị, Hằng năm, cứ vào ngày trăng tròn tháng Vésak, người con Phật trên khắp Châu lục, hân hoan đón mừng ngày Đản sanh của Đức Phật. Sự Đản sanh của Ngài là bản thông điệp TỪ BI-VÔ NGÃ – Yêu thương không kèm theo cái “Ta”chủ quan hẹp hòi – Vô cùng thiêng liêng. Thiêng liêng vì nó không đến từ siêu nhiên phi thực, mà đến từ cõi nhân gian đầy thiên lưu dịch biến này. Thiêng liêng vì nó không đến từ phép mầu hoang tưởng, mà đến từ việc soi sáng biển khổ trầm luân là do thù hận tăm tối, là do tham danh đắm lợi và ích kỷ cố chấp. Nó chỉ rõ một chân lý như thật: Tất cả chỉ là chúng duyên giả hợp, tất cả chỉ là giả danh bất thực.
27 Tháng Tư 2016(Xem: 7376)
Theo lịch trình chính thức từ văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma được phổ biến trên trang web của Ngài: dalailama.com, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ có chương trình thuyết pháp và nói chuyện với giới trẻ Việt Nam như sau:
22 Tháng Tư 2016(Xem: 8265)
WESTMINSTER, California (NV) - “Chùa Điều Ngự sẽ tổ chức Đại Lễ Lạc Thành (khánh thành chùa) từ ngày 17 đến 19 Tháng Sáu, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, hiện thân của từ bi và trí tuệ, bậc tôn sư khả kính, sẽ quang lâm chứng minh, chú nguyện và ban bố các thời pháp.” Đó là lời của Thượng Tọa Thích Viên Huy, trụ trì chùa, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7301)
"Cúi đầu kính lạy Quan Thế Âm Nguyện lớn vì đời luôn hiện thân Mắt thương nhìn đời thường quán chiếu Lắng nghe cứu độ vớt trầm luân Cành dương rẩy nước thiêng cam lộ Gột sạch tâm con mọi cấu trần Con xin một lòng về nương tựa Nguyền ước ngàn lời xin kính dâng" - Kinh Nhật Tụng Thiền Môn -
12 Tháng Tư 2016(Xem: 6954)
Người VN sẽ có cơ hội hiếm hoi tiếp cận và chiêm bái một phần của bộ thủ bản Tam Tạng kinh Phật có tuổi đời 2.000 năm trong một cuộc triển lãm tại Huế ngày 26 và 27.4.2016 Những ngày gần đây, chùa Huyền Không (tại tổ 5, P.Hương Hồ, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế) trở nên nhộn nhịp với công việc chuẩn bị cho một cuộc triển lãm trọng đại mang tầm quốc tế, là sự kiện văn hóa Phật giáo lớn của đất nước.