Nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thăm gia đình mục sư Nguyễn Công Chính

29 Tháng Bảy 201523:38(Xem: 5188)
Phái đoàn chụp hình lưu niệm
Phái đoàn chụp hình lưu niệm

Được sắp xếp trước nửa tháng qua sự liên lạc của Huỳnh Trọng Hiếu và Huỳnh Thục Vy với bà Jenifer Neidhart de Ortiz – viên chức Chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ, sáng 7/10/2014, đại diện Hội Phụ nữ NQVN – Huỳnh Thục Vy – đã đưa vợ và các con của mục sư Nguyễn Công Chính đến gặp bà Katherine Lawson, nhân viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo từ Washington, bà Jenifer từ Hà Nội và ông Charles Sellers – trưởng phòng Chính trị Lãnh sự quán Hoa Kỳ từ Sài Gòn.

Vì lý do an toàn và tránh sự quấy nhiễu, do gia đình mục sư Chính thường xuyên bị an ninh theo dõi, chúng tôi đã gặp nhau tại khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai trong không khí thân mật. Chị Trần Thị Hồng – vợ mục sư Chính đã kể cho phái đoàn nghe về các hoạt động của ông cũng như tình trạng sức khỏe rất kém của ông trong trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Những nhà ngoại giao Hoa Kỳ tỏ ra đặc biệt quan tâm đến hồ sơ mục sư Nguyễn Công Chính. Tưởng cũng nên nhắc lại, ông Chính là một mục sư Tin Lành thuộc giáo hội Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ, đã từng chịu hàng chục đợt sách nhiễu, đánh đập, tịch thu tài sản, phá cơ sở tôn giáo… từ nhà cầm quyền và công an tỉnh Kom Tum và Gia Lai trong hơn hai mươi năm ông hoạt động truyền giáo, kết nối và hỗ trợ mọi mặt cho những người sắc tộc thiểu số tại miền rừng núi Cao nguyên từ 1988 đến 2011. 

Những nỗ lực của mục sư Chính với tư cách người truyền giáo, cũng như người bảo vệ Nhân quyền liên quan đến tự do tôn giáo, đặc biệt, ở những vùng xa xôi và nhạy cảm như Gia Lai và Kom Tum đã đưa đến bản án 11 năm dành cho ông từ năm 2011. 

1-300x223Ông thường xuyên bị đấu tố, đánh đập và cấm cầu nguyện trong tù. Trong bối cảnh quyền tự do tôn giáo bị chà đạp nghiêm trọng trên khắp Việt Nam  như việc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, giáo Hội Tin Lành Menonite và nhiều nhóm Tin Lành tại gia khác bị cấm hoạt động… tình trạng mục sư Chính và giáo hội Lutheran của ông nổi lên như một vấn đề làm công luận phẫn nộ.

Bà Katherine Lawson sang Việt Nam lần này nhằm quan sát tình trạng chính quyền Việt Nam đang gia tăng những động thái đàn áp tự do tôn giáo khốc liệt và cản trở trắng trợn đặc phái viên Liên Hợp quốc – ông Heiner Bielefeldt – tiếp cận các đại diện tôn giáo bị đàn áp tại Việt Nam hồi tháng 7 vừa qua.

Chị Trần Thị Hồng cho biết đây là lần đầu tiên chị được tiếp xúc với một phái đoàn ngoại giao phương Tây để chia sẻ về tình trạng chồng mình và cũng là lần đầu tiên đại diện của một tổ chức xã hội dân sự đến thăm gia đình chị để được nghe kể về những tháng năm bị trù dập của vợ chồng chị trước ngày mục sư Chính bị bắt và bỏ tù.

Cuộc gặp gỡ cho thấy hồ sơ mục sư Chính đã được báo cáo rất đầy đủ với các tổ chức Nhân quyền quốc tế và những giới chức đặc trách vấn đề tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ, vì ông là một nhà hoạt động Nhân quyền kỳ cựu nhiều năm qua.

Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chúng tôi trân trọng kêu gọi sự quan tâm của công luận và các tổ chức xã hội dân sự trong nước lưu tâm đến những hồ sơ nhạy cảm như trường hợp mục sư Chính để hỗ trợ gia đình ông và thay ông tiếp tục những công việc bảo vệ người thiểu số Cao nguyên mà ông đang làm dang dở.

Cũng trong dịp này, Huỳnh Thục Vy đã gởi một bản báo cáo ngắn gọn ba trang về trường hợp “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn” đến bà Katherine Lawson. Đây cũng là một trường hợp vi phạm quyền tự do tôn giáo trắng trợn và gây hậu quả lớn cho các nạn nhân của nhà cầm quyền Việt Nam. 

***Để liên lạc với gia đình mục sư Chính: Trần Thị Hồng, hẻm 186,  đường Cách mạng tháng 8, tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Số điện thoại: 0121.368.6961

Huỳnh Thục Vy

Thay mặt Ban điều hành PNNQVN

Buôn Hồ 8/10/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 2015(Xem: 10370)
Sự ra về của Đức Đại Lão Thượng Thủ lúc này là một mất mát vô cùng lớn lao cho thất chúng đệ tử Phật trong và ngoài nước! Thay mặt Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Điều Hành và toàn thể Tăng Ni tín đồ Tăng Đoàn GHPGVNTN trong và ngoài nước, thành kính phân ưu và cùng chia sẻ sự mất mát lớn lao của chúng ta.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8343)
Ban Điều Hành Tăng Đoàn trân trọng kính gửi thông tư này đến chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, cùng đồng bào Phật tử các giới về nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức lễ Tự tứ và lễ Vu lan cầu siêu độ, đã được thông qua trong phiên họp của Ban Điều Hành, ngày 02/08/2015, tại Văn phòng chùa Phước Thành như sau...
12 Tháng Tám 2015(Xem: 7701)
Ủy ban CEDAW, một tập hợp các chuyên gia về quyền của phụ nữ, đưa ra khuyến cáo mới của mình ngay sau khi kết thúc phiên họp thứ 61, trong phiên họp này, một số nhà nước thành viên bị ràng buộc bởi Công ước CEDAW đã bị phê bình, bao gồm Việt Nam.
11 Tháng Tám 2015(Xem: 9287)
Mùa Vu Lan lại về trong hoàn cảnh đất nước bị đe dọa bởi hiểm họa ngoại xâm hơn bất cứ lúc nào, dân tộc tiếp tục sống trong cảnh đói nghèo, bất công, nhân quyền tồi tệ. Lễ Vu Lan là dịp để người Phật tử chúng ta theo gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên thể hiện tinh thần báo ân và cứu giúp muôn loài.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 7531)
Nơi nào quyền tự do lập hội bị kiềm hãm một cách không đúng đắn, các nạn nhân nên có quyền đòi điều chỉnh và bồi thường thích hợp và công bằng (A/HRC/20/27, trang 19, đoạn 81).
02 Tháng Tám 2015(Xem: 5949)
Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các hội đoàn độc lập dưới đây, cũng chính là các tổ chức xã hội dân sự bị loại ra ngoài vòng pháp luật do không được chính quyền Việt Nam cấp phép hoạt động.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7098)
Ngay ngã tư cầu Thủ Thiêm, đường quanh vào chùa Liên Trì có chốt chặn choán hơn nửa bề ngang con đường, ô tô không thể qua được. Bất cứ ai lưu thông vào đường nầy đều bị chặn lại, hạch hỏi: Đi đâu? Làm gi?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6326)
Chùa Điều Ngự, Trụ Sở Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại đã long trọng tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL. 2559-2015. Đại lễ diễn ra trong 3 ngày kể từ thứ Sáu, ngày 29 tháng 5 năm 2015.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6213)
Đã một thời gian dài trôi qua, chính quyền Việt Nam và dư luận thế giới nói chung gần như đã đưa vụ án này vào quên lãng. Trong khi đó, 25 người trong vụ án đa số tuổi đã trên 50, có 10 người trên 60 tuổi và sức khoẻ rất yếu, thân lại mang nhiều bệnh, họ đang phải sống từng ngày trong cảnh tù đày.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6128)
Sự tồn tại của Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm cũng là sự tồn tại của tự do tôn giáo, sự tồn tại của những giá trị tâm linh, sức mạnh tinh thần vốn rất cần thiết cho một Việt Nam đang từng ngày bị băng hoại bởi chủ nghĩa và chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị.