Đố Vui Phật Pháp

05 Tháng Mười Hai 201516:28(Xem: 6193)



Kính bạch Chư tôn đức, 
Kính thưa Quý vị Phật tử!

Chúng con xin trân trọng giới thiệu bộ sách ĐỐ VUI PHẬT PHÁP đến cùng chư vị với tâm nguyện góp một phần nhỏ vào việc chia sẻ những lời Phật dạy cho lớp trẻ hôm nay. Cuốn sách được hình thành từ năm 2001, khi chúng con thử nghiệm tổ chức những lớp học Phật pháp cho các em thiếu nhi ở những vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An... Khi ấy, vì thiếu thốn giáo trình dành cho thiếu nhi, chúng con đành mạo muội tự biên soạn để có cơ sở giảng dạy. Tài liệu tham khảo lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu dựa vào bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Vừa làm, vừa áp dụng vào thực tế, chúng con đã rút kinh nghiệm chỉnh sửa dần dần. Đến nay, đã thử nghiệm giảng dạy cho hàng nghìn em, nhận thấy tương đối phù hợp và đạt hiệu quả tốt nên chúng con mới dám xuất bản một cách chính thức, mong sẽ hỗ trợ cho những ai có nhu cầu học Phật có thêm một tài liệu để tham khảo. 

Chúng con biên soạn bộ sách này chủ yếu dành cho đối tượng thiếu nhi từ 12 đến 18 tuổi (trong lứa tuổi học sinh từ lớp 6 đến lớp 12), nên chủ trương theo tiêu chí ngắn gọn, bỏ bớt các thuật ngữ Hán-Việt, hoặc câu nào, chữ nào có thể chuyển sang các từ thuần Việt và từ ngữ hiện đại thì chúng con thay đổi triệt để. Qua quá trình giảng dạy, chúng con nhận thấy bộ não trẻ em chỉ tiếp nhận có hạn, không nên phát triển bài học quá dài dòng, các em dễ bị rối. Chỉ nên dạy những điều căn bản nhất, sau này các em học cao hơn sẽ biết cách tự đào sâu vấn đề. 

Mục lục các bài học được sắp xếp theo trình tự sao cho qua mỗi bài học các em đều có thể áp dụng ngay lời Phật dạy vào đời sống thực tiễn, tạo được niềm hạnh phúc trong hiện tại. Thí dụ, nếu em nào chẳng may không có điều kiện theo học hết chương trình thì chỉ với những bài học trong Tập I cũng có đủ các vấn đề căn bản để em áp dụng và gặt hái hạnh phúc. Còn những bài thuộc về nghiên cứu sâu xa hơn thì sắp xếp lui dần về gần cuối chương trình. 

Chúng con chọn tên cho bộ sách là ĐỐ VUI PHẬT PHÁP vì toàn bộ các bài học đều được thiết kế theo hình thức hỏi-đáp ngắn gọn từng câu, như thế sẽ rõ ràng, dễ hiểu cho các em, và khi kiểm tra giáo viên có thể sử dụng ngay câu hỏi trong bài, không cần phải soạn. Hai chữ ĐỐ VUI còn tạo tâm lý thoải mái hơn cho người học, bởi chương trình trong nhà trường phổ thông đã quá nặng nề, nếu chúng ta lại đề cập đến chữ “học” thì các em sẽ ngán ngại. Kèm theo đó là một số bài hát dân gian mà chúng con đã lồng vào những nội dung giáo lý, cốt sao cho các em có thể tiếp thu Phật pháp bằng con đường âm nhạc vui vẻ, mau thuộc. Đồng thời đó cũng là cách góp phần giữ gìn nghệ thuật truyền thống trong lớp trẻ trước tình trạng văn hóa nước ngoài đang xâm chiếm rất mạnh, có nguy cơ làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam. 

Để trang sách nhẹ nhàng, vui mắt, tạo sự phấn khởi cho trẻ em, chúng con đã sử dụng một số hình ảnh minh hoạ sưu tầm được rải rác nhiều nơi. Vì không có điều kiện tìm biết tác giả là ai nên chúng con chỉ biết gửi đến lời xin lỗi và cảm ơn các tác giả, xin hoan hỷ cho chúng con sử dụng với mục đích ấn tống phục vụ chứ không phải kinh doanh lợi nhuận. 

Và không chỉ với lớp trẻ, mà qua quá trình thử nghiệm chúng con còn nhận thấy cả những người Phật tử sơ cơ cũng tiếp thu bộ sách này dễ dàng. Vậy có thể áp dụng cho các đạo tràng mới bắt đầu học Phật. Chỉ cần vị giảng sư hay giáo viên soạn giáo án thay đổi một chút theo từng đối tượng cụ thể. Nhân đây, chúng con cũng có vài mẫu giáo án gợi ý in ở cuối sách, kính mong góp thêm tư liệu để chư vị tham khảo. 

Kính thưa Quý chư vị, 
Lớp trẻ là tương lai của xã hội, tương lai của Phật pháp. Các em không những cần được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, mà còn về trí tuệ, tâm hồn, đạo đức để có một sức đề kháng trước cái xấu, cái ác. Phật giáo đang góp phần tích cực vào công cuộc giáo dục đó. Chúng con hy vọng nhiều lớp Phật học thiếu nhi sẽ được mở ra khắp các tỉnh thành, để có hàng triệu, hàng triệu công dân trẻ Việt Nam sớm được tiếp cận với nền giáo dục tốt đẹp của Phật Đà, trở thành những người hữu dụng cho đất nước, cho nhân loại. Và hy vọng bộ sách nhỏ này sẽ góp thêm chút niềm vui cho quý chư vị cũng như cho các em thiếu nhi trong thời gian học Phật. Vâng, học mà vui, vui mà học, mới sinh niềm Pháp hỷ. Còn về những thiếu sót không sao tránh khỏi của tập sách, chúng con xin lắng nghe quý chư vị góp ý, chỉ dạy với lòng tri ân sâu sắc.

Nam Mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật

Thành phố Hồ Chí Minh, 2008 
Phật tử DIỆU KIM

pdf_download_2


Đố Vui Phật Pháp (sách PDF)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8451)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5957)
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4257)
Đi tu phải được hiểu như những người đang từ một ý niệm phục vụ cá nhân và gia đình nay trở thành người phục vụ cho cộng đồng và xã hội trên phương diện giáo dục đạo đức, làm người gương mẫu và đi đầu trong mọi công việc để phụng sự cho mục đích chung cao đẹp.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4939)
Đưa nền giáo dục nhân tâm, tri thức & ý chí (Bi - Trí - Dũng)[1] của Phật giáo vào đời, để kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc, an lạc,… thông qua các hoạt động phong trào Thanh thiếu niên (TTN), Tuổi trẻ học đường; chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần một cách đồng bộ cho các thế hệ Tuổi trẻ, những ông chủ tương lai của Đất nước & Đạo pháp
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9521)
"Lên non mới biết non cao. Lên face mới biết face bao não phiền" là một trong rất nhiều câu nói hài hước dí dỏm trong bài giảng của nhà sư về facebook đang gây bão mạng. Với kiến thức uyên thâm và cách truyền tải, giảng dạy hài hước, sư thầy đã phân tích những ưu và mặt trái của mạng xã hội. Khiến những người nghe vừa cười vừa ngẫm.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9700)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 7153)
Các bạn cũng như tôi, nếu đã quyết tâm chọn con đường cao thượng, thì hãy trang bị cho mình những hành trang cần có: lòng từ bi, nghị lực, tâm bồ-đề, kiên nhẫn và biết chấp nhận… chứ đừng mang theo những thứ như hận đời, buồn chán, thù ghét, lìa bỏ trách nhiệm, sự nhu nhược… thì bạn sẽ tiếp tục thất bại bất cứ lúc nào. Cuộc đời tu sĩ không như bạn nghĩ, nếu bạn chưa chuẩn bị cho mình một áo giáp để chống chọi với vô vàn quân địch (tham-sân-si) thì không nên ham vui bước vào. Hãy tự mình suy nghĩ và đưa ra định hướng cho cuộc đời, khi quyết định chọn con đường hướng thượng, vượt thoát bóng đêm là bình minh tự nhiên xuất hiện". Giác Minh Luật
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4309)
Không ít bạn đã chọn lối sống u ám: than thở, chán nản, trách móc và luôn nhìn đời bằng nửa con mắt, hẹn hẹp trong cái vỏ ốc của riêng mình. Qua góc nhìn từ những chia sẻ thực tế của các bạn trẻ, thì than thở cũng chỉ nằm gọn trong những nguyên nhân: Gia đình, bạn bè, công việc, học tập, tình yêu… Than thở về những “chủ đề chính” để các bạn sẵn sàng bằng giọng điệu chán nản, ngán đời mỗi ngày. Những chia sẻ thường gặp như: “Cuộc sống mình sao quá bận rộn, đến nổi không còn thời gian để ngồi ăn một bữa cơm với gia đình” trong khi đó lại dành hết thời gian của mình cho việc đi chơi, xem phim, tán gẫu v
19 Tháng Chín 2015(Xem: 5749)
Tọa lạc trên một ngọn núi cao của khu rừng bạt ngàn màu xanh của vùng Waldbröl cách thành phố Köln khoảng hơn 60 km, Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập dưới sự giúp đỡ và ủng hộ của Phật tử Châu Âu cũng như người Đức mến mộ đạo Phật và Thiền sư.
18 Tháng Chín 2015(Xem: 6041)
Đại đức Giác Minh Luật là một tu sĩ trẻ, hiện đang là Chủ nhiệm CLB Nhân Sinh, TP. HCM với số lượng hơn 2.000 thành viên trong nước và nước ngoài. Dưới sự dẫn dắt của Sư Giác Minh Luật, CLB Nhân Sinh ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực.