Huyền Không Sơn Thượng Chốn Bình Yên

25 Tháng Ba 201400:00(Xem: 4049)

Huyền Không sơn thượng chốn bình yên
Minh Phượng

huyen-khong-son-thuongChẳng là hư mà rất thực nếu ai muốn lên non tìm động hoa vàng giữa chốn đời thường này. Cho phép tôi được gọi Huyền Không Sơn Thượng là “Động hoa vàng trên núi biếc”.

Đó là những ngày luyện thi vào đại học ở Huế, bạn bè tôi con trai con gái thường rủ nhau đạp xe lên ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng để học bài. Chùa nằm trên núi ngay lưng chừng của đỉnh Hòn Vượn,thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế khoảng 10km về phía Tây. Con đường nhỏ băng qua cánh đồng trồng hoa huệ, quanh co dưới chân núi có vẻ gập ghềnh. Dường như ta phải đi những chặng đường gian nan mới đến được cõi Phật. Con đường chính vào chùa hai bên là tràm hoa vàng, những ngày cuối xuân sang hạ nở hoa vàng rực rỡ. Tôi còn nhớ, mỗi khi đạp xe dưới hàng cây ấy, mấy đứa con trai hay hát bài Đưa em tìm động hoa vàng “Rằng xưa có gã từ quan, lên non tìm động hoa vàng ngủ say…”

Hồi ấy, học bài ở nhà thì không vô, lên chùa mỗi đứa tìm một góc riêng để “gạo”mấy môn thuộc lòng như Sử, Địa. Con gái tụi tôi luôn chọn vườn thông nhìn ra hồ nước, mà muốn đi qua bờ bên kia, người ta phải đi trên cây cầu nho nhỏ mang tên “Giải oan kiều”. Trải chiếu nằm dưới tán thông khô, nhìn lên thấy trời xuyên qua kẽ lá mà thủ thỉ với nhau những ước mơ xa xôi. Không gian của chùa rộng mở khiến lòng ta thấy nhẹ nhàng, đầu óc như minh mẫn hẳn ra. Ngắm hồ, nghe tiếng suối chảy, tiếng chim rừng ca hát, chiêm ngưỡng hoa phong lan và các loài hoa dại, đẹp lạ lùng…

Toàn bộ khuôn viên của chùa bao gồm các am cốc, nhà hóng mát, hồ,khe, suối nhân tạo được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên đan xen các công trình kiến trúc. Phật đường chính của chùa mang tên Phong Trúc Am với cổng trúc có mái che. Nhiều loại phong lan , những cụm tre đằng ngà, suối uốn quanh và nhiều loại hoa khác làm đẹp và làm mát cho ngôi chính đường này. Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh, người sáng lập ngôi chùa này đã viết những bức thư pháp rất đẹp và đầy ý nghĩa treo khắp chùa, có cả phòng thư pháp riêng, được xem là nét độc đáo của Huyền Không Sơn Thượng.

Có lẽ, điều làm chúng tôi thích nhất hồi đó là mỗi khi học xong, lại kéo nhau vào xin các sư trong chùa đồ ăn. Thời học trò, hễ “ăn của chùa” là thấy ngon kinh khủng! Còn nhớ có lần , thầy Minh Đức dọn cho chúng tôi một bữa ăn mặn, đứa nào cũng nhìn nhau lấm lét, vì luôn nghĩ rằng lên chùa là phải ăn chay. Chúng tôi mang hoài nghi ấy đi suốt nhiều năm tháng xa Huế, mãi hơn 15 năm sau mới hiểu rằng chuyện ăn mặn-ăn chay tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không phải hễ các sư thầy là phải ăn chay.

Sau này, mỗi khi trở lại Huế,tôi đều lên Huyền Không Sơn Thượng để thăm thầy. Thầy không nhớ tôi, vì hồi đó nhóm bạn bè của tôi đông đúc và nhí nhố quá chừng. Hơn nữa, thầy cũng tiếp không biết bao nhiêu khách thập phương đến thăm chùa. Vào năm 1995, tôi lên và hỏi thầy Minh Đức khá nhiều về đạo Phật,thầy lấy sách tặng tôi và còn viết tặng hai câu thơ bằng lối chữ thư pháp, mà tôi vẫn còn lưu giữ đến bây giờ với nhiều điều trăn trở riêng:

“Hữu duyên tìm đến non xanh

Mai sau vô lượng cây cành nở hoa”

Cuối thu năm rồi, tôi có lên thăm chùa và được thầy tiếp dón, tâm tình với nhau vài ba câu chuyện quanh bài viết Lan Huyền Không của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường,về các loại lan được nhắc tới trong bài viết này, đặc biệt là giống lan Ý Thảo. Thầy Minh Đưc đã đính chính cho tôi biết về một số nhầm lẫn của nhà văn khi viét về phong lan Huyền Không, với giọng kể thât dí dỏm và hài hước. Rồi cuối buổi chuyện trò , ánh mắt thầy đăm chiêu và nụ cười đôn hậu, thầy nói: “Vài ba năm nữa, khi công việc ổn định, thầy sẽ nhập thất, bỏ lại sau lưng tất cả…”

Ra về tự dưng lòng tôi cảm thấy bâng khuâng, chợt nhớ đến câu “hữu duyên”, “mai sau vô lượng”mà thầy tặng tôi năm nào…Liệu rằng mai sau tôi lên đây có còn gặp lại thầy đệ tạo thêm “duyên”hay:

“Hoa vàng ta để chờ anh

Hiện thân ta hát trên cành tâm mai

Trần gian chào cõi mộng này

Sông ngân tìm một bến ngoài hóa duyên” 

(Động hoa vàng, Phạm Thiên Thư)

Và tôi biết, cái duyên giữa thầy và tôi thế là quá nhiều giữa chốn vô thường này. Đọng lại trong tôi, trên tất cả, tôi luôn thấylòng bình yên, cảm giác như rũ sạch hết những phiền muộn dưới kia, khi lên với Huyền Không Sơn Thượng.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 40


XEM THÊM CÁC TRƯỚC TÁC CỦA VỊ THIỀN CHỦ HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2015(Xem: 15592)
Ban biên tập Thư Viện Hoa Sen chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu một video clip nói về ngôi thiền viện này do hãng phim Sen Việt thực hiện nhân dịp Thiền Viện Trúc Lâm Đại Đăng sắp tổ chức buổi ca nhạc “Đêm Thiền Pháp Thiền Ca”,
08 Tháng Hai 2015(Xem: 8322)
Sáng nay, 07-02 (nhằm ngày 19-12-Giáp Ngọ), tại chùa Từ Tôn đã trang nghiêm tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu chùa Từ Tôn (Đảo Hòn Đỏ, tổ Sơn Hải, phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
13 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5422)
Sau ngày lễ “ Thầy thuốc Việt Nam” tôi được duyên may theo anh Tùng Phong đi thăm chùa Từ Tôn trên đảo Hòn Đỏ. Đó là ngày 17 tháng giêng Ất Dậu. Tùng Phong nói với tôi : Thầy Chúc Minh sẽ đón chúng ta vào lúc 14 giờ.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14030)
Miền Tây cũng là nơi xuất thân của Hòa thượng ân sư Thích Thanh Từ. Tâm nguyện rộng lớn của Hòa thượng là trên vùng đất miền Tây này sẽ xây dựng một ngôi thiền việncho những người con Phật có một nơi tu học, tiếp nối, phát huy tôn chỉ và đường lối tu tập của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, "một niệm chí thành muôn thiên hộ trợ".
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10273)
Tu Viện Sơn Tùng là một tu viện Phật Giáo tọa lạc trên vùng đất cao 4000 Feet , cách thành phố Los Angeles khoảng hơn 1 giờ lái xe về hướng Đông Bắc. Thượng Tọa Thích Minh Dung, người khai sáng và trụ trì ngôi già lam này cho biết tu viện Sơn Tùng rộng 5 mẫu Tây, với mặt đất bằng phẳng có thể sử dụng được toàn bộ. Hiện Thượng tọa đã trồng hàng trăm cây tùng núi và nhiều loại cây cảnh khác.
08 Tháng Mười 2014(Xem: 14118)
Đáng lý ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng… Nay chính quyền thành phố đã hoàn trả thêm 7000 mét vuông và GHPGVN đang xúc tiến xây lại toàn bộ Việt Nam Quốc Tự với kinh phí dự trù 150 tỷ đồng…
12 Tháng Chín 2014(Xem: 8352)
Phật giáo du nhập Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ nhất (tk 1), gần hai nghìn năm. Trong chuỗi dài lịch sử ấy, trải bao nhiêu triều đại từ thời Hai Bà Trưng (39 – 43 sau tây lịch) cho đến thời cực thịnh của Phật giáo, Đinh-Lê-Lý-Trần (từ tk 10 đến đầu tk 15), rồi Hậu Lê (tk 15 đến 18), Nhà Nguyễn Tây Sơn (cuối tk 18 sang đầu tk 19), nhà Nguyễn (tk 19 – 20), cho đến ngày nay, có thể nói là đã có hàng vạn ngôi chùa được dựng nên khắp ba miền đất nước.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 9276)
Câu chuyện về một chuyến đi đã tạo cho chúng tôi thêm nhiều suy tư về lẽ mầu nhiệm của Phật pháp. Như Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú: Ý dẫn đầu các pháp. Khi chúng ta phát nguyện với một hạnh nguyện trong tâm ý, nhưng đôi khi việc làm lại do vô minh dẫn dắt, khi đủ duyên, chúng ta sẽ bắt gặp sự gia hộ, dẫn dắt chúng ta trở về con đường như hạnh nguyện ban đầu.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 4779)
Ở Hà Nội, phía Tây hồ Hoàn Kiếm, dọc theo trục Bắc Nam, có một đường phố ngắn (chỉ 300m) phía Bắc tiếp nối với phố Lý Quốc Sư, phía Nam đụng với phố Trường Thi, nằm gọn trong phường Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm, mang tên Phố Nhà Chung , thời Pháp thuộc gọi là Rue de la Mission (phố Hội Truyền Giáo hoặc Phố Hội Thừa Sai).