Hang Đá Vân Cương - Nghệ Thuật Quý Báu Trung Hoa Bị Phong Hóa Nghiêm Trọng - Tịch Nhiên (Dịch)

13 Tháng Mười 201200:00(Xem: 64717)

HANG ĐÁ VÂN CƯƠNG
nghệ thuật quý báu Trung Hoa bị phong hóa nghiêm trọng
Tịch Nhiên (dịch)

Theo giới truyền thông của tỉnh Sơn Tây, hang động Vân Cương tọa lạc ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, hiện còn 254 động khám trong 45 hang động chính, có hơn 51.000 bức tượng, là một trong những hang động lớn nhất Trung Quốc.

Hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng, hang động Long Môn ở Lạc Dương, hang động Vân Cương tại Đại Đồng và hang động Mạch Tích Sơn là kho báu nghệ thuật, là Tứ đại thạch động lớn nhất ở Trung Quốc.

Hang động Vân Cương được xây dựng trong thời kỳ Bắc Ngụy (386-557 CN), đầu tiên được sáng lập là để phụng thờ tượng Phật của Phật giáo, lần lượt trải qua thời gian 64 năm, hang động Vân Cương hầu hết là tác phẩm của vua Hiếu Văn Đế thời Bắc Ngụy dời đô về Lạc Dương trước đây. Do đó, các tôn tượng trong hang động Mạc Cao Đôn Hoàng, hang động Long Môn tuy được tạo ra vào thời kỳ Bắc Ngụy, nhưng trình độ không giống nhau, các tượng Phật này vẫn không bị ảnh hưởng của các hang động Vân Cương.

Nghệ thuật Phật giáo Trung Á và Ấn Độ được ghi lại qua các hình tượng trong hang động Vân Cương, hướng về quỹ đạo lịch sử phát triển nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, nghệ thuật Phật giáo qua phong cách tạo tượng trong hang động Vân Cương, đã thực hiện và dung hợp một cách toàn diện triệt để mà từ trước đây chưa từng có, "mô thức Vân Cương" do đó mà được hình thành, và đã trở thành bước ngoặt trong sự phát triển nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc.

Nhưng, theo sự đổi thay của thời gian, chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tự nhiên, thêm vào đó công tác bảo vệ ban đầu không được sự chú ý tốt hơn, cho nên mức độ phong hóa hang động Vân Cương hiện nay tương đối nghiêm trọng (phong hóa: nham thạch bị tác dụng lâu ngày do nắng mưa gió bão...), không thể không khiến cho mọi người càng lo lắng. Thậm chí có một số tượng Phật trong hang động đã nhận không ra dung mạo, chỉ có thể nhìn thấy một cách mơ hồ, không biết rằng mấy mươi năm sau này, con cháu của chúng ta liệu có phúc được nhìn thấy sự phong phú về nghệ thuật mà các bậc tiền bối đã để lại cho họ không ?

Có một vị du khách nói một cách ngậm ngùi: "Lúc nhỏ tôi thường theo ba mẹ đến tham quan hang động, dung diện của các tượng Phật nhìn thấy rất rõ ràng, về sau, cách vài năm tôi lại đến một lần, các tượng Phật không ngừng thay đổi, càng ngày càng nhìn không rõ, không biết trong tương lai sẽ như thế nào". Nói xong, ông buồn bã thở dài, cúi đầu tỏ vẻ thất vọng.

Tại hiện trường, mọi người đã nhìn thấy các cơ quan ban ngành có liên quan đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo vệ. Mặc dù vậy, vẫn không tránh khỏi sự phá hoại của thời tiết tự nhiên. Có lẽ, trong tương lai, chúng ta chỉ có thể dùng mắt để nhìn phong thái của các tượng Phật trên những quyển lịch sử, hoặc trong viện bảo tàng mà thôi.

blank

Dung diện tượng Phật dưới môi trường tự nhiên đã bị bào mòn, chỉ còn lại đường nét mờ nhạt

blank

Mặc dù hàng nghìn năm đã trôi qua, nhưng thần thái của tượng Phật vẫn uy vũ, truyền thần tinh tế, nhưng cũng hằn dấu vết bởi thời tiết

blank

Một thoáng hang động Vân Cương - Đại Đồng

vancuong20

 

"Phật ngoại giao" trong hang động Vân Cương nổi tiếng

vancuong21

 

Thạch động Vân Cương theo thời gian, hiện nay đã không còn phong thái của ngày xưa nữa

vancuong22

 

Hình tượng các đức Phật được điêu khắc trên tường đá đã trở nên mờ nhạt, chỉ còn lại những nét mơ hồ đại thể lưu lại cho du khách tham quan

vancuong23

 

Kho tàng nghệ thuật của Trung Quốc đã mờ dần đi trong gió bão, không thể không hối tiếc

(Nguồn: Phật Tử Việt Nam)

 

Xem thêm hình ảnh chụp từ trước :

HANG ĐÁ VÂN CƯƠNG (Yungang Grottoes) ĐẠI ĐỒNG, TRUNG QUỐC




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 2014(Xem: 11708)
Một xứ sở được nhiều người biết đến như là nóc nhà của thế giới bởi sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh với rất nhiều nhà thám hiểm từng ao ước chinh phục đỉnh cao EVEREST. Hơn thế nữa còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng có cơ hội tìm hiểu được.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6661)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 6523)
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9934)
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8117)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18772)
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132511)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13849)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13142)