QUÁN NIỆM VỀ CÁI CHẾT

01 Tháng Ba 201614:02(Xem: 6482)

QUÁN NIỆM VỀ CÁI CHẾT
Như Nhiên Thích Tánh Tuệ

cai-chetThi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati ) vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.

Trước tiên, chúng ta cần nói rõ rằng suy nghiệm về cái chết không có nghĩa chúng ta phải trở nên buồn rầu, sợ hãi, bệnh hoạn, hoặc ngã lòng, chỉ muốn tự tử. Không, trái lại khi nghiệm một cách hiểu biết về cái chết chúng ta càng có thể sống một cách hiểu biết và từ bi hơn.

Thí dụ: Mỗi khi bực mình khó chịu, tôi thường suy nghiệm như thế này (nếu tôi không bị mất tỉnh giác lắm): “Đời sống rất ngắn, ai cũng sẽ chết đến nơi. Vậy gây gỗ cãi nhau với người khác thì được ích lợi gì?

Nổi cơn nóng giận thì được ích lợi gì?

Hoàn toàn không được gì cả. Tốt hơn là mình nên giữ lòng bình an. Cãi nhau hay nổi nóng không giải quyết vấn đề, mà chỉ tạo thêm hận thù phiền toái”Nghĩ như vậy giúp tôi nguôi lại, tự kiểm soát lấy mình không để bị cảm giác sai lôi cuốn, và quan hệ với người khác nhẹ nhàng khéo léo hơn. Đương nhiên điều này không phải luôn luôn dễ làm và đôi khi (có lẽ rất nhiều khi) tôi quên đi và bị vướng vào những đại ngôn và xúc cảm quá mức, nhưng khi tôi đã tự nhắc được mình về sự ngắn ngủi của cuộc đời và sự phi lý của việc nổi nóng, tôi nguôi lại và ăn nói với sự dịu dàng và tự chế. Cũng vậy, khi tôi bị kích động hoặc lo lắng về một chuyện gì đó, tôi tự hỏi:

“Lo lắng bồn chồn có được ích gì?

Cuộc đời sẽ trôi qua và cái chết chờ đón tất cả mọi người. Không ai trên thế giới này có thể thoát được cái chết. Cái chết làm bình đẳng tất cả mọi người. Do đó, khi còn sống thì tôi nên sống cách tốt nhất mà tôi có thể làm được, tức là sống theo đạo pháp, sống với tỉnh giác, sống từng giây phút một, từng ngày một, làm hết sức của mình cho ngày đó”.Nghĩ minh mẫn như vậy, thì tôi sẽ bỏ qua mọi lo lắng và sống một cách nhẹ nhàng hạnh phúc hơn.

Hơn nữa, chúng ta có thể suy luận rằng: “Dù có lo hay không lo, tất cả chúng ta đều sẽ già và chết. Vậy thà chúng ta già mà không lo lắng thì chẳng hay hơn không!” Đó là điều sáng suốt hơn. Không ai có thể chối cãi sống không lo là sướng. Ngược lại lo nhiều làm chúng ta rút ngắn tuổi thọ, gây thêm bệnh và chết sớm. Nghĩ được như vậy cũng giúp chúng ta bỏ qua mọi lo lắng và sống hạnh phúc hơn.

Do vậy, suy nghĩ về cái chết một cách hiểu biết thì chúng ta càng bao dung nhẫn nại hơn, tử tế dịu dàng hơn, đối với bản thân chúng ta cũng như đối với người khác. Và rồi chúng ta cũng ít
bám víu vào của cải vật chất, ít tham lam hơn. Vâng, khi chúng ta nhận rõ sự ngắn ngủi của cuộc đời, và cho dù chúng ta tích lũy của cải được bao nhiêu, khi chết chúng ta cũng chẳng mang theo được một xu, thì chúng ta sẽ ít tính toán hơn. Chúng ta có thể nới lỏng ra và bắt đầu hưởng trọn niềm vui chia xẻ và ban bố, yêu thương và quan tâm người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng cuộc đời không phải chỉ là tích lũy dành dụm của cải. Chúng ta sẽ thích rộng rãi hơn, chia xẻ và đem niềm vui và hạnh phúc đến cuộc đời người khác. Mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác chính là cái làm cho cuộc đời có ý nghĩa và đẹp hơn. Đó mới là điều quan trọng.
Lòng thương yêu và trắc ẩn có thể mọc chồi và nở hoa trong chúng ta giống như một cây đầy hoa đẹp. Chúng ta có thể trở thành những con người thật sự tốt đẹp đầy lòng từ bi, đáp ứng bằng cả con tim mà không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, v.v… Cuộc đời chúng ta sẽ có thêm ánh sáng mới và chúng ta có thể nói mình thật sự hạnh phúc và nhân bản. Và khi cái chết đến chúng ta sẽ không có gì ân hận. Chúng ta có thể chết một cách hạnh phúc và an bình, với một nụ cười trên môi.

Sẽ không buồn những buổi chiều
Khi mình đã Sống rất nhiều.. ban mai..
Như Nhiên  (Yêu và Chết)

Về Trong Tỉnh Thức 

 

nhu nhienEm đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng
Cần hỏi mình rằng: ” phải Sống làm sao? ”
Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng
Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.

Đời lắm lúc vui cũng làm ta khóc,
Mà buồn tênh.. vẫn khiến rộ môi cười?
Hạnh phúc đến từ những điều bình dị
Trong chập chùng mưa nắng, giữa buồn, vui..

Đời đau khổ vì biến thành nô lệ
Cho ” hồn ma bóng quế ”, những phù hư..
– Người nghèo khó dẫu tiền rừng bạc bể
Còn ta giàu dù.. túi chẳng một xu.

Em đừng mãi đi xa tìm hạnh phúc
Hãy yên ngồi nhận diện ở chung quanh..
Có đôi lúc thiên đường và địa ngục
Chỉ cách nhau bằng một sợi tơ mành..

Đời bể khổ – ta có quyền không khổ
Thân buộc ràng, ai nhốt được hồn mây?
Lòng thanh thản niềm vui tìm bến đổ
Khổ vì ưa ước hẹn kiếp lưu đày.

Thôi đừng mãi băn khoăn tìm lẽ sống
Lý tưởng là… tưởng có lý thôi em!
Sống Tỉnh Thức giữa chập chùng ảo mộng
Hạnh phúc theo hơi thở đến bên thềm…

Như Nhiên – (Thích Tánh Tuệ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9190)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10297)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6370)
Kinh nghiệm cận tử đã thu hút nhiều chú ý gần đây. Năm 2014, bộ phim Heaven Is for Real (Thiên đường có thật), kể về một cậu bé nhỏ nói với cha mẹ mình là cậu đã lên chơi ở thiên đường khi đang được phẫu thuật cấp cứu, đã đem về doanh thu đáng ngưỡng mộ $91 triệu tại Hoa Kỳ. Cuốn sách chuyển thể thành bộ phim xuất bản vào năm 2010, bán được khoảng 10 triệu bản và chiếm 206 tuần trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7107)
Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y và Thực Dưỡng sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 6079)
Cuối cùng thì những dự định, hi vọng, ước mơ, hoài bão cũng chỉ là khói bụi tan đi như những đám mây trên bầu trời mênh mông, vô tận kia. Đến một ngày rồi ai ai cũng đều phải trả lại cho đất trời những gì đã vay mượn để trở về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 6151)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 6616)
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23215)
13 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9120)
Bill Gates là nguời khôn ngoan thức thời, có một hôm đã nghĩ ra được cái chân lý, là chết trên đống của cải của mình là một cái chết rất vô duyên, nên cả hai ông bà đã đồng tình cống hiến hết tài sản để giúp đỡ người nghèo: cứu đói, xây trường học, mở bệnh viện cho các nước nghèo khó.