Chưa Giác Chưa Trở Về

07 Tháng Hai 201300:00(Xem: 6754)

BỆNH TẬT LÀ MỘT ÂN SỦNG
Chân Pháp Đăng

Chưa giác chưa trở về


Bạn trẻ thân mến!

 Mấy ngày qua trời mưa liên tục. Hôm nay, ra thăm vườn rau, mình thấy các cây con lớn lên một chút. Hai ngọn lá non vươn lên cao xanh tươi hơn. Thật dễ thương quá! Các loại hạt như cải, tần ô, xà lách và ngò đã nẩy mần hết cả rồi, bạn ạ! Khoảng hai tuần nữa, cải con lớn lên, mình sẽ trồng ra nơi khác, bởi loại cải này lớn lắm. Nếu có không gian, có đất và nắng ấm thì nó lớn lắm.

 Hồi ở Làng Mai, cải bẹ xanh này lớn ghê. Nó nặng tới vài ký. Những chiếc lá của nó lớn như cánh quạt. Mỗi khi hái rau, mình cắt từng lá để cho cây tiếp túc lớn lên, sinh ra thêm nhiều lá khác. Lá cải bẹ xanh nấu canh thơm và ngọt lắm. Cải bẹ xanh cũng có thể xào, ăn sống hoặc làm dưa muối để kho. Mình cũng làm như thế với xà lách. Cây nào cũng cần không gian mới to lớn được. Con người cũng cần không gian mới lớn lên mạnh khoẻ, chứ ở trong một nơi tù túng thì người ấy cằn cỗi và héo mòn. Tình thương và sự chấp nhận là không gian cho con người. Ở đâu thiếu tình thương, thiếu sự chấp nhận nơi ấy thiếu không gian cho con người.

 Mình thích ăn canh tần ô lắm. Thỉnh thoảng, chị mình cúng dường một bó tần ô, và mình nấu được hai nồi canh ăn với cơm nóng. Hồi còn nhỏ, mình đã thích canh tần ô rồi. Có lẽ, trời ở quê hương nóng nực được ăn canh tần ô thật là mát. Hồi đó, nhà mình có trồng một vườn cải bẹ xanh và vườn tần ô. Mùa Đông, bữa cơm nhà mình luôn có nồi canh tần ô với cá kho. Cơm ngon thật tuyệt! Nhờ canh mà mình có thể và cơm thật sướng. Đến mùa xuân, hoa cải và hoa tần ô nở vàng rực rỡ cả một khung trời. Mình thích hoa cải và hoa tần hơn cả hoa mai, bởi hai loại này giữ được màu vàng tươi lâu lắm. Hoa mời ong và bướm lại chơi, bay vù vù, lượn quanh co, làm cho sân trước vui hẳn lên. Hồi nhỏ mình đã thích cảnh tượng thiên nhiên, hiền hòa như thế, cho nên bây giờ mình thích cảnh núi rừng thiên nhiên và thích làm vườn.

 Tuần này, Cát Tường không có ai đến thăm nên mình có thì giờ tu tập và làm rừng. Mình đã dọn thêm hai con đường mòn cho đến cuối đất của tu viện. Từ từ, mình sẽ tiếp tục cắt bụi cây để hai con đường mòn này nối nhau giúp cho tu viện có một con đường thiền hành dài vô tận, đi thiền gần cả tiếng mới hết đường. Đi càng sâu vào rừng, không khí càng yên tĩnh và có càng nhiều cây bách (cedars) lớn kinh khủng. Trong các loài cây, mình thích cây bách, bởi dáng của nó hùng tráng, mạnh khỏe không giống như liễu mềm yểu điệu. Mình đã chọn nơi cao nhất để làm thiền đường sau này. Chỗ này nằm sâu trong tu viện, có nắng, có gió bao bọc bởi rừng cây, lại ở trên cao có thể thấy được đồi, rừng cây và chân trời xa xa.

 Bạn có biết thầy Vô Ngại sẽ về ở với tu viện Cát Tường trong tháng này hay không? Thứ sáu tuần trước, thầy gọi về bảo rằng thầy sẽ về Cát Tường ở tu tập lâu hơn. Mình vui lắm! Mình tâm sự: Tu viện này là của các sư em. Khi nào các sư em về cũng được. Tu tập có anh em thì vui hơn, và ta có cơ hội chăm sóc cho nhau lúc đau ốm. Thầy Vô Ngại xuất gia một lần với Lang cùng với sư chị Bảo Nghiêm và sư anh Nguyện Hải. Hai vị này hiện đang ở Làng Mai. Chỉ có mình ra thành lập tu viện, còn Vô Ngại đã đi nhập thất gần ba năm. Hồi đó, thầy Vô Ngai ở tu viện Rừng Phong với mình. Thầy cứ thao thức làm sao tu tập để được giải thoát, giác ngộ. Trước khi rời chúng ra đi, thầy bảo với mình: “Chừng nào giải thoát, sư em mới trở về.” Lời tuyên bố rất hùng tráng như lời tuyên bố của thái tử Tất Đạt ở dưới cội bồ đề: “Chừng nào ta chưa giác ngộ thì ta sẽ không rời khỏi nơi này.”

 Mình luôn luôn sẵn sàng đón nhận các anh em về Cát Tường tu tập. Ở đây có đầy đủ mọi phương tiện để tu tập và học hành. Mình vẫn tiếp tục nghe pháp thoại của bổn sư, và mình được nghe pháp thoại của các vị tôn túc khác. Bây giờ, lên mạng thì thiếu gì là Phật pháp, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Mình khám phá ra một điều là nghe pháp thoại với nhiều vị thầy khác nhau thích thú hơn. Cũng giống như ăn các món khác nhau thì nó ngon miệng hơn. Hồi trước chưa đi tu, nghe nhạc cũng thế, mình nghe nhiều ca sĩ khác nhau, chứ nghe riết Duy Khánh hoặc Khánh Ly thì mình cảm thấy chán dù hai ca sĩ ấy hát rất hay.

 Có một điều lạ kỳ là trong lúc thực tập các pháp môn, mình không cảm thấy chán. Càng thở càng khỏe. Càng đi thiền càng thấy thảnh thơi. Càng ngồi thiền càng yên tĩnh. Có lẽ, sự thực tập đưa tới Phật pháp sống động nên thân tâm được nuôi dưỡng. Do đó, mình không cảm thấy mệt mỏi, chán nản mà trái mình lại cảm thấy được trị liệu và đưa tới sự nhẹ nhàng thật sự trong thân tâm. Mình vẫn thực tập pháp môn chánh niệm theo tình thần của Bát Chánh Đạo bằng hơi thở ý thức, bước chân thiền hành và an trú trong hiện tại của Bổn Sư trao truyền. Cố nhiên, những pháp môn này vốn là của Bụt thuyết giảng, nhưng Bổn Sư trực tiếp trao lại cho mình qua ngôn rất dễ hiểu, đầy thuyết phục và mình đã thực tập một thời gian qua. Bởi thế, mình tin tưởng vào pháp môn thực tập hàng ngày. Nó không phải là triết lý viễn vông mà những công cụ thiền tập thực tiển có thể áp dụng và kiểm chứng được liền. Thở thì ai cũng thở, nhưng duy trì hơi thở ý thức càng lâu thì tự động tâm ý dừng lại sự rong ruổi và tâm ý sáng lên, giúp mình ý thức về sự sống hiện thực trong phút hiện tại. Mình cảm thấy được nuôi dưỡng ngay trong lúc thực tập. Vậy mà, ít ai thực tập pháp môn an ban thủ ý này. Thật uổng ghê!

 Đây là món quà mình tặng bạn. Bạn thử trở về với hơi thở. Thở thật nhẹ và ý thức mình đang còn sống. Bạn sẽ cảm thấy đời sống khác liền. Mình tặng bạn bài thơ về vườn cải hoa vàng nhé! Hẹn lại lần sau nhé. Chào bạn thân mến!

Vườn xuân

Nắng lên rồi
Lá tùng lung linh màu ngọc
Theo gió đong đưa
Như vẫy gọi, như múa ca
Chiều qua, em đến thăm
Mang theo lá ngò, hương quế,
Thơm ngát tình quê.
Nhớ mẹ!
Lòng con ngậm ngùi ngấn lệ.
Mấy mươi năm xa cách,
Làm kẻ kiếm khách phong trần
Nung nấu lòng son tìm kiếm…
Nơi nao là lối đào nguyên
Chốn nào là cõi tịnh
Cành mai nào nở hoa vàng bất diệt.
Mười năm dãi dầu sương gió,
Bảy năm lặn lội tuyết sơn.
Hôm nay, ánh nắng về
Sưởi ấm lòng son.
Những nụ hoa vẫn còn chưa chớm nở,
Những ngọn lá còn ẩn mình trong giấc ngủ bình yên,
Mà tâm con rào rạt một mùa Xuân
Có mẹ, có mai vàng, đào thắm
Có pháo đỏ, mức thơm
Có đôi mắt ngây thơ đầy mộng đẹp.
Mẹ ơi! Hai mươi năm qua
Bướm lạc quê hương
Nay tìm về
Nơi vườn cải hoa vàng.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2016(Xem: 6324)
Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice)
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8173)
Hiện nay, hầu hết người ta đều nghĩ rằng võ học Trung Quốc là xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm là do Bồ-đề Đạt- ma sáng tạo, và Dịch cân kinh là thánh điển của võ học Thiếu Lâm! Nhưng thực ra quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Võ học Trung Quốc đương nhiên không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm không phải do Bồ-đề Đạt-ma sáng lập, và Dịch cân kinh cũng không phải là công phu của Phật môn.
01 Tháng Ba 2016(Xem: 6485)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati ) vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 8025)
Miêu tả 2.500 trường hợp thuộc dữ liệu của trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ) được các nhà nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận kể từ khi bác sĩ Ian Stevenson nghiên cứu trường hợp đầu tiên cách đây 40 năm. Tiền kiếp - có hay không? trình bày các trường hợp này một cách rõ ràng và đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn có thể tồn tại sau khi bộ não chết đi. Đây là một cuốn sách thú vị và gợi suy nghĩ; nó có thể thách thức và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của độc giả về sự sống và cái chết.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7342)
Nội dung chính của quyển sách như chính tác giả xác định trong phần giới thiệu là “để chuyển tải thông tin cực kỳ quan trọng” về cái khám phá “hạt nhân” của sức khoẻ tim mạch – một phân tử nhỏ bé mang tên Nitric Oxide. NO – như cách gọi của các nhà hóa học – được cơ thể sản sinh ra đặc biệt nhằm giúp các động mạch và mạch máu không bị xơ vữa gây đột quị
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10388)
Vì vậy, ngày hôm nay, tất cả con cái, người thân tụ tập nơi đây với nhau, con hãy suy xét xem bằng cách nào cha mẹ của mình lại có thể trở thành con cái của mình đời hiện tại. Trong những đời trước con là con cái của cha mẹ, bây giờ họ trở thành con của con. Trí nhớ của họ giảm đi, đôi mắt của họ mờ đi. Đôi khi họ cắt ngang lời nói của con. Hãy đừng để những điều này làm lãng xao dòng tâm. Tất cả những ai đang chăm sóc người bệnh đều phải biết buông xả.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6467)
Cấy ghép bộ phận cơ thể trở thành một cách điều-trị y-khoa đã được chấp nhận, để thay thế các bộ phận cơ thể đang hư-hỏng ở vào giai-đoạn cuối. Tuy nhiên, chỉ có bản thân chúng ta là có thể giúp cho việc hiến tạng thành công. Sau đây là một số sự thật quan trọng về việc hiến tặng bộ phận cơ thể:
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8792)
Quả là một chuyện không được cho là bình thường vì đang khỏe mạnh yêu đời mà lại đi đến các nhà quàn hỏi thăm vấn đề hỏa táng hay chôn cất người chết vì nhiều người quan niệm rằng nói về cái chết là một điều cấm kỵ, có thể mang lại vận sui vào người.
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5050)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.