Ăn Chay Đâu Chỉ Là “à La Mode”

06 Tháng Chín 201403:34(Xem: 5716)
ĂN CHAY ĐÂU CHỈ LÀ “À LA MODE”
Trần Nguyễn

blankKhông ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo đang có một ảnh hưởng ngày càng sâu trong đời sống hiện đại. Các buổi học thiền, các sách Phật giáo đang được đông đảo người học tập, ứng dụng vào các hoạt động cuộc sống và cả kinh doanh nữa chứ (những sách ứng dụng thiền học trong kinh doang chẳng hạn nhưng xem ra cũng còn lắm điều bất cập). Gần đây, theo đà đó hàng loạt quán ăn chay mọc lên đáp ứng cho nhu cầu ăn uống “thanh bạch” của một số đông. Sao ăn chay lại rộ lên như một phong trào thế?

Câu trả lời xem ra cũng khá thú vị.

Tập tểnh người ăn , tớ cũng ăn

Ngày còn sinh viên, Đ.H.Q. D. một phóng viên trẻ ở Sài Gòn mê nhất là quán ăn chay nằm sâu trong chợ Thị Nghè, một cái bàn nhỏ, khuất, nằm bên cạnh ê hề những hàng thịt, cá…, biểu trưng của sự u buồn cho sự sinh diệt, quanh những tiếng trả giá, la hét, cãi nhau của người mua kẻ bán như biểu trưng cho sự phiền não không dứt của kiếp nhân sinh nhỏ hẹp. “Thật thú vị khi ngồi giữa ‘loạn lạc’ vậy mà thưởng thức các món ăn có thể làm mình trong sạch hơn. Người chủ quán cũng thật lạ, im lặng, nghiêm nghị, chỉ vì gấp quá mà không hề hé môi trao đổi điều gì. Nhưng quan trọng hơn hết là…rẻ. Chỉ với 3.000 đồng, anh đã có thể ăn no rồi, cơm với nước tương và vài miếng đậu phụ, còn hôm nào có cỡ 4.000 đồng trong túi thì thịnh soạn hẳn. Giờ qua cái thời khổ cực nhưng lâu lâu tôi cũng hay ghé lại đấy, ăn thì ít mà ngồi nhớ là nhiều”, Q, cho biết như thế. Với các người lớn tuổi, ăn chay đi kèm với một khái niệm tâm linh thực thụ, hoặc thậm chí mang ý nghĩa về một sự “vay trả” với các bậc đắc đạo cho điều gì mình cầu xin. Người trẻ hôm nay thì khác, họ có hơn 1.001 lý do để ăn bữa cơm chay. P. Đào, một sinh viên hớn hỡ khoe: “Hôm rồi em được mấy anh dắt lên chùa Già Lam, ăn được bữa cơm chay ngon ơi là ngon, mấy thầy trên đó vui tính và nói chuyện thú vị lắm. Em xin hôm nào lên ăn nữa vì muốn nghe mấy thầy giảng lại một số điều chưa hiểu và em rất thích không khí ngôi chùa trong bữa cơm đó. Yên tĩnh và ấm cúng, sinh viên xa nhà mà anh!”. Những lý do ngộ nghĩnh như vui, bạn bè rủ…là lý do chính của phong trào ăn chay trong người trẻ gần đây, nhưng cũng có những lý do không kém phần…tào lao. T.Thiều, một bạn đang trong giai đoạn thi đại học mếu máo kể: “Mẹ em bắt em ăn chay cả nửa tháng nay vì đã lỡ khấn ở chùa rằng làm như vậy em mới đậu đại học, ngán quá (đang tuổi ăn, tuổi lớn mà), có lúc em muốn bỏ quách không ăn nữa nhưng sợ…rớt đại học nên đành ăn tiếp”. Việc đậu hay không nhờ vào việc “sôi kinh nấu sử”chứ nào phải ở chỗ “xào đậu que nấu đậu hủ” bao giờ,xem ra cái việc “ép uổng”mình của chàng trai này khó được lòng Phật mà cũng ít được lòng thầy cô. Gặp D, ở quán ăn chay nhỏ trên đường Võ Thị Sáu, D, đang ăn đĩa cơm thứ hai to ụ, thấy tôi trố mắt ngạc nhiên, D., bảo: “Hôm nay phải ăn chay nhưng hồi sáng quên, ăn lỡ ổ bánh mì thịt, giờ phải ăn double phần chay để át phần thịt hồi sáng, chắc cũng được anh hả”. Tôi đành ngậm ngùi trước triết lý ăn chay cực kỳ thực dụng kia thôi. Nhưng nói vậy chứ không hoàn toàn vậy, nhiều bạn trong giới trẻ cũng thấy trong chay tịnh có những uyên áo mà lối sống đô thị không thấy.

Ăn chay kia cũng có năm bảy đường

blankCác quán cơm chay ở thành phố hôm nay không hề rẻ và thiếu dinh dưỡng như người xưa vẫn hay tưởng. Các quán như trong chợ Thị Nghè chỉ là cá biệt, tại quán chay bình dân như Thuyền Viên, giá mỗi phần cơm tàm tạm cũng đã phải 15.000 đồng – một ngày công lao động của công nhân. Đó là chưa nói tới các buffet chay như ở nhà hàng Vân Cảnh Q.1, hơn 50.000 đồng cho một người, các món được cân đo đong đếm calori cho vừa với thể trạng từng người một. Vì thế, những người bình dân khi muốn ăn chay đành phải ra chợ mua đồ tự chế biến, đó cũng là lý do tại sao các sách chế tạo món chay đang được bán rất chạy ở các nhà sách.

“Có khi bỗng dưng ngán hết mọi thứ, nghĩ tới bao tử mình là mồ chôn của bao con vật sống em ớn kinh khủng, thế là chọn cách ăn chay, một ít rau, nước tương…ăn trong vài ngày là thấy người và cả lòng mình nhẹ hẳn”, T.Trân – một viên chức trẻ cho biết thế. N.V. Lực, một thợ chụp ảnh vừa mới thành hôn xong cho biết “mình khó khăn lắm mới lấy được vợ, vì mình ăn chay trường, không phải giác ngộ gì đâu, chẳng qua hồi nhỏ ở với má ăn chay quen (má Lực ăn chay trường) lớn lên nghe mùi thịt cá tanh là chịu không được, hồi trước độc thân thì dễ, một gói mì chay, ít tương hột cũng xong bữa, nay có bà xã về nên phải cầu kỳ hơn chút” Những người trẻ ấy là một trong các bạn trẻ đang tìm về tự nhiên trong cách ẩm thực, ở đó sự yên tĩnh, thanh đạm trong ăn uống được đề cao. Họ đã biết tham khảo sách mà biết thành phần dinh dưỡng của từng loại thực phẩm nhằm cân bằng cho cơ thể mình. Có trường hợp như Tuấn – một sinh viên Mỹ thuật, anh ăn chay trường để chữa bệnh và nuôi một cảm xúc tôn giáo trong sáng tạo. Những người trẻ ấy với hiểu biết và tâm hồn mình đã biến ăn chay không chỉ là thứ mốt a dua mà là một triết lý ẩm thực, một cách sống khoan hòa và bao dung hơn với tự nhiên và cả với chính mình.

Để kết thúc bài viết, tôi xin kể về đề tài tranh luận của một nhóm bạn trẻ mà tôi gặp trong quán cơm chay Thuyền Viên: họ chia hai phe và đấu khẩu kịch liệt về cái chân gà làm bằng tàu hủ ky trên bàn ăn, một bảo là nếu đã chay thì nên chay cả trong ý nghĩ, thanh tịnh từ tâm. Một bảo là đời sống hiện đại thì nên phiên phiến đi, bỏ qua các triết lý ấy mà hướng về con người vì như thế vừa phục vụ được cả khẩu vị và hình thức. Tôi không nghe hết câu chuyện. Tôi vui mừng bỏ đi vì tôi biết các cuộc tranh cãi như thế còn dài, và vì vậy ăn chay không thể là “à la mode”, ăn chay là câu chuyện của tư tưởng, kể cả với người trẻ ■
Trần Nguyễn
(TC. Văn Hóa Phật Giáo số 14)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8435)
Ăn chay trước kia thường được dùng ám chỉ cho các nhà sư Phật Giáo. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Biên tập viên Thanh Thủy VTV2 phỏng vấn nữ tài tử Hollywood Maggie Q tại sao chị từ bỏ ăn mặn lại ăn chay.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5311)
Chúng ta hãy đi gặp ông Jaap Korteweg. Ông là người đồ tể đặc biệt: một người đồ tể không muốn cắt cổ làm thịt súc vật, vì ông là một người bán thịt-chay. Các quầy hàng trong tiệm của ông chứa đầy các sản phẩm không-có-thịt, tuy nhiên, các sản phẩm nầy có mùi vị giống-như-thịt, và trông giống-như-thịt, cho nên làm chúng ta cảm thấy các sản phẩm nầy giống-như-thịt.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9623)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
27 Tháng Mười 2015(Xem: 5295)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư. Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10716)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 9713)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 12239)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8462)
do đài truyền hình VTV Cab 10 thực hiện
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5617)
Kim A. Williams, MD, bác sĩ tim mạch, khoa trưởng khoa tim mạch bệnh viện Rush University Medical Center in Chicago, chủ tịch của tổ chức chuyên ngành Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology), giải thích lý do tại sao ông ăn chay thuần từ năm 2003 và bây giờ ông đề nghị các bệnh nhân của ông nên làm như ông.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 7583)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình.