Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

08 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 20271)

Xu hướng ăn chánh niệm trong xã hội ngày nay

Một nhóm nhân viên tại bệnh viện Valley Hospital ở Ridgewood (Hoa Kỳ) gần đây đã bắt đầu một ngày ăn trưa hàng tuần để cùng ăn với nhau trong im lặng dựa trên việc thực hành thiền Phật giáo.

 mindful-eating

Giờ ăn chánh niệm

Linda Buckley, một chuyên gia dinh dưỡng, người dẫn đầu bữa ăn chánh niệm này cho biết phải mất hơn 30 phút để hoàn thành một nửa cái bánh sandwich salad. "Ăn trong im lặng là một trải nghiệm khác biệt. Nó thực sự làm mọi thứ đang diễn ra trở nên chậm lại và bạn sẽ nhận thức được từng miếng cắn. Bạn sẽ thực sự chú ý tới hương vị, nguyên liệu và mùi vị của thức ăn" - Buckley nói.

Các Phật tử đã thực hành chánh niệm (nhận thức một cách hoàn toàn trong thời điểm hiện tại - trong đó có việc ăn uống) đã hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những nguyên tắc này đã đi vào trong lĩnh vực văn hóa và y học.

Trung tâm Ăn uống Chánh niệm, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, được hỗ trợ bởi các bác sĩ, nhà tâm lý học và các chuyên gia dinh dưỡng, đã tìm cách giáo dục công chúng rằng cách mà bạn ăn cũng quan trọng như những gì mà bạn ăn. Sống chậm lại và ăn uống trong sự tập trung có thể giúp chống stress, ăn quá nhiều và khó tiêu và đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh tim mạch, Buckley nói.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tác giả cuốn "Savor: Mindful Eating, Mindful Life”, chủ trương nhai mỗi miếng ăn 40 lần trước khi nuốt và không ăn thêm khi đã ăn đủ 80% lượng thức ăn.

Oprah có huấn luyện viên riêng trong việc ăn uống chánh niệm, tác gia Geneen Roth, và hiện cô đang quảng bá phong trào này. Tại khuôn viên của Google ở Palo Alto, California, hàng tháng, một bữa trưa đặc biệt thuần chay kéo dài một giờ đồng hồ trong tĩnh lặng được đông đảo các kỹ sư ở đây tham gia.

Nhà sư Roshi Paul Genki Kahn, người sáng lập trung tâm thiền Zen Garland ở Airmont, New York vào mùa thu năm ngoái, đang áp dụng những nguyên tắc cổ xưa này vào cuộc sống hiện đại. "Mọi người không nên chỉ bắt chước các phương pháp chánh niệm được sử dụng trong tu viện. Chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa, nấu ăn và mua sắm cùng nhau cũng là cách đưa những nguyên tắc này vào đời sống”, thầy nói.

Trong thời gian qua, trung tâm đã tổ chức các khóa tu nơi mà học viên có thể thực hành các nghi lễ thiền truyền thống, ngồi thiền, cùng ăn chung và cùng làm việc. "Thiền là nhận thức điều thiêng liêng đang xảy ra nơi thời điểm hiện tại của cuộc sống trong các hành động bình thường như ăn, ngủ, thậm chí là quét nhà".

Fred và Morrie Shafer ở New Milford đang thực tập chánh niệm trong hầu hết các bữa ăn. Không có tivi hay bất cứ loại màn hình nào tại bàn ăn tối của họ và họ bắt đầu mỗi bữa ăn bằng một vài giây im lặng trong chánh niệm. Vào một buổi tối gần đây, họ đã mời một cặp vợ chồng lại ăn tối và trò chuyện về nguồn gốc của món rau trộn cây nhà lá vườn của họ. "Nó làm cho bạn trở nên tự nhận thức hơn", ông Fred Shafer nói. "Đó là một cách khác biệt để nhìn nhận điều đó. Tôi nghĩ bạn sẽ tiêu hóa tốt và thoải mái hơn".

Với Stacey Antine, người sáng lập HealthBarn USA, ăn uống chánh niệm phù hợp với công việc tư vấn môi trường và dinh dưỡng của cô. "Nó là một phần của tiến trình và là công việc nấu ăn cho chính bạn", Antine nói. "Bạn mua thức ăn về và không chỉ có mỗi một việc là mở gói ra và ăn".

Những nguyên tắc này đặc biệt được áp dụng cho các khách hàng của cô hiện đang vật lộn với cân nặng và rối loạn ăn uống. "Khi bạn ăn trong chánh niệm, bạn sẽ hoàn toàn nhận thức được những gì đang có trên đĩa của bạn và bạn sẽ suy nghĩ: Đây là cái mà tôi cần? Tôi thực sự cần cái bánh này ngay bây giờ? Tôi đang đau buồn phải không? Liệu phải làm gì với tâm trạng này đây?"

Ngoài ra, việc lồng ghép các nguyên tắc này vào cuộc sống sẽ nâng cấp sự đánh giá cao về thực phẩm của bạn, Antine nói. "Tôi muốn mọi người nghĩ rằng thực phẩm không phải là thứ để tước đoạt. Chúng ta nên ý thức về thực phẩm để trải nghiệm hương vị và thực sự cảm nhận rằng nó đang nuôi dưỡng cơ thể của chúng ta".

Văn Công Hưng (Theo northjersey.com)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8750)
Trong hơn một thập niên qua, có rất nhiều thông tin sai lạc về đậu nành khiến người đọc nhất là những người ăn chay lầm tưởng đậu nành và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành là không tốt, ăn vào không có lợi cho sức khỏe. Có 5 lầm tưởng (hay là những hiểu sai) về đậu nành như: (1) đậu nành gây ung thư, (2) đậu nành làm suy yếu hoạt động tình dục, (3) đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp, (4) đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim, và (5) tất cả đậu nành đều là loại biến đổi gen GMO.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8257)
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Vie cũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13312)
EARTHLINGS là một bộ phim tài liệu được thắng giải, nói về sự đau khổ của loài vật khi bị sử dụng làm thức ăn, quần áo, thú nuôi, giải trí và nghiên cứu khoa học.Bộ phim do tài tử được đề nghị giải Oscar là Joaquin Phoenix thuyết minh, nhạc do Moby, ca nhạc sĩ có số đĩa bán chạy thuộc hạng bạch kim [hơn 1 triệu đĩa]. Tuy ban đầu phim này không được các nhà phân phối để ý, ngày nay EARTHLINGS được các tổ chức trên thế giới xem là một bộ phim tranh đấu cho quyền lợi loài vật đầy giá trị.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9312)
Những lập luận đạo đức liên quan đến việc phân phối lương thực toàn cầu và quyền lợi động vật (đặc biệt là liên quan đến xí nghiệp chăn nuôi) đủ mạnh để mọi người xét lại chế độ ăn uống của họ và xem thực phẩm của họ đến từ đâu? Làm thế nào chúng ta sẽ ăn chúng ta trong thế kỷ 21 khi dân số của Trái đất có thể sẽ là 9 tỷ vào năm 2050?
07 Tháng Chín 2014(Xem: 6427)
Ngày nay, người trẻ tự nguyện ăn chay và chọn thực phẩm chay làm bữa ăn bình thường ngày một nhiều. Ăn chay theo tinh thần Phật giáo là như thế nào? Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm chay ra sao? Cách chế biến món ăn chay như thế nào để vừa có bữa ăn ngon vừa bảo đảm dinh dưỡng?….Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của “Sứ giả văn hóa ẩm thực Huế”Hồ Hoàng Anh cùng quý độc giả.
06 Tháng Chín 2014(Xem: 5723)
Không ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo đang có một ảnh hưởng ngày càng sâu trong đời sống hiện đại. Các buổi học thiền, các sách Phật giáo đang được đông đảo người học tập, ứng dụng vào các hoạt động cuộc sống và cả kinh doanh nữa chứ (những sách ứng dụng thiền học trong kinh doang chẳng hạn nhưng xem ra cũng còn lắm điều bất cập). Gần đây, theo đà đó hàng loạt quán ăn chay mọc lên đáp ứng cho nhu cầu ăn uống “thanh bạch” của một số đông. Sao ăn chay lại rộ lên như một phong trào thế?
01 Tháng Chín 2014(Xem: 9144)
26 Tháng Tám 2014(Xem: 12237)
Có một loại thức ăn mà các bác sĩ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí mẹ của bạn - bảo bạn nên ăn nhiều hơn, đó là rau lá xanh, củ cải Thụy Sĩ, collard, cải xoăn, kale, bob choy, water cress và các loại rau lá xanh khác. Chúng là thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn hàng ngày.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 10374)
Một nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận rằng thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 không có tác dụng giảm nguy cơ đối với các bệnh tim mạch.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 16180)
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.