Đại Lễ Lạc Thành Chùa Điều Ngự, TP. Westminster California

20 Tháng Sáu 201620:05(Xem: 7103)

Đức Dalai Lama thuyết giảng nhân ngày đại lễ Lạc Thành chùa Điều Ngự

Vào sáng ngày Thứ Bảy 18/06, thành phố Westminster Quận Cam Nam Cali đã khởi đầu một ngày cuối tuần rất sớm, để đón tiếp Đức Dalai Lama đến với chùa Điều Ngự nhân ngày đại lễ Lạc Thành.

Những đoàn người xếp đuôi rồng rắn từ ngoài khuôn viên chùa Điều Ngự đã bắt đầu từ trước 6:00 sáng. Giới tăng ni, cùng cộng đồng người Việt từ khắp nơi đã đổ về. Từ các tiểu bang khác của Hoa Kỳ. Từ Canada, từ Úc. Và cả từ Việt Nam nữa. Hòa với cộng đồng người Việt còn có các cộng đồng sắc dân khác, đặc biệt là sự góp mặt đông đảo của cộng đồng gốc Tây Tạng, những người có hoàn cảnh quốc nạn tương tự với cộng đồng Người Việt Tự Do tại hải ngoại. Ước tính có khoảng trên 10,000 người đã đến tham dự sự kiện trọng đại này.

Đám đông xếp hàng từ rất sớm

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Dalai Lama đến với các thành phố thuộc Quận Cam. Nhưng đây là lần đầu tiên ngài tham dự vào một sự kiện quan trọng của cộng đồng Người Việt Quận Cam, có mặt tại một ngôi chùa của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại. SỰ hiện diện của Ngài trong đại lễ Lạc Thành không chỉ là niềm tự hào của riêng chùa Điều Ngự, mà là còn là của chung của tất cả giới tăng ni, Phật Tử Việt Nam tại hải ngoại nói chung.

Nhưng dù Đức Dalai Lama có xuất hiện ở đâu, Ngài vẫn là một Đức Dalai Lama giản dị, thân thiện với mọi người. Những nhân viên an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ cho Ngài cũng không thể ngăn cách được sự gần gũi của Ngài với đám đông. Ở đầu buổi lễ, Ngài nhận thấy Ngài được ngồi trong mát, trong khi mọi người phải ngồi ngoài trời nắng. Ngày nhắc mọi người hãy đội nón, che dù cho cẩn thận. Lúc Ngài đang thuyết giảng, rất nhiều Phật Tử đã đến gần bậc tam cấp gần chỗ Ngài ngồi để được chụp ảnh cùng Ngài, thì bị nhân viên an ninh ngăn lại. Ngài đã nói là “O.K, cứ để cho họ tự nhiên”. Ngài còn mời một người tàn tật lên tận chỗ mình ngồi để thăm hỏi. Ngài còn phát kẹo cho một số đoàn sinh Gia Đình Phật Tử ngồi gần bên mình. Dấu ấn của Đức Dalai Lama ở đâu cũng đều như vậy.

Đức Dalai Lama thăm hỏi người tàn tật

Ngài mở đầu bài thuyết giảng của mình bằng cách kêu gọi mọi người hãy phát triển Lòng Từ Bi. Con người sinh ra đời với lòng từ bi của tình mẫu tử. Sức mạnh của Lòng Từ Bi là chìa khóa để hoàn thiện các giá trị lớn của bản thân và tha nhân. Lòng Từ Bi là chìa khóa để cứu rỗi nhân loại ngày hôm nay ra khỏi những bạo động, hận thù, cứu rỗi nhân loại khỏi những chia rẽ, nghi kỵ bởi những chủ thuyết phân biệt về quốc gia, màu da, tôn giáo.

Có lẽ vì đây là buổi thuyết giảng trong một ngôi chùa, với sự tham dự của rất nhiều tăng ni, Phật tử, Đức Dalai Lama đã nói khá chi tiết về những giáo lý căn bản của Đạo Phật, đạo của Từ Bi và Trí Tuệ. Ngài nói rằng Phật Giáo không tin có một đấng sáng thế. Ngài nhắc lại rằng thuyết Lượng Tử được các nhà khoa học biết đến vào thế kỷ 20, đã được Ngài Long THọ thuyết giảng theo cái nhìn của Phật Giáo từ gần 2,000 năm trước. Ngài nói tổng quát về giáo lý căn bản nhất của Phật Giáo là Tứ Diệu Đế, chân lý giúp con người thoát khỏi sinh tử luân hồi. Ngài nói đến thiền định như là một phương pháp thực hành để phát triển Từ Bi và Trí Tuệ. Ngài nói đến pháp môn Thiền Tứ Niệm Xứ, đến việc kết hợp giữa thiền quán và thiền chỉ. Ngài nói đến sự phát triển của những truyền thống Phật Giáo khác nhau đều dựa trên tính khế cơ khế lý. Từ sự khác biệt về văn hóa của người Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện… mà có Bắc Tông, Nam Tông, Mật Tông... Người Phật tử tùy theo căn cơ mà chọn pháp môn cho phù hợp với đường tu tập của mình.

Một số Phật Tử có mặt trong buổi thuyết giảng đã nói rằng thật hạnh phúc khi được nghe giáo pháp Như Lai từ chính Đức Dalai Lama nói ra. Năng lượng lành của Trí Tuệ và Từ Bi đã tỏa ra từ lời nói, từ hành động của Ngài. Có người nói rằng chỉ cần nhìn thấy nụ cười của Ngài, là tâm mình đã trở nên an lạc, hạnh phúc hơn.

Năng lượng lành của Từ Bi, Trí Tuệ từ Đức Dalai Lama đã lan tỏa trong không gian của Chùa Điều Ngự trong ngày đại lễ Lạc Thành, đem lại niềm hỉ lạc cho những ai đủ duyên may, có mặt trong sự kiện trọng đại này của Phật Giáo Việt Nam, của Cộng Đồng Việt Nam tại hải ngoại.
Đoàn Hưng | SBTN

 

Sức Mạnh Của Lòng Từ Bi

Đại Lễ Lạc Thành Chùa Điều Ngự Phần 1

Đại Lễ Lạc Thành Chùa Điều Ngự Phần 2
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 4238)
Thuyết Pháp Thích Phước Tiến - Làm Lại Cuộc Đời Bài chia sẻ Đại Đức Thích Phước Tiến tại trường cai nghiện Bình Đức. Mặc dù cách xa về khoảng cách địa lí, nhưng các học viên trong trại cai nghiện vẫn được cả xã hội quan tâm để góp phần làm tiêu tan những suy nghĩ tiêu cực của chính họ. Nói cách khác họ là nạn nhân của sự tha hóa xã hội. Qua bài thuyết pháp, Thầy Thích Phước Tiến mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và cách để vượt qua khó khăn để trở lại xã hội.
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6690)
Chương trình được Công ty Truyền thông Phật giáo Mani và nhà hàng chay Mandala tổ chức tại Tòa soạn báo Giác Ngộ trong khuôn khổ chương trình "Chất Lượng Cuộc Sống" . Được biết, ĐĐ.Thích Minh Niệm là tác giả cuốn sách “Hiểu về trái tim”.
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5872)
Bài pháp thoại do Đại Đức giảng sư Thích Phước Tiến thuyết giảng tại Chùa Thiên Hòa (Đức Quốc) ngày 10/10/2015.
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7721)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7238)
Những điều không nên tin, Lợi ích của cầu nguyện, Người Chết Hưởng Gì Từ Sự Cúng Kiến
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5939)
Giá trị đích thực của cuộc đời - Thuyết pháp Thích Phước Tiến. Tổng hợp đầy đủ các bài pháp thoại Đại Đức Thích Phước Tiến thuyết pháp.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6149)
Đố Vui Phật Pháp - Trí Quang, Kha Ly, Phi Long, Ngọc Bảo Anh
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 3775)
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6255)
Cuộc sống, tự do và sự theo đuổi niềm hạnh phúc. Chúng ta sống cuộc đời để theo đuổi hạnh phúc “ngoài kia” như thể nó là một mặt hàng. Chúng ta đã trở thành nô lệ cho chính những ham muốn và khao khát của mình. Hạnh phúc không phải là điều gì có thể theo đuổi, hay mua bán như một thứ đồ rẻ tiền.
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12407)
“Đức Phật lịch sử” là khái niệm chỉ đức Phật Thích Ca, một con người thật, từ các việc tu tập thật đã biến thân phàm của mình trở thành bậc tuệ giác đầu tiên trong lịch sử tư tưởng của nhân loại ở tuổi 35 và qua đời ở tuổi 80. Đức Phật lịch sử cũng giống như bao nhiêu con người bình thường khác, cũng từng sai lầm trong quá trình học đạo, suýt chết vì sáu năm tu khổ hạnh, cho tới khi phát hiện ra con đường trung đạo là bát chính đạo, trở thành bậc giác ngộ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.