Cung Chúc Tân Xuân Vạn Sự Như Ý

16 Tháng Hai 201515:36(Xem: 9706)
blank
CUNG CHÚC TÂN XUÂN VẠN SỰ NHƯ Ý
Thích Tánh Tuệ
hoadao-010122CUNG kính mời nhau một tách trà
CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua
TÂN niên hạnh phúc và như nguyện
XUÂN đến bình an khắp mọi nhà.
VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết
SỰ đời trăm mối được hanh thông
NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng
Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
Thích Tánh Tuệ
(Trước thềm Xuân Ất Mùi 2015)


Tâm Xuân 
Người qua một giấc Đông miên
Trở mình tỉnh thức.. ngoài hiên Xuân về
Gió xuân lay nhánh Bồ đề
Chắp tay sen, chợt bốn bề ngát hương !
Xuân về xin gửi tình thương
Chan hòa tựa ánh triêu dương rạng ngời
Xuân thiêng liêng giữa đất trời
Ước nguyền đây đó muôn người lạc an.
Chuông chùa huyền diệu ngân vang
Lay cành Mai dậy nở vàng trước hiên.
Chúa Xuân trong cõi Trạm Nhiên
Khoan thai nhẹ bước.. bình yên vào đời,
Thắp mùa xuân giữa môi cười
Thắp Tâm Xuân để lòng người mãi xuân. 
Thích Tánh Tuệ  


Xuân Viễn Xứ
(Gửi tặng quê hương )

Ta lỗi hẹn rồi với Huế xưa
Với chiều phai nắng, với cơn mưa
Với đường hoa xứ hương thoang thoảng...
Có lẽ.. hồn quê vẫn đợi chờ ?

Ta lỗi hẹn rồi ơi Cố Đô
Xuân đi, xuân đến đã bao mùa.
Mây về đỉnh Ngự hay xa vắng
Cho nhắn một lời thăm xứ thơ !

Ta lỗi hẹn về thăm cố hương
Mùa Đông ngoài nớ vẫn mù sương..
Tiếng hò trên bến còn vang vọng
Lay cõi lòng ai gợn sóng buồn.

Mấy mùa viễn xứ xuân hoài niệm
Bảo Quốc, Thiên Minh.. những mái chùa.
Trầm bỗng lời kinh hương khói quyện
Cố quận.. bây chừ trong giấc mơ..

- Ta lỡ hẹn về thăm bến sông
Một dòng nắng đục với mưa trong
Thần Kinh nhịp sống trôi trầm lặng
Răng khiến người xa xứ nặng lòng ?..

- Người ta bảo Huế '' đi mà nhớ '' 
Nào phải là nơi '' ở để thương! ''
Chắc quê hương đó còn duyên nợ
Mấy độ ly hương.. lặng nhớ nguồn..

Xuân lỗi hẹn về thăm chốn xưa
Biết ta còn hẹn đến bao giờ ?
Trăng tàn nguyệt tận còn đây Huế
Một mảnh tình quê .. chẳng bến bờ.....
Thích Tánh Tuệ 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9176)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7281)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9532)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7095)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9439)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7317)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7314)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11548)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?