Thực Hành Phật Pháp Để Vui Sống Tuổi Già

13 Tháng Mười 201616:55(Xem: 5963)

THỰC HÀNH PHẬT PHÁP ĐỂ VUI SỐNG TUỔI GIÀ 
Lewis Richmond - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Elderhood: A Buddhist Approach to Aging Well - Lewis Richmond)

 

Thực Hành Phật Pháp Để Vui Sống Tuổi GiàVào tháng Ba tới nầy tôi sẽ được 64 tuổi - và còn một năm nữa là tôi được hưởng Medicare (là Chương Trình Y Tế Liên Bang cho những người từ 65 tuổi trở lên), rồi còn hai năm nữa là tôi được hưởng Chương Trình An Sinh Xã Hội (Social Security). Tôi là một "baby boomer" (một người sinh ra vào những năm sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khoảng từ năm 1946 tới năm 1964, thời kỳ mà có nhiều sự gia tăng về tỷ lệ sinh sản), tôi là một Phật Tử, và tôi cũng là một người đang đối mặt với tuổi già. Tuy nhiên, không phải chỉ có mình tôi là người già đâu. Mỗi ngày và kể từ bây giờ cho đến hai mươi năm kế tiếp, có 10.000 "baby boomers" sẽ được 65 tuổi. Tôi tin rằng, đây là một sự thật có ý ngầm rất lớn đối với nền chính trị, và xã hội, cũng như đời sống tinh thần của chúng ta.

Bốn mươi năm về trước, ông Shunryu Suzuki là vị Thầy Phật Giáo của tôi, lúc đó thầy vào khoảng sáu-mươi-mấy tuổi, và chúng tôi các đệ tử của thầy hầu như ở vào thập niên 20 tuổi (từ 20-29 tuổi) và thập niên 30 tuổi, lúc đó có người đệ tử hỏi thầy, "Tại sao chúng ta lại thiền định?" Thầy trả lời, "Để chúng ta vui hưởng tuổi già." Chúng tôi cười ầm lên, vì chúng tôi nghĩ rằng thầy đang nói đùa. Giờ đây tôi đang ở vào độ tuổi giống như thầy trước đây, tôi biết rằng thầy đã không nói đùa. Có một số khía cạnh mà rất khó làm cho chúng ta yêu thích khi về già, tuy nhiên, sự thực hành về tâm linh chắc chắn sẽ giúp ích cho chúng ta. Điều nầy không phải chỉ là lý thuyết xuông; cuốn Sổ Tay Hướng Dẫn Về Tôn Giáo Và Sức Khỏe của Koenig và của các đồng tác giả, trình bày một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, những người thường hay tham dự hoặc thực hành về tâm linh, trung bình sẽ sống dai hơn 7 năm, so với những người không tham dự hoặc thực hành về tâm linh. Chúng ta sẽ thấy kết quả của cuộc nghiên cứu nầy quan trọng hơn nữa, khi chúng ta nhớ rằng lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại, con người sẽ có sức khỏe tương đối tốt ở thập niên 70 tuổi, ở thập niên 80 tuổi, và ngay cả ở thập niên 90 tuổi. Chúng ta sẽ làm gì với món quà tặng được sống thêm 7 năm nầy?

Trong nhiều năm qua, tôi đã suy ngẫm và phát triển ra một phương cách để vui sống tuổi già. Sau một thời gian suy ngẫm tôi cũng giống như thầy của tôi, tin tưởng rằng việc thực hành tâm linh có thể giúp cho chúng ta sống vui khỏe khi già, và giúp cho giai đoạn chúng ta sống vào lúc cuối-đời tốt đẹp hơn, khi có sự học hỏi, và sự thực hành về tâm linh. Một phần trong sự nghiên cứu của tôi, là lúc tôi đăng nhập vào trang mạng mua sách Amazon, rồi tôi đi kiếm từ ngữ "tuổi già" trong các cuốn sách bán chạy nhất, mà sắp xếp theo thứ tự bán nhiều nhất cho đến ít nhất. Tôi kiếm được rất nhiều sách bán chạy nhất Hoa Kỳ, với tựa đề "tuổi già". Tuy nhiên, khi tôi xem xét kỹ lại, tôi thấy rằng hầu hết các tựa sách nầy không thật sự nói về tuổi già, mà nói về sự trì hoãn, nói về sự ngụy trang, hoặc là nói về cách làm cho trẻ lại (đảo ngược lại sự già nua). Khi tôi không quan tâm đến thứ-hạng số sách bán được nhiều nhất, tôi mới có thể tìm ra được một số sách hay ho, mà viết về đề tài vui sống tuổi già qua cái nhìn về tâm linh. Hai quyển sách thú vị trong số những quyển sách mà tôi yêu thích là Quà Tặng Thời Gian: Vui Sống Lúc Già của vị nữ tu Joan Chittister theo dòng Thánh Benedict, và quyển Tâm Linh Và Tuổi Già của giáo sư dạy ngành nghiên cứu tuổi già Robert C. Atchley.

Thế thì, có còn nguồn tài liệu nào khác mà giúp cho chúng ta chấp nhận tuổi già một cách đúng đắn, để chúng ta học hỏi được các bài học khôn ngoan qua tuổi già, và để chúng ta xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên hệ đến cuộc sống của con người hay không? Cách đây 2500 năm, Đức Phật đã nói rất nhiều về sự đổi thay và sự mất mát không thể nào tránh được. Ngày nay, những người già như chúng ta học hỏi được gì từ các bài giảng dạy của Đức Phật?

Đức Phật giảng dạy rằng "tất cả mọi sự vật đều thay đổi," và ngày nay rất nhiều Phật Tử nhắc lại rằng đây là sự thật hiển nhiên (mà Đức Phật đã tìm ra). Tuy nhiên, giả sử chúng ta nhắc lại câu nói trên, theo một cách khác, "Tất cả mọi thứ mà chúng ta bảo vệ, thương yêu, và ôm-ấp sẽ già, sẽ suy yếu, và cuối cùng sẽ biến mất, kể cả tấm thân quý báu của chúng ta?" "Sự thật hiển nhiên" nầy bất thình lình mang đến một sắc mầu ảm đạm, cũng như mang đến một sự cấp bách khác thường. Tất cả mọi sự vật đều phải ra đi, Đức Phật nói như thế, do đó tất cả mọi thứ quan trọng đối với chúng ta, chẳng có gì ngoại lệ. Trên thực tế, quá-trình nầy lúc nào cũng đang xảy ra; mọi vật đang già đi, từng giây phút một. Tại sao chúng ta lại chẳng bao giờ để tâm chú ý tới?  

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta không chú ý. Bởi vì, trong thời niên thiếu chúng ta có quá nhiều cơ hội, một khi chúng ta làm điều gì sai lầm, chúng ta còn có cơ hội để làm lại lần thứ nhì. Tuy nhiên, khi cuộc đời của chúng ta trên đà xuống dốc tới chỗ tử vong, chúng ta bắt đầu nhìn thấy sự ngắn ngủi đáng lo ngại của thời gian. Chúng ta đi nhiều đám ma hơn, chúng ta thăm viếng nhiều bệnh viện hơn, chúng ta lãnh đạm hơn khi xem tin tức hằng ngày, và chúng ta bắt đầu cảm thấy rùng mình lạnh lẽo khi bước chân ra ngoài cửa vào mùa thu. Tất nhiên, tuổi-già cũng mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui - vui vì con cháu, vui vì có thời gian đi du lịch (nếu chúng ta có khả năng tài chánh!), vui vì theo đuổi những nghề nghiệp mà mình mơ ước bấy lâu, rồi chúng ta làm các cuộc khởi đầu mới, cũng như chúng ta cương quyết khuyến-khích mình làm từ thiện để "hoàn trả" lại những gì mình đã hưởng, nhờ cộng đồng và xã hội.    

Chúng ta cũng còn có một cơ hội mới để nhìn vào đời sống nội tâm, để suy ngẫm về các câu hỏi tâm linh, mà chúng ta vì công ăn việc làm bận rộn, và trách nhiệm gia đình, cho nên từ lâu chúng ta đã xếp các câu hỏi nầy vào một xó. Sự thực tập suy ngẫm thường xuyên thật-sự có thể là một phần của cuộc hành trình tâm linh nầy, và Đạo Phật cung cấp các nguồn tài nguyên phong phú trong lãnh vực nầy. Trong quyển sách kế tiếp của tôi Thực Tập Tâm Linh Về Tuổi Già: Hướng Dẫn Cách Suy Ngẫm Để Sống Khôn Ngoan Hơn Khi Già (Gotham Books phát hành, Tháng 1/2012), tôi cung cấp nhiều cách thực tập suy ngẫm như vậy - từ các cách thiền định truyền thống về hơi thở, về lòng biết ơn, và về lòng từ bi, cho tới các sự suy ngẫm sáng tạo khác về thời gian, về sự lo lắng, về sự sợ hãi, và về những điều mà tôi gọi tổng-hợp là "những gì tâm linh, bên trong trái tim ta." Phần cuối của quyển sách - "Còn Cách Một Ngày Nữa" - là một lớp tu học cá-nhân có sự hướng dẫn, mà xử dụng các bài tập suy ngẫm trên, như là một cách để suy ngẫm về tuổi già dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi dùng thuật ngữ "Tuổi-già" (khi nói về trạng thái, phẩm chất, và tình trạng của một người lớn tuổi), để chỉ toàn bộ về nỗ lực nầy.

Tuổi-già là giai đoạn cuối cùng của một cuộc-đời sống đầy đủ. Khi tuổi-già đến, chúng ta có thể sẵn sàng (hoặc chưa sẵn sàng) mặc vào chiếc áo dành cho người già, như là một phần di sản của chúng ta, dù cho các nền văn hóa truyền thống đều vinh danh, và hỗ trợ tuổi già, cũng như dành cho các người lớn tuổi nhiều vai trò và nhiệm vụ phải làm. Trong thời hiện đại (dùng kỹ thuật thông tin qua máy vi tính), thời kỳ nầy nhắm vào giới-trẻ, cho nên các người lớn tuổi thông-thường không còn được chú ý, và tôn trọng, giống như thời trước đây. Ngày nay, mỗi chúng ta (các người lớn tuổi) phải tưởng tượng, xây dựng các cách diễn tả và biểu lộ cá-nhân về tuổi-già, rồi tìm mọi cách đưa ra một kế hoạch để mọi người xem xét.   

Gần đây, tôi đọc một bài báo trực tuyến trong đó có nói về một nhóm người Nhật lớn tuổi, họ tình nguyện đi dọn dẹp các lò phản ứng nguyên-tử bị hư hỏng. Họ mạnh mẽ bác bỏ bất kỳ ý niệm cho rằng họ là "một loại đội binh liều mạng, vì họ muốn đi tự tử." Vì, họ nói rằng họ chỉ là những con người có đầu óc thực tế. "Tôi năm nay 72 tuổi rồi, tôi có thể sống trung-bình thêm khoảng từ 13 đến 15 năm nữa," một người nói. "Ngay cả khi thân thể tôi bị nhiễm chất phóng xạ, thì bệnh ung thư cần có một thời gian từ 20 đến 30 năm, hoặc là lâu hơn nữa để phát triển." Vì thế, những người lớn tuổi như chúng tôi ít có cơ hội bị ung thư. Một số người cho rằng những người Nhật lớn tuổi nầy, đã biểu lộ một giá trị văn hóa cao đẹp, khi mà cá nhân dám hy-sinh mạng sống của mình, cho lợi-ích chung của đoàn thể. Tuy nhiên, tuổi-già thì tùy thuộc vào nền văn hóa; tuổi già xuất hiện qua nhiều cách khác nhau, khác biệt nhau qua thời gian, và nơi chốn. Tuổi-già không được mọi người chú ý đến giống như các nhà lãnh đạo nổi tiếng; các người lớn tuổi thông-thường giống như một người vô hình, họ đứng đằng phía sau hậu trường, họ tỏa sáng như các mảng nhỏ bằng vàng nằm dưới đáy dòng suối.

Tôi nghĩ rằng sự hiến tặng (của các người Nhật lớn tuổi) là một sự biểu lộ dũng cảm về tuổi-già. Người ở tuổi-già là người có trách nhiệm, là người cố vấn, là người hiến tặng người khác các quan điểm từng trải. Cuộc khủng khoảng về nguyên-tử ở Nhật chỉ là một trong nhiều tình huống thảm khốc khác trên toàn thế giới, giúp cho mọi người nhìn thấy rõ ràng một phản ứng từng trải, và trưởng thành của các người lớn tuổi. Tôi nghĩ rằng thực tập sự suy ngẫm có thể cung cấp cho chúng ta sức mạnh nội tâm, và giúp cho chúng ta phát triển các nguồn tài lực để đảm nhận vai trò của các người lớn tuổi, ở trong một thế giới đang gặp khó khăn, thiếu kiểm soát, và thiếu sự định hướng, cho nên ngay giờ phút nầy, họ đang cần chúng ta hơn bao giờ hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 6887)
Nhân ngày kỷ niệm hội ngộ 50 năm trường SPQN (1962-2012), từ khóa I đến khóa VIII, là một cựu giáo sinh, một nhà giáo, sau này là tu sĩ, tự dưng tôi chợt nghĩ đến đạo lý: “Lương sư hưng quốc”! Và tôi muốn bàn về ngữ nghĩa của nó, lan man, tản mạn thôi - chứ không phải là một tiểu luận văn học chính quy; có thể gọi nó là tạp luận gì đó cũng được.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 7394)
Sáng nay bạn ngủ dậy và thấy mình vẫn đang thở. Tức bạn vẫn sống. Bạn có biết nhiều người đi vào giấc ngủ và không bao giờ tỉnh dậy không…. Bạn bạn đã nhận ra chính bạn chưa, có thấy hạnh phúc không. Bạn đang ngồi đọc những dòng chữ này và đang mỉm cười thư giãn. Bạn có biết có bao nhiêu người đang ở trong vùng chiến sự tại nhiều nơi trên toàn cầu. Hãy biết yêu bản thân mình và hãy chính là bản thân mình
04 Tháng Bảy 2014(Xem: 5610)
Vui và buồn, được và mất, . . . tám ngọn gió thế gian, hữu và phi hữu từ vô tận quá khứ cho đến vô tận tương lai là vậy, tất cả là vô thường, là biến hoại là khổ. Do có thân ngũ uẩn, có thân tứ đại là khổ, là con người nên khổ, vòng luân hồi là khổ.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 6304)
Chúng tôi đến chùa Diệu Nhân: Chùa ở trên đồi cao, xung quanh là núi rừng trùng điệp. Những giờ tọa thiền tĩnh lặng như mất hút trong rừng thu. Sự im ắng của suối thiền, tâm định đôi khi chợt lao xao với tiếng gió qua đồi, tiếng lá xào xạc, tiếng chim gọi bầy, tiếng phong linh lắt lay ngoài hiên.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 6488)
Hôm đó, tôi ngồi cùng mấy người bạn trong một nhà hàng. Cách đấy vài bàn, thấy có bốn người đang dùng bữa. Chỉ là trong một tiệm ăn, nên tôi chẳng để ý đến khách khứa ra vào, và những người kia là ai, nhưng chợtmột người đàn bà trong số bốn người kia đứng dậy bước qua bàn chào chúng tôi.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9179)
...một niềm thương cảm dịu dàng, sâu lắng gợn lên, chị thấy mình đang đầy đủ và hạnh phúc với những gì đang có trong tay, chị thấy mình may mắn hơn rất nhiều người. Cuộc đời sẽ bình yên biết bao nếu ta có cái nhìn thấu đáo với mọi sự chung quanh, hãy bằng lòng với những duyên khởi và duyên tan, có đến tất có đi, có vui ắt phải có buồn,… trần gian vốn dĩ như thế mà, sao ta cứ mong cầu mọi sự như ý ta mãi mãi…
28 Tháng Năm 2014(Xem: 5812)
Trong tai tôi vọng lên nguyên vẹn bài kệ “vô thường”. Rằng “Ngày nay đã qua; Đời sống ngắn lại; Hãy nhìn cho kỹ; Ta đã làm gi? Đại chúng hãy cùng tinh tấn; Thực tập hết lòng; Sống cho sâu sắc và thảnh thơi; Hãy nhớ vô thường. Đừng để tháng ngày trôi đi oan uổng”. Tôi giật mình và nghĩ rằng ngay việc mình viết ra đây để chia sẻ với quý vị cũng là 1 cách thực tập, môt cách tu, một cách sống sâu sắc, rằng bài chia sẻ cũng giúp ngày hôm nay của tôi trôi đi ý nghĩa.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 10010)
01 Tháng Năm 2014(Xem: 8896)
01 Tháng Tư 2014(Xem: 5176)
Thật lạ, tôi là người Việt và theo Phật giáo, nhưng cứ thấy khó chịu khi nhìn vào chánh điện của hầu hết chùa chiền trong nước. Cái nhức nhối là vấn đề không phải ở chỗ giàu nghèo, lớn nhỏ, mà là cái gì đó tạm thời rất khó nói, rất trừu tượng. Tôi lại theo thói quen mà nhắm mắt một lát để ngẫm nghĩ.