Quê cha, đất mẹ

26 Tháng Bảy 201611:54(Xem: 6016)

QUÊ CHA, ĐẤT MẸ
Vĩnh Hảo

 

blankTừ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra.

Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land).

Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.

Quê hương được biểu hiện trong một nền văn hóa chung, gọi là nếp sống, nếp ăn-ở, bao gồm tiếng nói, chữ viết, lời ca, điệu nhạc; từ miếng ăn, thức uống, trang phục (truyền thống), cho đến kiến trúc nhà ở, điện đài, những nơi thờ tự, và cách thức thờ tự… Có những gì rất giống trong những người sinh ra và lớn lên từ một quê hương. Có những gì rất khác giữa những người sinh ra và lớn lên từ các nơi chốn khác nhau. Nhưng điểm chung cùng là sinh ra nơi đâu, lớn lên từ đâu, người ta thường yêu tha thiết nơi ấy. Cùng yêu một quê hương là cùng yêu một cha/mẹ; cùng yêu cha/mẹ thì đó là anh em một nhà. Anh em một nhà thường thương yêu, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau; cùng dành cho cha/mẹ niềm yêu kính và lòng tri ân.

Đem hình ảnh cha/mẹ ghép vào mảnh đất nầy để gọi tên quê hương, người ta muốn kéo quê hương lại thật gần với tâm thức và đời sống thực của những đứa con; và đồng thời là nâng cao phẩm chất và tình cảm thiêng liêng của cha/mẹ lên tầng bậc cao nhất. Không ai gần gũi con cái bằng cha/mẹ. Không ai xứng đáng được gắn liền với đất nầy bằng cha/mẹ.

Mảnh đất nầy, quê hương nầy, nuôi nấng và trưởng dưỡng tất cả những đứa con được sinh ra. Một khi được sinh ra từ đất nầy, đứa con không thể nào quên được quê hương—dù phải ly hương hoặc sống đời lưu vong vì lý do nào đó. Đối với cha mẹ cũng vậy, con không thể nào quên—dù phải chia xa hoặc cha mẹ đã khuất bóng.

Quê hương, rất tha thiết, gắn bó với tình cảm con người khi nghĩ đến, nhưng cũng thật mơ hồ vì quê hương chỉ là hai chữ để gọi tên, là một khoảnh nhỏ trên bản đồ, không thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày. Nhưng gọi cha, gọi mẹ thì gần gũi hơn, cụ thể hơn. Cha/mẹ chính là biểu tượng của quê hương. Yêu cha/mẹ thì cũng yêu quê hương, yêu nơi cha/mẹ sinh ra. Ngày nào  cha/mẹ có mất đi thì quê hương vẫn còn đó, vì cha/mẹ chỉ ở bên ta trăm năm, trong khi quê hương thì ngàn đời.

Quê hương không thể mất.

Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là mất cả lịch sử dài lâu của một dân tộc với bao nhiêu xương máu, bao nhiêu mồ hôi nước mắt trải dài theo dòng thời gian và trên từng tấc đất để khẳng định nền độc lập tự chủ của mình.

Cha mẹ mất đi, chỉ gia đình thân thuộc đau buồn. Quê cha, đất mẹ mà mất, cả dân tộc đau buồn, cả lịch sử nghìn năm kiên gan quật cường cũng sẽ bị xóa nhòa, dần vào quên lãng.

 

Hãy yêu cha mẹ khi cha mẹ còn hiện hữu, đừng để mất đi rồi hối tiếc.

Hãy yêu quê hương với niềm trân trọng, kính cẩn, đối với nơi chốn khắc ghi và lưu giữ tất cả hình ảnh và kỷ niệm của cha mẹ, ông bà, tổ tiên… nhiều đời; đừng làm tổn hại, đừng để rơi mất, dù chỉ một mảng rêu, một phần bụi đất nhỏ.

Hãy gọi tên quê hương bằng tiếng gọi cha mẹ tha thiết, và hãy dành cho quê hương tình cảm sâu sắc nhất, như đã yêu thương chính cha mẹ của mình.

 

 

Vĩnh Hảo

California, 23.7.2016
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tám 2014(Xem: 10004)
Nhưng Thầy ơi, như Thầy đã biết, con thích nhất cây chuối khi nó luôn mọc thẳng , và khá vững vàng nên người đời cứ cưởng chuối có thân cây thật, trong khi "thân" chuối là một "thân giả". Thân giả này là bài học cho con quý giá vô cùng về tính không, nhất là mỗi khi con tụng kinh Bát nhã. Ôi chuối vi diệu quá Thầy nhỉ.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6873)
Khuya. Một mình. Tình cờ đọc thấy một bài viết kỳ thú trên báo Tuổi Trẻ của Việt Nam mà nghe nao cả lòng. Bài báo viết về một chuyến du khảo tháng 10/2007 của nhóm phóng viên tờ Tuổi Trẻ trên Con Đường Tơ Lụa, bắt đầu từ Tây An rồi thì sau đó Đôn Hoàng, Cao Xương,... với khoảng 8000 cây số đi-về.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 7558)
Một người bạn của chúng tôi ở Mỹ về thăm quê hương, gặp một vấn đề về sức khỏe , phải vào bệnh viện gấp . Ngay lập tức , tin xấu được truyền tới Mỹ cho bạn bè .Sáng hôm sau , tôi nhận được một lúc hai lá thư điện tử từ Mỹ gửi về .Bức thư thứ nhất : Nghe nói bạn A về Việt Nam chơi, trong lúc chờ máy bay về Mỹ thì bị đột quỵ phải vào bệnh viện gấp
04 Tháng Tám 2014(Xem: 5742)
Tôi có nhiều kỷ niệm với Tánh Không. Hiểu ở nghĩa nào cũng đúng. Trước tiên là với bài Bát Nhã Tâm Kinh, với những âm vang có nhiều sức mạnh từ những ngày thơ ấu đã theo đuổi mình rất nhiều năm, của những câu như "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị..."
03 Tháng Tám 2014(Xem: 7212)
Có một truyện ngắn, của nhà văn nào đó tôi quên mất, kể về cái chết của một người mẹ trẻ trong thời chiến. Chuyện chẳng có gì, nhưng tôi cứ nhớ hoài hình ảnh đứa bé trong truyện. Giữa cơn nắng chiều khô nóng, nó bò quanh cái xác cứng đờ của mẹ rồi lay gọi bằng cái giọng ngọng nghịu chưa biết nói tròn câu.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6146)
“Tin Ta mà không hiểu Ta, ấy là phỉ báng Ta”. Với các đệ tử, Đức Phật Thích Ca từng gián tiếp nói về sự sùng bái gần 3.000 năm về trước… Câu nói tiềm ẩn năng lượng giải phóng quá trình nô-bộc-hóa-tư-tưởng mà nhân loại đã khởi đầu qua thói quen thần phục. Thói quen mà minh triết của sự kính-ngưỡng-đích-thực không bao giờ thỏa thuận.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6721)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5529)
Nói y như trong kinh thì vạn hữu không gì là ngẫu nhiên. Mỗi cọng rêu, ngọn cỏ hay từng con ong, cái kiến thảy đều do nhân duyên mà có. Ai người học Phật đều ít nhiều biết qua chuyện đó. Vậy mà có ai trong số này lại không một lần bất chợt đứng dưới hiên mưa mà bỗng nhiên nhớ về một chuyện xưa cũ càng không hò hẹn.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 8661)
Suy cho cùng, kiếp người hay cuộc tu chỉ là những lần ghé lại đâu đó. Nói ở nghĩa nào thì người ta không ai có thể chung thân với một thứ gì miên viễn. Mình không bỏ nó thì nó cũng xa mình. Ta có thể mất nó, vì nhàm chán hay không còn cơ hội nắm níu. Và cái mà ta yêu nhất cũng có nhiều kiểu bỏ ta ở lại mà đi. Hồi xưa bắt chước theo kinh mà nói thì cái gì cũng là bè cỏ qua sông...
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 6104)
“Bình minh vừa rạng, như buổi sáng ban đầu, Chim sáo đã lên tiếng, như con chim ban đầu”. “Buổi sáng ban đầu” là ngày khởi đầu, ngày nguyên đán của vũ trụ, khi người nghe hiểu hết bài ca. Ánh dương vừa rạng, chim vừa cất tiếng, nhưng tâm người lại cảm nhận như buổi sáng tinh khôi của trời đất, như tiếng chim nguyên thủy của thiên nhiên. Kỳ lạ thay!