Tự truyện một người tu

10 Tháng Bảy 201514:57(Xem: 8431)

TỰ TRUYỆN MỘT NGƯỜI TU
Thích Hạnh Nguyện

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

tu truyen mot thay tu coverTôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".

Đời sống của một người xuất gia là một đời sống cao đẹp nhưng rất đầy dẫy những thử thách và cám dỗ. Người xuất gia ở Việt Nam phải chịu đựng sự thử thách với cái khó khăn và nhiều khổ cực trong chùa. Người xuất gia ở hải ngoại thì lại chịu đựng nhiều cái quá tiện nghi và bề bộn công việc trong chùa. Ở hai mặt đều có những tính chất tiêu cực của nó, vì theo tôi đời sống của người xuất gia là đời sống của văn, tư và tu. Văn là sự học hỏi Phật pháp, tư là sự tư duy và chiêm nghiệm những điều đã nghe và học và tu là thường xuyên quán tưởng và đem áp dụng những điều mình đã tư duy chiêm nghiệm ấy vào sự tu tập hành trì của mình trong đời sống hàng ngày. Ba pháp văn tư và tu ấy đòi hỏi bên cạnh một thời gian thư thái, quang cảnh nhẹ nhàng và một vị thầy đầy lòng bi mẫn, thương xót khuyên nhấc đệ tử gắng công tu học. Người ta có thể cho rằng tu thì trong trường hợp nào tu cũng được, dù cực khổ, khó khăn hay bận rộn đến đâu. Nhưng dẫu biết rằng chịu khổ cực cũng là tu, khó khăn cũng là tu, bề bộn công việc cũng là tu, cái gì cũng là tu hết nhưng biết cách tu hơn một chút, có thời gian tư hơn một chút, sống nhẹ nhàng thánh thoát hơn một chút, được nghe Phật pháp, được dạy bảo, khuyên răn nhiều hơn một chút thì sự tu hành sẽ có lẽ tốt đẹp hơn, đỡ nhàm chán hơn và người đó sẽ đủ vững niềm tin hơn để có thể đi suốt đoạn đường tu hành của họ.

Rồi bên cạnh là trăm thứ cám dỗ khác mà người tu phải giáp mặt trong đời sống hàng ngày giữa một xã hội vật chất Tây phương. Cám dỗ thì vô vàn, nhưng đại loại không ngoài những cái chính như: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghĩ tình yêu, tình dục.v.v... Đây là những thứ làm ngươi tu sa ngã và thất bại nhiều nhất trong đời sống tu hành của họ dù người đó có chính thức hoàn tục hay không, nhưng nếu bị đắm nhiễm và vướng vào thì cũng xem như là thất bại rồi.

Những thứ cám dỗ mà tôi viết ra trong sách này không phải là những chỉ trích: chê bai khi mà tất cả con người chúng ta đang sống và đắm nhiễm trong đó. Tôi chỉ viết với những nhận định và cảm tưởng cá nhân của một người tu như tôi khi nhìn về nó. Đây là cách nhìn và quán chiêu để tu tập, giữ tâm hầu tránh sự việc là bị đắm nhiễm và vướng mắc vào. Dĩ nhiên trong sự tu hành của một người tu tôi cần phải nhìn những thứ cám dỗ ấy càng tiêu cực, càng xấu xa càng tết vì như vậy nó sẽ không che mắt được tôi và quyến rũ tôi dưới bất cứ hình thức nào. Vậy nên cái nhìn và sự quán chiếu những thứ cám dỗ ấy là xấu xa, tội lỗi sẽ không phải cái nhìn, quán chiếu và xem những người đang vướng vào những cám dỗ ấy là xấu xa, tội lỗi và đáng khinh thường. Một khi biết rằng tôi đã và đang tróc vây trầy da khi cố gắng vượt thoát những cám dỗ ấy và bao nhiêu người chưa thể vượt thoát được, thì tôi sẽ có lòng cảm thông để tìm cách chia xẻ, khuyên lớn và ban bố những kinh nghiệm khó khăn mà tôi đã vượt qua. Lời thầy Nhất Hạnh nói: "có hiểu mới thương" có lẽ rất đúng trong trường hợp này.

Mục tiêu tối hậu của đời sống xuất gia là sự giải thoát, giải thoát ngay trong đời này chứ không phải là chỉ qua những lời cầu nguyện giải thoát và nghĩ rằng giải thoát chỉ có thể đến với mình vào những kiếp sống tới. Một người xuất gia mà không tin mình có khả năng giải thoát và có thể giải thoát ngay trong đời này là một người xuất gia đáng bị la rầy và khiển trách. Nhưng đối với mục tiêu tối hậu là giải thoát của người xuất gia thì trên con đường đi đến mục tiêu ấy, những công việc mình làm mình nói, mình suy tưởng cũng phải mang những ý nghĩa, giá trị và lợi ích cho mục tiêu giải thoát của mình. Không hàm mang tất cả những điều này thì có thể là ta đã đi chệch hướng mà ta từng phát nguyện lúc ban đầu.

Tôi muốn trình bày nơi đây trong tập sách này một chặng đường đã đi qua với bao thử thách cam go, mà tôi nếu không nhờ có sự hộ trì của chư Phật, của những nhân duyên lành trong quá khứ thì tôi đã sa ngã tự bao giờ. Sa ngã để trở về đời sống phàm tục như xưa thật ra cũng chẳng xấu; nó chỉ nói lên sự thất bại của mình đối với con đường thánh thiện mà mình một thời đã nhất quyết chọn cho được. Kinh nghiệm là một bài học cho ta học hỏi nhất là kinh nghiệm của nhiều sự sai lầm. Nhưng không hiểu sao cuộc đời tu của chính tôi lại có quá nhiều kinh nghiệm sai lầm. Thế nhưng trong nhiều cái sai ấy, tôi được đạo, được các bậc thầy soi sáng để nhìn lại, thấy mình hơn và trong sự nhận chân qua những ăn năn hối cải đó, tôi quyết chí muốn trở thành một con người lương thiện hơn, chân chánh và có phạm hạnh hơn trong .đời sống xuất gia tu học của mình.

Mục lục:

Lời mở đầu

Chút kỷ niệm thuở ấu thời

Phương tây

Thức tỉnh và xuất gia

Học hạnh một người tu

Cái tu trong xã hội tân tiến

Tập học cuộc đời

Cám dỗ

Tiền tài

Sắc đẹp

Danh vọng

Cái ăn

Ngủ

Tình yêu

Dục vọng và đam mê

Ra đi

Giới thiệu tác giả:

Thích Hạnh Nguyện – sinh năm 1967 và xuất gia năm 1987 tại chùa Viên Giác, Hannover, Đức quốc.

Năm 1991 sang Ấn Độ tu học tại các thiền viện Phật giáo Tây Tạng.

Năm 1992, thọ giới Tỳ kheo với Đức Dalai Lama và năm 1994 đến 1997 tu học tại tu viện Sera, một Đại học Phật giáo Tây Tạng lớn tại miền Nam Ấn Độ.

Năm 2000 sáng lập và xây cất Trugn tâm tu học Viên Giác, trung tâm tu học Phật giáo Việt Nam tại Bodhgaya, nơi Đức Phật Thành đạo, Ấn Độ.

Năm 2002, rời Ấn Độ sang Trung Quốc tu học.

Năm 2005 trở về Thái Lan và xây dựng Chùa Cực Lạc tại Chiangmai, miền Bắc Thái Lan và trụ trì Chùa Cực Lạc cho đến nay.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7600)
Sau 40 năm xa quê hương, năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tôi may mắn được gặp Thầy. Tiếp đó 2 lần tiếp theo Thầy lại được về với đất Việt thân yêu của chúng ta là vào các năm 2007 và 2008. Thế rồi từ đó thiền sư Thích Nhất Hạnh không còn được về Việt Nam nữa. Tiếc thay! Từ sau năm 2008, những ai muốn gặp Thầy phải sang các nước châu Âu hay Mỹ, Nhật, Úc,… Tôi may mắn được bên Thầy lần thứ 4 vào năm 2013 tại Làng Mai Thái Lan. Đó là lần may mắn hiếm có cho những người con Việt đang sống ở đất nước Việt Nam được gặp Thầy. Bởi nơi gần nhất, gần Việt Nam mình nhất mà có thể gặp được Thầy là Thái Lan. Có mấy ai có đủ điều kiện và cơ hội để qua Mỹ qua Pháp… gặp Thầy Nhất Hạnh đâu!
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5429)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5683)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6239)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5617)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5703)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5355)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5726)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6078)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.