Nhân cách người tri thức yêu nước

04 Tháng Bảy 201508:18(Xem: 8346)

NHÂN CÁCH NGƯỜI TRI THỨC YÊU NƯỚC
Tâm Chiếu Ngọc

Trong chuyến đi thiện nguyện vừa qua tại Nepal, tôi được tiếp xúc với một tình nguyện viên người địa phương- vị giáo sư đang giảng dạy tại một trường đại học ở thủ đô Kathmandu.

nepal earthquake 1Công việc của anh là làm phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nepal và ngược lại ( ngoài ra còn có một vị sư người Nepal), dẫn dắt mọi người đến các địa điểm thiệt hại nhất, tiếp xúc với người dân địa phương, giúp đoàn giải quyết một số vướng mắc trong quá trình di chuyển bằng phương tiện giao thông, giao lưu với các nơi đoàn ghé qua ….

Hiện tại người dân Nepal đang phải trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn trong sinh hoạt, khổ đau khi mất đi người thân do hậu quả của 2 trận động đất  và những đợt dư chấn vừa qua và mùa mưa cũng đã đến. Gần 2 tháng đã trôi qua nhưng sự khốn khó và đau thương vẫn chưa vơi đi được phần nào. Qua nhiều phương tiện thông tin anh đã chủ động liên lạc với các đoàn cứu hộ quốc tế đến Nepal tham gia phụ giúp mọi người với vốn tri thức và trình độ ngoại ngữ mà mình có.

nepal cuu tro 2
Quang cảnh một bữa cơm cứu trợ

Anh sớm gia nhập với đoàn Việt Nam ngay khi đoàn vừa đến thủ đô Kathmandu, sự thông thạo tiếng Anh và bằng sự nhiệt tình của anh đã đưa mọi người đến được tận nơi và gặp được  những con người đang gặp nhiều khó khăn và bất hạnh do thiên tai.

Anh hòa đồng với đoàn rất nhanh, rào cản ngôn ngữ không ngăn cách được chúng tôi cùng làm việc với nhau, ngoài phiên dịch anh cùng khuân vác hàng hóa, giúp sắp xếp người dân  để các buổi phát quà được diễn ra trật tự và hiệu quả, giúp chúng tôi trong tất cả các tình huống giao tiếp với người địa phương kể cả những việc lặt vặt khác. Khi mọi người nghỉ ngơi, anh lại viết bài, phiên âm, ghi chú tên các địa danh mà đoàn đã đi qua để giúp nhóm thông tin truyền tin tức về Việt Nam .

nepal cuu tro 3
TT. Thích Nhật Từ gắp thức ăn cho người tỵ nạn tại đây.

Anh sát cánh với đoàn từ sáng sớm đến lúc tối khuya, mọi người làm việc, anh làm việc, không phân biệt, lựa chọn, bất cứ việc gì anh cũng làm. Nhìn anh ăn sau cùng, ngồi cuối dãy bàn, ăn cơm Việt với món ănViệt, cùng lau mồ hôi lấm tấm trên trán như mọi người, tôi xem anh gần gũi như không có gì khác biệt. Thỉnh thoảng có những giây phút hiếm hoi rảnh rỗi khi xe di chuyển, anh kể cho chúng tôi nghe về đất nước, con người Nepal với đa sắc tộc, đa tôn giáo và thể chế chính trị hiện hành, phong tục tập quán, nếp sống của người dân bản địa vừa khó khăn vừa thân thiện và có phần nhẫn nại… tất cả để mọi người hiểu, cảm thông và thương yêu đất nước này.

nepal cuu troKhi một quốc gia có biến động phần lớn những người trí thức có những biểu hiện bằng hành động và thái độ khác nhau. Họ am hiểu tình hình, phân tích, đánh giá nguyên nhân, hậu quả… rất tốt, thậm chí họ có thể dự đoán cả tương lai, nói nhiều, bàn tính nhiều nhưng ít khi  trực tiếp đến được những nơi tận cùng của khổ đau. Nhưng người trí thức này sắp xếp lại công việc cùng dấn thân vào thực tế, có thể anh không có nhiều ngàn đô la, nhiều kiện hàng hóa, nhiều vật chất khác và không có vị thế trong chính quyền địa phương hay tiếng nói quyết định trên những bàn tiệc, bàn hội nghị…nhưng anh có lòng tâm từ theo lời Phật dạy, có tri thức, có gương mặt hiền lành, thân thiện, dễ mến và dễ hòa đồng, làm việc hết mình với mọi người, trân trọng những ai đến để chia sẻ đau thương với đồng bào của anh.

Ngày làm việc cuối cùng của chúng tôi ở Nepal rồi cũng kết thúc, anh theo đoàn ra tận sân bay, giúp chúng tôi khuân vác từng chiếc valy, túi hàng để hoàn tất thủ tục hàng không. Ngay tại cổng kiểm soát, anh chấp tay cúi chào từng thành viên của đoàn (cách chào của người Nepal) và nói lời cám ơn. Nhìn người trí thức hơn 50 tuổi, tóc đã lốm đốm bạc, thân thiện, hiền hòa, lòng tôi dâng lên nhiều xúc cảm, hình ảnh đó theo tôi trên suốt chuyến bay về quê hương và tôi tự hỏi mình nếu ở hoàn cảnh tương tự, tôi có thể đủ sức lực và nhiệt tình để làm tròn những việc như anh đã làm không?

 Máy bay đã cất cánh, màng đêm giăng đầy phía trước. Kathmandu xa dần; Nepal đổ nát, đau thương xa dần; chỉ còn lại lập lòe những đốm sáng phía sau, nhỏ dần và mất hút. Nhưng tinh thần thiện nguyện của những người con Phật vẫn sáng ngời, cùng hòa đồng với nhau không phân biệt sắc tộc, trình độ hay tuổi tác. Mong rằng nơi quê hương Đức Phật đản sanh, ánh sáng của Phật Pháp sẽ mãi mãi chiếu rọi và lan tỏa làm bừng sáng thêm những tấm lòng luôn đến với tận cùng khổ đau của nhân loại./.

                  

Kỷ niệm chuyến đi Nepal, tháng 6 năm 2015
Ảnh: Thầy Thích Ngộ Dũng (Quỹ Đạo Phật Ngày Nay)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2016(Xem: 6612)
26 Tháng Chín 2016(Xem: 5237)
23 Tháng Chín 2016(Xem: 5762)
13 Tháng Chín 2016(Xem: 5664)
26 Tháng Tám 2016(Xem: 7762)
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6029)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5775)
Tôi lớn lên trong làn hương Phật tự. Mấy chục năm dài những tưởng chỉ có một phương trời Cổ Ấn trong lòng, nhưng hình như không phải chỉ có vậy. Tự chỗ sâu kín nhất của một trái tim đầy ắp phàm tình, thực ra vẫn còn đó một góc riêng thật độc lập cho cái gọi là tình quê.
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 5964)
09 Tháng Bảy 2016(Xem: 6257)
Tại 1 trong 4 cuốn sách nổi tiếng của ni sư Ayya Khema người Đức mà tôi rất yêu kính “Khi nào chim sắt bay” (3 cuốn còn lại là “Vô ngã vô ưu”, “Tôi là ai” và “Ốc đảo tự thân”, trong đó có cuốn “Vô ngã vô ưu” của ni sư được giải thưởng sách tôn giáo hay nhất thế giới mà cá nhân tôi đã đọc nhiều lần, cả bản tiếng Anh “Being nobody, going nowhere” và tiếng Việt), chúng ta được đọc những dòng chữ tiên đoán từ hai ngàn năm về trước rằng, khi nào chim sắt bay và ngựa chạy trên 4 bánh xe thì Đạo Phật sẽ lan tỏa sang phương tây. Những ngôn từ này luôn in sâu trong tâm tôi ngay từ lần đầu tiên tôi đọc được cách đây hơn chục năm đến tận bây giờ.