Bức tường và đứa bé

01 Tháng Tám 201416:31(Xem: 6144)

BỨC TƯỜNG VÀ ĐỨA BÉ

Trần Hạ Tháp

blankNgôi nhà không quá rộng nhưng trang nhã. Tranh họa vĩ nhân, ảnh tượng các huyền thoại thế giới, chân dung các nhà chăn dắt thời cuộc… chiếm nhiều chỗ trên tường phòng khách. Tất cả được treo quá đầu người. Với một đứa bé lên ba thì nó không thể nào với tới. Nó chưa hề tỏ ra quan tâm đến công trình trang trí nội thất đầy nghệ thuật này dù phòng khách là nơi nó thường lui tới nhất.

Một bé gái đầu lòng hồn hậu thông minh, xinh như tranh vẽ. Nó cần gì các thứ này? Tự nó đã là thiên thần mặc sức bay nhảy, cười khóc trong ngôi nhà vốn quá nhiều tịch mịch. Trước thiên thần, sao lắm lúc người lớn không chịu nhận những quà ban đầy “phép lạ”. Tìm cái gì, ở xa xôi nào chăng? Khi Phật tánh sẵn trong mỗi sinh linh, chỉ vùi lấp dưới rác rưởi của tham lam và vọng tưởng. Độ dày đống rác kia? Một tỉ lệ thuận với tuổi đời chồng chất…

“Tin Ta mà không hiểu Ta, ấy là phỉ báng Ta”. Với các đệ tử, Đức Phật Thích Ca từng gián tiếp nói về sự sùng bái gần 3.000 năm về trước… Câu nói tiềm ẩn năng lượng giải phóng quá trình nô-bộc-hóa-tư-tưởng mà nhân loại đã khởi đầu qua thói quen thần phục. Thói quen mà minh triết của sự kính-ngưỡng-đích-thực không bao giờ thỏa thuận.

Luân, kỹ sư, ba của đứa bé. Gã đã tốn không ít công sức tiền bạc sưu tầm, chọn lọc các mẫu mã chân dung độc đáo nhất. Không nhớ hết, các cuộc nhậu lai rai với dăm ba quý hữu ngay phòng khách như một cách ghi nhớ đầy cảm hứng.

Thật ra, các khoảng trống còn lại của các bức tường, ngay dưới mấy vĩ nhân kia mới là chỗ tận hưởng niềm vui mỗi ngày của đứa bé. Vâng, khoảng trống ở chân tường.

Có lẽ khi đã lớn, nó sẽ hiểu rằng, dù rất nhỏ chỉ thoáng qua thời thơ ấu nhưng đấy quả là lát-cắt-của-hạnh-phúc-nhãn-tiền. Thứ hạnh phúc đơn giản chẳng cần đợi bao nhiêu năm như những lời hứa hão huyền người ta hay đem “kính biếu” cuộc đời…

Chắc chắn rằng chẳng ai, ba hoặc mẹ nó từng gợi ý gì về các khoảng-trống-kỳ-diệu ấy. Cho đến một hôm nào? Chưa biết… Cái kỳ-diệu-cố-hữu trong họ chẳng còn chi kỳ diệu. Mênh mông… Mênh mông là khoảng trống…

Trưa nay, khi phát hiện ra sự cố ngay dưới mỗi bức tranh cưng quý của mình… ba của đứa bé có bộ mặt dở cười dở khóc. Cái gì? Là các “phụ bản không tên gọi”. Chúng đặc biệt gây sốc, xuất hiện chỉ sau một ngày hè đầy nóng nực.

Vâng, hộp chì màu được kịch liệt tận dụng – tợ như – để lấp đi những khoảng trống trên tường. Hê hê, đủ các tuyến màu chằng chịt chạy hình trôn ốc, chồng lên nhau theo thủ pháp chà-xát-tự-do rất lý thú. Cả bốn bức tường, ngoại trừ trên cao quá tầm với, còn lại đều được đứa bé “nhuận sắc”theo một phong cách mới chưa hề ai định nghĩa.

Không để ý tới hai bàn chân sững sờ bất động của ba ngay trước mặt mình, đứa bé vẫn cứ tiếp tục chơi búp bê trên sàn nhà phòng khách. Chì màu ngổn ngang khắp phòng, tất cả đều gãy ngang không cây nào còn nguyên vẹn.

Nhìn xuống khuôn mặt ngây thơ trong sáng, những tia hỏa niệm vừa bùng phát trong đầu Luân lập tức tiêu tan không dấu vết. Có ít nhất hai thái cực đối lập trong “thất tình lục dục” của gã vừa hòa quyện vào nhau, cùng dịu tan đi và – kỳ lạ – mất tăm vào tĩnh lặng.

Giây phút ấy tư tưởng về đâu? Tất cả khái niệm về đúng sai, được mất, hay dở, có và không trôi dạt ra thật xa, thoát ra ngoài bản thân của gã. Trạng thái không diễn tả nên lời. Á khẩu…

Luân từng đọc đến chữ “Vô niệm” cứ tưởng ý nghĩa nó quá mơ hồ trong kinh Phật, nay trải qua trong vài sát-na, bất ngờ gã như đang ở cảnh giới đầy an nhiên nào đó.

- Không chơi bẩn nè ba. Tay sạch.

Đứa bé xòe hai bàn tay trước mặt. Không hiểu sao Luân chống hai tay, bò xuống sàn hôn thật mạnh vào những ngón tay nhỏ xíu mà trí óc vẫn lơ mơ chưa kịp nghe gì về câu nói. Đứa bé phá ra cười sằng sặc:

- Râu. Râu nhột.

* * *

Chiều hôm sau, thứ bảy. Luân không đi đâu như lệ thường. Gã nằm gối sa lông, thảnh thơi không đọc sách. Di động reo. Hạnh, vợ gã đưa mắt như nhắc nhở nhưng Luân vẫn cứ cười cười, mặc kệ… Tiếng xe máy dừng ngoài cổng. Giọng các quý hữu oang oang liên tục vọng vào:

- Hắn đây rồi.

- Nhập gia… Chẳng tùy tục. Nếu tùy tục… Chẳng nhập gia.

- Nước giếng không phạm nước sông. Nhưng nước sông cứ vòng nước giếng.

Gã đành vớ cái áo ngồi dậy. Mấy người rầm rập khí “hạo nhiên” cùng bước vào phòng khách, nhưng ô

hô… đều trố mắt nhìn các bức tường. Cuối cùng có kẻ không nín được cười, ôm bụng:

- Bái phục ái nữ của lão gia… khổ chủ.

- Thiện tai. Thiện tai. Cho “công án” quá đã.

- Hê hê, sao thằng bố chuyên tốn tiền mua tranh phí nhỉ?

Luân chỉ biết chắp hai tay, nhắm mắt lầm rầm đọc kinh văn Bát Nhã:

- “Ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”.

Khi tất cả đã đẩy xe ra khỏi cổng, đứa bé vụt chạy từ phòng bên, thò đầu ra hấp tấp kêu lớn:

- Mua quà nghe ba.

* * *

Luân về đến nhà đã hơn 8 giờ đêm. Hai mẹ con ngồi chờ trên ghế xích đu. Đưa tay vào túi trên túi dưới, gã ngơ ngác lục lọi hồi lâu như một kẻ làm trò. Đứa bé khó kiên nhẫn lâu hơn, nó chạy đến giật vội hộp giấy nhỏ trên tay ba. Rỗng tuếch chẳng có gì bên trong cả. Hạnh quá buồn cười, cầm tay nó nói nhỏ vào tai an ủi:

- Ba say rồi. Mai mẹ đền nhiều hơn. Luân ngó ra đường, gãi gãi tai cười khổ:

- Tệ thật, hàng quán đóng cửa hết rồi. Gã bần thần phân bua:

- Rơi đâu hết còn hộp không. Nhớ rõ ràng… Lạ thật.

Mặt đứa bé thộn ra chực khóc. Nó vùng vằng quay mặt vào chỗ tối và bắt đầu sụt sịt:

- Ba làm xấu… Làm xấu. Bị phạt. Gã bối rối:

- Ừ xấu thật. Ba xin lỗi… Ba bị phạt quỳ muỗi chích. Nói xong, gã để nguyên giầy vớ, quỳ xuống cái rụp, ôm cột trụ hành lang tự răn mình sám hối. Đứa bé quay mặt ra lau nước mắt chứng kiến hình phạt dành cho tên tội đồ ham chơi. Nó có vẻ hơi nguôi lòng, tới gần nhìn vào mặt kẻ thọ hình xem sao… Chừng như chưa đủ thủ tục pháp lý, nó nhỏ giọng vỗ về đầy khuyến khích:

- Khóc. Khóc đi ba.

Luân ngớ ra một lúc, đột nhiên ôm mặt khóc sụt sịt. Lúc đầu chỉ giả vờ nhưng khi cảm nhận có bàn tay nhỏ xíu đang vỗ vỗ lên mái tóc của mình, gã đột nhiên cất hai bàn tay ra khỏi mặt để ôm chầm đứa bé. Nước mắt thật loang lổ trên mặt mũi gã lúc này.

Hạnh đến bên kéo hai cha con vào nhà. Khi Luân cởi sơ mi lôi ra khỏi thùng, chợt đứa bé reo lên mừng rỡ. Nó chạy đến nhặt những bút chì màu mới nguyên vừa lạch cạch rơi xuống sàn nhà. Cái hộp rỗng được làm đầy không thiếu một cây. Cười ngất, Luân tự gõ vào đầu mình mấy cái:

- Ngu… Rơi hết vào đây cả đống.

Bây giờ thì gã đã nhớ, mua hộp chì màu tuồn vào trong ngực áo. Sau sợ màu giây ra khó giặt, lại lấy ra bỏ xuống túi quần… Ngờ đâu bỏ túi quần hộp rỗng.

Đứa bé không cần nghe nói. Nó ôm hộp chì màu vào lòng khi leo lên giường ngủ. Người mẹ liếc nhìn phòng khách. Bây giờ Hạnh hiểu sao Luân không gọi thợ sơn quét lại các bức tường. (TC. Văn Hóa Phật Giáo)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7602)
Sau 40 năm xa quê hương, năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tôi may mắn được gặp Thầy. Tiếp đó 2 lần tiếp theo Thầy lại được về với đất Việt thân yêu của chúng ta là vào các năm 2007 và 2008. Thế rồi từ đó thiền sư Thích Nhất Hạnh không còn được về Việt Nam nữa. Tiếc thay! Từ sau năm 2008, những ai muốn gặp Thầy phải sang các nước châu Âu hay Mỹ, Nhật, Úc,… Tôi may mắn được bên Thầy lần thứ 4 vào năm 2013 tại Làng Mai Thái Lan. Đó là lần may mắn hiếm có cho những người con Việt đang sống ở đất nước Việt Nam được gặp Thầy. Bởi nơi gần nhất, gần Việt Nam mình nhất mà có thể gặp được Thầy là Thái Lan. Có mấy ai có đủ điều kiện và cơ hội để qua Mỹ qua Pháp… gặp Thầy Nhất Hạnh đâu!
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5429)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5684)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6242)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5619)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5704)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5356)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5726)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6079)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.