Tình Hình Biển Đông Và Phật Giáo Việt Nam

17 Tháng Năm 201400:00(Xem: 5688)

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG VÀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Minh Thạnh

dan_khoan_hai_duongSự kiện giàn khoan HD 981 diễn ra vào lúc PGVN tổ chức Đại lễ Vesak Liên hiệp quốc 2014. Rất kịp thời là Tuyên bố Ninh Bình 2014 đã đề cập khéo léo đến sự việc này.

Sau đó, trang “Phật tử Việt Nam” đã có bài “Hoàng Sa, Trường Sa: PGVN luôn đồng hành cùng dân tộc” của PGS. TS Hàn Viết Thuận (xem bên dưới). Bài báo vừa có tựa đề “Hoàng Sa, Trường Sa: PGVN luôn đồng hành cùng dân tộc”, vừa là một biểu hiện cụ thể, sống động tinh thần đồng hành, gắn bó cùng dân tộc của PGVN. Truyền thông Phật giáo, như vậy, đã kịp thời lên tiếng hòa nhịp với sự quan tâm của truyền thông cả nước và truyền thông quốc tế.

Trong các phản hồi liên quan đến bài viết của PGS. TS Hàn Viết Thuận, có một phản hồi đáng chú ý, là phản hồi của bạn đọc ký tên Nguyễn Kha, nội dung như sau: Cùng một phản ứng trước thời cuộc, nhưng xin xem “Thư kêu gọi của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch Hội đồng Giám mục VN về tình hình biển Đông để thấy “họ” thật là khôn và cũng thật đáng gờm! Thế mà PGVN thì cứ “mũ ni che tai”. (xem phóng ảnh thư của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc bên dưới)

Ý kiến phản hồi của bạn đọc đã thúc đẩy chúng tôi tìm đọc văn bản liên hệ và suy nghĩ về vấn đề trong mối liên hệ với PGVN. Dưới đây là bài viết trao đổi ý kiến của tôi về liên hệ giữa các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, với những sự kiện mới đây trên Biển Đông và những hệ lụy của nó.

Đúng là như bạn đọc viết qua “Thư kêu gọi của Đức TGM Phao lô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, về tình hình Biển Đông”, chúng ta thấy quả thật “họ thật là khôn và cũng thật đáng gờm!”. Nhưng tôi nghĩ rằng mỗi tôn giáo có cách nhìn nhận vấn đề riêng, từ đó có cách đặt vấn đề riêng, cách xử sự riêng, cách hành động riêng. PGVN, dù hàng giáo phẩm có thể “khôn”, có thể không “khôn” bằng ai đó, nhưng cũng không thể hành động như “họ” được.

Cần tìm hiểu quan điểm của các tôn giáo về vấn đề Biển Đông, cần tìm hiểu cả quá trình qua nhiều văn bản, phát biểu, hành động, phản ứng. Các văn bản, phát biểu, hành động sẽ làm lộ rõ ràng ý đồ. Từ đó, lộ rõ bản chất của từng tôn giáo cụ thể. Với những bản chất khác nhau, thì ngôn từ, phản ứng, hành động đối với cùng một sự việc sẽ đương nhiên phải hết sức khác nhau.

Trên trang web chuacuuthe.com, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, thì bên cạnh bài “Công giáo Việt Nam: Tình hình Biển Đông”, đăng thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam, có đăng nhiều bài viết khác mà chúng ta cần lưu tâm. Thí dụ bài “Biểu tình theo định hướng XHCN”, “Cha Giám tỉnh DCCT: Trung cộng đã gây cho đất nước ta sự bất ổn”… Rõ ràng cùng một vấn đề, các tôn giáo đã có sự tiếp nhận khác nhau.

Dĩ nhiên, vụ dàn khoan HD 981 đã gây nên mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng ai đó đã có một cách nhìn nhận mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn rất riêng, theo cách của họ, nhắm tới những mục tiêu của riêng họ, trong đó có cả việc khai thác mâu thuẫn.

Cái bức thư mà bạn đọc dẫn ra, cho là “đáng gờm”, theo chúng tôi là “đáng gờm” vì nước đôi, và hướng tới tình huống xấu nhất. Mà trong tình huống đó, ai là người có lợi?

Điểm 1 của bức thư nói về “lập trường xây dựng hòa bình, phản đối chiến tranh”, dẫn ra nhiều phát biểu hướng tới mục tiêu hòa bình.

Nhưng ngay sau đó, ở đoạn 2 lại là phần chỉ trích chính sách “tôn trọng tình hữu nghị giữa hai quốc gia láng giềng…” cho rằng không mang lại lợi ích. Và theo mạch văn tiếp theo đó, người ta thấy là chiến tranh sắp xảy ra đến nơi.

Mà chiến tranh xảy ra thì ai là người có lợi trong sự bất ổn, nguy hiểm, loạn lạc?

Do vậy, mà có kiểu bài viết “Biểu tình theo định hướng XHCN” đăng bên cạnh. Ai đó vẫn muốn khai thác mâu thuẫn theo ý của họ, thể hiện mâu thuẫn theo tính toán của họ.

Kích thích mâu thuẫn theo cách mà có tôn giáo đang làm là họ muốn độc quyền nắm lấy ngọn cờ yêu nước, và chỉ ngọn cờ đó theo ý muốn riêng của họ, phục vụ cho lợi ích của họ, không phải cho lợi ích toàn dân tộc. Trong khi đại đa số người dân buồn lòng vì những sự kiện đáng tiếc trên biển Đông, thì có người lấy đó làm mừng vì luận điểm của họ được chứng minh và càng được chứng minh khi tình hình nóng lên nữa. Mọi việc diễn ra như ý thì tất sẽ càng lại vui mừng. Điều đó chỉ có ở những người có lợi khi đất nước đối mặt với xung đột và lâm vào hoàn cảnh xung đột.

Điều này phù hợp với học thuyết xã hội của một tôn giáo, trong đó đặt lợi ích tôn giáo đó lên trên tất cả. Khi đó, có nói lời yêu nước, giương cao ngọn cờ yêu nước thì phải thấy đó là yêu nước theo kiểu của họ, dân tộc theo quan niệm của họ, mà trên hết vẫn là tôn giáo của riêng họ.

Cũng trên tinh thần lợi dụng tình huống như thế, mà đã xuất hiện luồng dư luận cường điệu các ảnh hưởng Trung Quốc đối với Phật giáo, như làm rùm beng chuyện Phật “lạ”, gọi bảng hiệu từ Hán Việt của chùa là tiếng Trung Quốc, rêu rao sách vở chữ Hán Phật giáo là do quân Minh bảo vệ mới còn truyền lại… Vì vậy, nó tạo hình ảnh tôn giáo họ yêu nước, chống Trung Quốc thế kỷ XXI, xóa mờ quá khứ tiếp tay với quân xâm lược ở những thế kỷ trước. Đây là dụng ý thứ hai bên cạnh thúc đẩy, khai thác tình huống loạn lạc, bất ổn khi có chiến tranh xảy ra.

Ai đó đã tỏ vẻ yêu nước một cách quá đà là vì do mặc cảm không yêu nước của họ trước đây chất chứa lại và họ sẽ có lợi trên sự quá đà đó, nếu nó dẫn đến bất ổn loạn lạc trong bối cảnh có chiến sự.

Vì vậy, dù tham khảo bức thư ai đó, nhưng Phật giáo có phản ứng trước thời cuộc riêng của mình, Phật giáo Việt Nam không tư duy như các tôn giáo khác, cũng không mang mặc cảm nào đó để phải bộc lộ bằng một kiểu cường điệu có dụng ý, do đó, sẽ có những phản ứng trước sự đe dọa đối với chủ quyền Tổ quốc theo cách riêng của mình và với hình thức thích hợp nhất, mà Tuyên bố Vesak 2014 Ninh Bình là một ví dụ.

Ý kiến phản hồi có vẻ “nể” văn bản đang được đề cập nhưng theo tôi nhìn kỹ thì vẫn thấy ở đó đôi nét “quê quê”. Trái với lệ thường, văn bản không được xác định rõ loại văn bản (vốn có tôn giáo quy định rất chặt chẽ), không có đối tượng hướng đến, dù là qua nội dung có thể xác định đối tượng. Vì vậy, văn bản mở đầu hơi kỳ bằng nhay ngay vào từ viết tắt “V/v”, không nêu rõ thể loại như thông lệ. Giọng văn kẻ cả bề trên cũng không phải là giọng văn khôn xét về kỹ thuật soạn thảo văn bản, không nên coi đó như một hình mẫu. Cho nên , theo tôi, khoan vội chê trách Phật giáo trong vấn đề hiện tình Biển Đông khi so sánh với một văn bản nào đó.

Thiết tưởng , trong việc này, điều cần chú ý là họ muốn gì, thay vì xem họ làm gì!


Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)


HOÀNG SA, TRƯỜNG SA:
PGVN luôn đồng hành cùng dân tộc
PGS.TS Hàn Viết Thuận - Đại học Kinh tế Quốc dân

truongsa_hoangsaTrong những ngày hè nóng bỏng này, trong trái tim tôi hình ảnh của Trường Sa và Hoàng Sa– mảnh đất của Tổ quốc trên Biển Đông xa xôi thật thiêng liêng và da diết khôn nguôi!

Trong những này khi Đại lễ VESAK 2014 đang diễn ra nhộn nhịp tại tỉnh Ninh Bình với tinh thần Từ Bi Hỉ Xả, tất cả vì con người, vì tình Bác ai giữa các dân tộc trên trái đất này thì đã sảy ra một sự kiện làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam trong đó có các Tăng Ni Phật tử và những người yêu mến Đạo Phật hết sức lo lắng và bất bình

Theo Hội nghề cá Việt Nam thì giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đã đặt tại vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Trung Quốc còn cho trên 80 tàu bảo vệ giàn khoan gồm cả tàu có trang bị tên lửa. Không những thế họ còn có những hành động cản trở, gây hấn với lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam. Ngư dân của Việt Nam cũng gặp những khó khăn trở ngại khi đi khai thác ở ngư trường truyền thống trên vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước mình được cha ông để lại

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình tha thiết và luôn luôn lấy tinh thần hòa hiếu trong cách đối nhân xử thế. Trải qua hàng nghìn năm bị ngoại bang đô hộ và những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, người Việt Nam hiểu hơn ai hết cái giá của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Chúng ta mong muốn sống hữu nghị trong tình bằng hữu với tất cả nhân dân các nước trên thế giới nhất là với Trung Quốc, nước làng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa. 

Thế nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng. Việc làm của nhà cầm quyền Trung Quốc đã xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, làm xói mòn tình hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Việt -Trung

Ngang nhiên mang dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi một nước cờ nguy hiểm có tính toán rất kỹ lưỡng về thời gian và địa điểm. Ngoài việc xâm lấn lãnh hải Việt Nam thì họ còn nhắm tới nhiều mục tiêu khác nữa. 

Mục tiêu thứ nhất là giải tỏa sự căng thẳng của các mâu thuẫn nội bộ trong nước bởi các sự kiện khủng bố ở Tân Cương mới đây và mâu thuẫn xã hội giàu nghèo ngày càng trở nên gay gắt. Mục tiêu thứ hai là phép thử sự đoàn kết của các quốc gia ASEAN sẽ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 11 tháng 5 tại Myanma.

Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Trung Quốc là muốn “ nắn gân” Mỹ sau chuyến đi vừa qua của Tổng thống Hoa Kỳ đến 4 nước Châu Á với các lời tuyên bố cứng rắn về Trung Quốc

Đặt dàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế vì Điều 56 và 57 của Công ước Luật biển năm 1982 đã qui định:

“Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở “

Trung Quốc cũng vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông gọi tắt theo tiếng Anh là DOC được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnom Penh Campuchia. Tuyên bố DOC cũng khẳng định Trung Quốc và ASEAN cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển năm 1982

Dư luận quốc tế đã đồng loạt phản đối mạnh mẽ sự ngang ngược của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Nhật Bản họp báo lên án hành động khiêu khích này. 

Tạp chí Forbes của Mỹ khẳng định :” Bắc Kinh, với đường 9 đoạn tai tiếng trên những bản đồ của mình, đã tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% vùng biển quốc tế trên Biển Đông, xem đó như ao nhà của Trung Quốc” 

Trong các tiếng nói ủng hộ nhân dân Việt Nam có tiếng nói của Phật giáo thế giới 

Chiều 9-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka D.M. Jayaratne đang thăm Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2014. Liên quan tới vụ việc cụ thể về dàn khoan HD-981 của Trung Quốc, Thủ tướng D.M. Jayaratne khẳng định quan điểm của Sri Lanka là ủng hộ lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam là: yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc chấp hành luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, DOC; rút ngay dàn khoan HD-981 đang hoạt động phi pháp ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực

Thật khâm phục Thủ tướng Sri Lanca Ngài D.M. Jayaratne khi mới hôm trước Ngài là một Phật tử thuần thành khi phát biểu rất ấn tượng trên diễn đàn VESAK thì ngay hôm sau Ngài đã thể hiện là một nhà chính trị khảng khái khi bày tỏ quan điểm bênh vực chính nghĩa của nhân dân Việt Nam

Trước khi bế mạc Đại lễ VESAK 2014 tôi đã hoàn toàn tin tưởng rằng Đại lễ sẽ thành công viên mãn. Nhưng thật lòng mà nói tôi vẫn còn một điều băn khoăn. Tôi hồi hộp chờ đợi thái độ chính thức của Phật giáo trên thế giới và Phật giáo Việt Nam đối với sự kiện nóng bỏng này. 

Và tất cả đã được giải đáp một cách rất ấn tượng trong buổi chiều ngày 10 tháng 5 năm 2014, khi Hòa thượng Thích Thiện Nhơn tuyên đọc Tuyên bố Ninh Bình 2014 trong đó đã nhấn mạnh đến việc “ giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật biển 1982 để duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác thế giới”. 

Đây là tiếng nói chính thức của đại biểu Phật giáo từ 95 nước trên thế giới do Phật giáo Việt Nam là nước chủ nhà. Đối với Phật giáo Việt Nam thì một lần nữa cái chân lý “ Phật giáo gắn bó với dân tộc như hình với bóng “ mà Cụ Hồ Chí Minh đã khẳng định lại được thể hiện một rõ ràng và dứt khoát. 

Phật giáo Việt Nam từ hàng nghìn năm nay đã đồng hành cùng dân tộc, hộ quốc an dân thì hôm nay đứng trước một sự kiện động chạm đến lòng tự tôn dân tộc, Phật giáo Việt Nam không thể đứng nhìn mà đã thể hiện một bản lĩnh rất cao trước Dân tộc và thời đại. 

Trong những ngày hè nóng bỏng này, trong trái tim tôi hình ảnh của Trường Sa và Hoàng Sa– mảnh đất của Tổ quốc trên Biển Đông xa xôi thật thiêng liêng và da diết khôn nguôi !


PGS.TS Hàn Viết Thuận - Đại học Kinh tế Quốc dân
(Phật Tử Việt Nam)

Ý KIẾN PHẢN HỒI

Xã Tắc 11/05/2014 22:25:29
Mưu kế Tôn Tẫn của người "tầu" luôn luôn làm chúng ta phải "nhào,lặn" trước khi khởi sự mỗi việc dù to hay nhỏ...
Người "đồng chí" đã từng nói cùng chúng ta: "môi hở thì răng lạnh", và đã đề xuất , bắt chúng ta phải luôn thực hiện 16 chữ vàng, họ nịnh chúng ta ,đề sướng 16 chữ và GỌI LÀ 16 CHỮ VÀNG . SUY RA LÀ THÀNH CHỮ "TỬ" : SINH-LÃO-BỆNH-TỬ NHƯ THẾ LÀ 16 CHỮ RƠI VÀO CHỮ "TỬ" ĐÓ ! NGƯỜI CỘNG SẢN - NGƯỜI CÁCH MẠNG CỨ NGHĨ VÀ CHO LÀ HAY : vì đó là 16 CHỮ VÀNG MÀ NGƯỜI ANH EM,NGƯỜI ĐỒNG CHÍ NÓI RA LÀ ĐÚNG,LÀ HAY .... ĐÂU NGỜ HỌ LẠI CHÈN ÉP , O ÉP BỨC BÁCH HÃM HẠI CHÚNG TA NHƯ THẾ

Hồ Vương Tấn Việt
 11/05/2014 22:36:01
Bài viết hay lắm. Trung Quốc không phải là anh, Việt Nam không phải là em mà nhường bước cho đàn anh lấn sân, không sợ "hỗn" với đàn anh.

Nguyễn Kha 12/05/2014 08:05:32
Cùng một phản ứng trước thời cuộc, nhưng xin xem "Thư Kêu gọi của Đức TGM Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN, về tình hình Biển Đông" để thấy "họ" thật là khôn và cũng thật là đáng gờm ! Thế mà PGVN thì cứ "mũ ni che tai": 
http://www.boxitvn.net/bai/26183

Như Trúc
 12/05/2014 10:36:06
Phải nói "Thư kêu gọi" đó rất đúng lúc, kịp thời. Nội dung chuẩn mực, rất hay và thiết thực ( như kêu gọi tiết kiệm vì đất nước..), người ta làm vậy là " khế lý, khế cơ, khế thời". Rất đáng trân trọng. Xin đừng ai khiêu khích, đâm thọc vì đó không phải là cách hành xử của người con Phật.

Phúc Lâm
 12/05/2014 12:02:10
Đọc bài này thấy lòng nặng trĩu. Là con dân nước Việt, là Phật tử, đứng trước tình hình Tổ quốc lâm nguy, giặc ngoại xâm đã tràn vào bờ cõi, chúng ta phải làm gì??? - Đương nhiên là không thể thúc thủ, không thể mũ ni che tai được rồi! GHPGVN, từng chùa, từng Phật tử, các trang báo PGVN?



hdgm_tinhhinhbiendong

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5753)
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10102)
Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi. Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 6167)
Các nhà văn và nhà báo đều có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Vả lại, dù cho đời người có ngắn ngủi đi nữa thì những gì đã viết cũng sẽ còn lưu lại hàng nhiều thế kỷ. Trong lãnh vực Phật giáo thì những lời giáo huấn của Đức Phật, ...
12 Tháng Tám 2014(Xem: 6616)
Theo tin trang mạng của Báo Giác Ngộ đăng ngày 24 tháng 7 năm 2014 thì chính quyền Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Thành phố HCM đã quyết định di dời tượng đài Danh Tướng Trần Nguyên Hãn và tượng đài Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang trong Công Viên Quách Thị Trang trước Chợ Bến Thành đi nơi khác để xây dựng tuyến đường sắt.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 7478)
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, chúng tôi nhận được email của một vị Thượng toạ khả kính ở Úc Châu thông báo về một vị Sư, trụ trì một ngôi chùa ở thành phố San Jose, Bắc California đã trả lời phóng viên của trang điện báo Việt Vùng Vịnh về lá thư nặc danh tố cáo vị Sư này phạm tội sắc dục.
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 4005)
Mầm mống bạo lực đều tiềm ẩn trong mọi người, nếu lòng từ và trí tuệ phát triển thì hạt giống kia sẽ tự tiêu hủy. Cái mark tu sĩ hay tín đồ của một tôn giáo không đủ chứng minh giá trị thật của tôn giáo mình đang có. Phật giáo cũng thế, là một tôn giáo Từ bi, trí tuệ và hòa bình không chỉ trên giáo điển mà phải được thể hiện qua thân giáo và đời sống thường nhật của Tăng Tín đồ.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 6094)
Chính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại từ gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình,của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu. Phật giáo là một trong số không nhiều lắm truyền thống cơ bản cho nhiều nền văn hóa của một bộ phận rộng lớn nhân loại.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 12311)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, đúng vào ngày quốc tế nhân quyền, khoảng ba trăm nhà sư đã yên lặng biểu tình trước tòa nhà Quốc Hôi thiết kế theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Khmer tại Phnom Penh. Hầu hết trong số họ là các nhà sư trẻ