Phật giáo hay cơ hội giáo

09 Tháng Tám 201507:43(Xem: 6042)

PHẬT GIÁO hay CƠ HỘI GIÁO
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

an cu lieu quan
An cư tại chùa Từ Đàm Huế

Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới. Tôi cứ hồ đồ nghĩ rằng, có khi chưa nổi 80% quý sư đang thực sự toàn tâm tu học. Tôi lại lẩn thẩn suy nghĩ, liệu có quý thầy quý sư cô nào tham gia trường hạ chỉ để “ghi điểm”, chỉ để có thêm tuổi hạ, chỉ để được lên Thượng tọa, Hòa thượng hay không. Liệu có quý thầy quý sư cô nào mong hết hạ để được ra để còn đi cúng hay không. Sẽ phước đức vô cùng cho Phật giáo Việt Nam nếu như hơn 90% quý thầy quý sư cô tập trung 3 tháng này để hết mình tu học, để thực hành lời Phật dạy, cho chính mình, để giác ngộ và giải thoát, để sau khi kết thúc mùa an cư về chùa mình hoằng pháp. Nếu không như vậy có thể Phật giáo biến thành cơ hội giáo mất.

tuong phat thich ca
Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 81m, được khắc vào
vách đá núi Sam (Ảnh minh họa )

Tôi lại lẩn thẩn suy nghĩ rằng liệu có nhà sư nào đang kiếm tiền trong ngôi chùa mà quý thầy quý sư cô đang tu tập hay trụ trì hay không. Tôi vẫn nghĩ rằng không, hoặc nếu có thì rất ít, bởi khi đã có chí nguyện xuất gia thì đâu có màng đến tiền tài danh vọng nữa. Bởi hơn chúng tôi, những cư sỹ tại gia, quý thầy biết rất rõ đó là những con rắn độc. Mà nếu như nhà sư còn kiếm tiền trong chùa là có vẻ như đi lạc hướng và tiếp tay biến Phật giáo thành cơ hội giáo mất rồi.

Tôi viết ra như vậy vì nghe anh bạn tôi kể rằng có một vị sư kia mời anh đến và dạy cho anh cách kiếm tiền. Sư bảo, thầy mới xây bức tượng Phật này 1 phần và để dở dang. Rồi thầy mời các Phật tử, nhất là các doanh nhân, lãnh đạo đến thầy ra để thuyết trình và thế là người ta đua nhau mang tiến đến cúng. Tôi thật sự giật mình và không tin. Làm sao mà tin được chuyện vô lỹ này cư chứ. Xuất gia để tu chứ đâu phải để làm chùa to, Phật lớn. Xuất gia tức đâu có màng đến kiếm tiền, quyên tiền. Xuất gia tức phải tùy duyên thuận pháp chứ.

Tôi đến thăm rất nhiều số ngôi chùa, từ nam ra bắc. Một quan tâm của tôi là chùa đó có tam tạng kinh điển hay không, các quý thầy có đọc hay không, các Phật tử đến có đọc hay không, và ai đọc. Và các khóa tu có tổ chức thường xuyên không. Các buổi giảng pháp ở chùa đó có diễn ra đều đặn hay không. Tôi hơi buồn khi thấy có những chùa không có đủ bộ kinh Nikaya. Chuyện như đùa đúng không ạ. Tôi lấy làm tiếc khi có những chùa không giảng kinh, không tổ chức khóa tu cho Phật tử. Và chắc bạn đang đọc những dòng này cũng không tin. Còn đáng tiếc hơn nữa vì có những ngôi chùa có cả những bộ kinh đồ sộ nhưng còn mới tinh, không ai đọc. Cứ như rằng đó là đồ trưng bày trong viện bảo tàng. Nếu thật như vậy thi có khi Phât giáo tuyệt diệu khó bề phát triển.

thay cung
Một chúng sinh bị cắt đầu dâng trước bàn thờ để "người đàn ông"
mặc y áo tu sĩ Phật giáo cúng bái.
(ảnh minh họa cắt từ video clip)

Bạn tôi bảo, một số nhà sư chuyên chỉ lễ bái, rồi đi cúng. Như một nghề. Suốt ngày đêm cúng lễ. Anh ấy rất ít thấy sư ngồi thiền hay đọc kinh điển. Tôi nghĩ rằng bạn ấy nói đùa hay không hiểu đúng sự thật mà thôi. Mình là cư sỹ làm sao biết được chuyện của các thầy.

Lại nói đến chuyện thờ ai trong chùa. Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn và có khi tôi ngớ ngẩn thật. Chùa là thờ Phật.  Phật ở đây dĩ nhiên là Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ, đã giải thoát. Phật Thích Ca là người thầy đã tìm ra con đường và chỉ cho chúng ta cách thoát khổ. Vậy chùa là thờ Phật Thích Ca. Ấy vậy mà có những chùa thờ quá nhiều tượng. Thậm chí có chùa thờ cả vua, quan, tướng. Thậm chí có chùa thờ cả ông nọ bà kia. Những ai không phải là Phật, có lẽ nên thờ ở đền, miếu thì đúng hơn. Nếu không, tôi nghĩ, Phật giáo sẽ biến thành cơ hội giáo mất thôi. Phật giáo là giáo dục. Phật giáo khác xa tín ngưỡng.

uong bia ruou
Các nhà tu hành liên hoan. Ảnh minh họa,
nguồn: internet. (vietinfo.eu)

Một người quen của tôi cam kết rằng có những vị sư ăn thịt chó, uống rượu. Mà là thường xuyên. Thậm chí còn xúi Phật tử giết gà để sư cúng cho. Tôi nghĩ rằng cậu ấy bịa. Làm gì có chuyện. Đã xuất gia rồi thì tâm quý thầy rất từ bi, sao có thể ăn thịt chúng sinh nhất là xúi dục cư sỹ sát sinh được. Chẳng lẽ vẫn có chuyện “Tối uống sâm banh, sáng sữa bò” nơi chốn tu hành này ư?

Tôi lại nghĩ, ở chùa nên dùng tiếng gì để viết các câu đối, các bức thư pháp, các thông tin. Chùa là để hoằng pháp và cho Phật tử đến tu tập. Vậy dĩ nhiên phải là tiếng Việt. Người Việt, nhất là giới trẻ cần tiếng Việt để học, để hiểu và để hành. Vậy mà nhiều chùa, nhất là ở miền bắc vẫn dùng chứ Hán, chữ Nôm chẳng đọc được, không hiểu viết gì. Tôi có hỏi 1 quý thầy tại sao không viết tiếng Việt vì chùa mới xây. Thầy bảo, phải dùng chữ Hán, chữ Nôm cho nó cổ kính. Trời ơi, thế thì có khi ngay cả các sư trụ trì và các thầy tu ở đó cũng không hiểu. Tôi giật mình: Thế thì chúng ta đang biến chùa thành bảo tàng chứ không phải là nơi tu tập mất rồi. Nếu cứ thế này đạo Phật sẽ thành đạo gì, Phật giáo sẽ thành gì giáo.

dai tang kinh
Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền
do HT. Thích Minh Châu dịch
(Ảnh: Thầy Thích Minh Thân gửi cho TVHS)

Tôi thực sự thực sự khâm phục Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khôi phục lại được dòng thiền Trúc Lâm của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tôi bái phục cố Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch toàn bộ kinh Phật ra tiếng Việt. Tôi muốn đảnh lễ hàng ngàn lần Hòa thượng Thích Nhất Hạnh vì đã làm sống lại Phật giáo, mang Phật giáo đến với giới trí thức và thế hệ trẻ trên toàn thế giới. Tôi rất tâm huyết với những việc làm rất cụ thể và thiết thực của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với chùa Bằng ở Thủ đô Hà Nội. Tôi vô cùng thích cách hoằng pháp và những việc làm vô cùng kỳ diệu và nhiệm màu của quý thầy trẻ hơn: Thầy Thích Phước Tiến và chùa Tường Vân, thầy Thích Chân Tính và chùa Hoằng Pháp, thầy Thích Nhật từ và chùa Giác Ngộ, thầy Thích Minh Đòng và chùa Hưng Khánh, sư cô Thích Quảng Khiết và chùa Tứ Kỳ của Hải Dương. Và còn bao nhiêu quý thầy quý sư cô đang làm đúng (chứ không làm trật), làm hết mình như những quý thầy này. Nếu trên  80% các ngôi chùa trên cả nước, nếu trên 80% quý thầy quý sư cô tu tập đúng, hoằng pháp đúng thì là phước báu của dân tộc Việt Nam ta rất lớn. Còn nếu sai, nếu trật thì Phật giáo sẽ đi về đâu.

Tôi là 1 cư sỹ rất sơ cơ nhưng thường xuyên nghe pháp thoại, đọc kinh, nghe kinh. Tôi cũng đang khuyến khích người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các học trò như vậy. Bởi nếu không, đến ngày nào đó kinh sách sẽ thành nắm xương khô nằm trong viện bảo tàng. Và như vậy Phật giáo sẽ đi về đâu.

Tôi ngồi và luôn nghĩ đến câu trả lời của Thủ tướng Nhật Bản khi được hỏi tại sao ở Nhật nhiều chùa thế. Ông bảo rằng có nhiều chùa để bớt đi nhà tù. Mà nước Nhật là thế thật. Không chỉ có nhiều chùa to tượng lớn mà Nhật Bản còn có hệ thống quý tăng ni tài năng đức độ nữa. Thế mới đủ, mới đúng. Nếu không chùa lại thành bảo tàng hay nơi du lịch tâm linh để kinh doanh chứ không phải nơi tu tập. Tôi mong ước và mơ đến một ngày nào đó sẽ nghe được những tuyên bố phụng hưng Phật giáo như vậy từ lãnh đạo cao cấp nhất của nước Việt Nam. Và khí đó nước ta, dân tộc ta chắc chắn được quay lại thời Lý Trần tuyệt vời.

Chiều chủ nhật tôi ngồi từ 14h đến 17h30 để hàn huyên với một anh bạn quen chưa lâu tên là Nam. Anh bảo tôi rằng nếu một người đun, trăm người quạt thì không bao giờ nước sôi có thể nguội được. Chi bằng dập lửa đi và rút củi ra. Anh ấy rất mong rằng số lượng người ủng hộ chánh pháp ngày càng tăng lên, số lượng chùa thực sự tu tập và hoằng pháp tiến dần đến con số 100%.

Tôi tự nhiên nhớ đến chùa Quán Sứ của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta. Mà nghĩ đến Quán Sứ tôi không thể không nhớ về cố Hòa thượng Thích Trí Hải. Công lao của Hòa thượng lớn vô cùng và chắc rằng ai cũng đã biết. Tôi chỉ muốn kết thúc bài viết này bằng những câu nói chí tâm, chí cốt, từ đáy lòng Hòa thượng. Chỉ 4 câu thôi mà tôi luôn giật mình thon thót mỗi khi ngồi nhớ lại để nhắc mình cần phải làm gì. Mỗi ngày.

“Những phường phái đạo ta đây
Nào đâu có phải ma này, quỷ kia
Trùng sư tử chẳng lìa sư tử,
Đục cho cùng cả bộ xương hom”.
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng (*)

(*) 

Tác giả sinh quán tại Thái Bình, có học vị Tiến sĩ hiện là Chủ tịch Tổng Giám Đốc Công ty CP sách Thái Hà Books, Hà Nội



BÀI ĐỌC THÊM:
http://dieungu.org/a17001/khi-thay-cung-len-ngoi 
http://dieungu.org/p13279a35844/5/12-thay-tu-thay-chua-hay-thay-cung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7349)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16898)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6744)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8673)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5561)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4188)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16321)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7589)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9995)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 7531)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.Tôi về nhà, thắp hương, lễ Phật và bắt đầu tụng. Đối với tôi, một cậu thanh niên tuổi còn trẻ, mới học Phật, việc đọc tụng kinh này vô cùng khó. Tuy nhiên nghe lời nhà sư, tôi quyết tâm tụng cho hết quyển kinh.