Ngăn Chặn Thiểu Số Hóa Phật Giáo Là Tạo Ổn Định Xã Hội

06 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10871)

NGĂN CHẶN THIỂU SỐ HÓA PHẬT GIÁO
LÀ TẠO ỔN ĐỊNH XÃ HỘI
Minh Thạnh

Mới đây, tại Nghệ An, đã xảy ra vụ việc được coi là “vi phạm pháp luật” có liên hệ đến một tôn giáo.

Chúng ta không bàn luận chuyện của tôn giáo khác, vì vậy, vấn đề được xem xét từ góc độ ổn định xã hội, trong bối cảnh hoạt động tôn giáo nói chung, và như vậy có liên hệ đến Phật giáo.

Sự việc ở Nghệ An, xét về bề mặt, không liên hệ gì đến Phật giáo. Nhưng đi vào chiều sâu, thì nó vẫn có liên hệ đến Phật giáo. Đó là hệ quả của quá trình thiểu số hóa Phật giáo Việt Nam, một quá trình đã diễn ra từ lâu, và ngày càng bộc lộ các kết quả tiêu cực, tất nhiên trước hết, đối với Phật giáo, và đồng thời, đối với toàn xã hội.
Sự việc ở Nghệ An, tất nhiên, không thể chỉ xét riêng ở sự việc đó, mà đó là một sự việc trong chuỗi các hệ thống sự việc đã diễn ra ở miền Bắc, từ vụ đòi đất ở Hà Nội, đến vụ việc ở Quảng Bình, rồi trở lên Nghệ An với nhiều điểm nóng có liên hệ đến tôn giáo.

bandovietnam_trungĐiểm lại các địa phương đã xảy ra những vụ việc tương tự, chúng ta thấy có một điểm chung. Đó là những nơi Phật giáo đã trở nên giáo thiểu số.

Theo kết quả thống kê dân số Việt Nam năm 2009, biểu 7, “Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, tôn giáo, các vùng kinh tế xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2009” thì:

- Tại Hà Nội, tín đồ Phật giáo là 99.398, tín đồ Công giáo là 155.768 người.

- Tại Quảng Bình, tín đồ Phật giáo là 521, tín đồ Công giáo là 91.608 người.

- Tại Nghệ An, tín đồ Phật giáo là 989, tín đồ Công giáo là 232.906 người.

Qua các con số thống kê nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ, tại các địa phương có xảy ra những vụ việc bất ổn liên quan đến một tôn giáo (không phải Phật giáo), thì Phật giáo đã là tôn giáo thiểu số. Đặc biệt, mức chênh lệch là rất lớn, như ở tỉnh Quảng Bình, Phật giáo chỉ có 521 tín đồ, và ở tỉnh Nghệ An, Phật giáo chỉ có 989 tín đồ. Với số tín đồ chỉ ở mức 3 con số hàng trăm như thế, tất nhiên, cơ sở Phật giáo ở các tỉnh trên là không đáng kể, và ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội không tránh khỏi tình trạng hết sức mờ nhạt.

Ghi nhận mối liên hệ giữa thực tế thiểu số Phật giáo ở Hà Nội, đặc biệt là ở Quảng Bình và Nghệ An, đối với những sự việc bất ổn có liên hệ đến tôn giáo ở những địa phương nói trên là việc cần thiết để lý giải và tìm hướng giải quyết vấn đề. Thiểu số tín đồ đồng nghĩa với sự suy yếu Phật giáo. Kết quả tất nhiên của sự suy yếu là Phật giáo ở các tỉnh trên không thể có những đóng góp hữu hiệu vào hoạt động ổn định xã hội. Đặc biệt, ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình với con số tín đồ như thế, tiếng nói Phật giáo trở nên không đáng kể nữa.

Môi trường như thế, phải chăng, là không có lợi cho ổn định xã hội, hoạt động tôn giáo trở nên mất cân đối, và một tình trạng như chúng ta đã thấy, đã hình thành?

Nhìn nhận vấn đề như vậy, thì sự ổn định xã hội nhất là ở những lãnh vực liên hệ đến tôn giáo sẽ tỷ lệ thuận với sự gia tăng tín đồ Phật giáo ở những địa phương nói trên, trước mắt là cải thiện tình trạng cả tỉnh chỉ có mấy trăm tín đồ Phật giáo, mức chênh lệch tín đồ tôn giáo lên đến cả trăm lần. Nâng cao vị thế của Phật giáo ở những địa phương như vậy là nâng cao sự hài hòa tôn giáo, nâng cao mức ổn định xã hội. Tiếng nói tôn giáo sẽ có tiếng nói của Phật giáo, tiếng nói của sự ôn hòa, đoàn kết, đồng hành, gắn bó cùng dân tộc, thay vì tiếng nói của riêng một tôn giáo nào.

Vì vậy, điều cần thiết cho ổn định xã hội là hỗ trợ để Phật giáo phát triển, xóa bỏ tình trạng thiểu số với mức chênh lệch rất lớn như hiện nay ở những địa phương đã từng là điểm nóng tôn giáo, thiết lập tình trạng cân đối về tôn giáo.

Phía Phật giáo Việt Nam cũng cần nhận thức về tình trạng thiểu số Phật giáo ở mức chênh lệch rất lớn ở một số địa phương, để từ đó đẩy mạnh hoạt động hoằng pháp ở những địa phương đó. Thống kê chính thức cho thấy, có những tỉnh Phật giáo, tôn giáo truyền thống của dân tộc, không những đã là tôn giáo đứng hàng thứ 2, mà lại còn có số tín đồ ít hơn tôn giáo khác đến cả hàng trăm lần.

Đối với những địa phương như vậy, cần xác định đó là những trọng điểm hoằng pháp đặc biệt, với những nỗ lực tối đa, không thể chỉ coi như là tương tự với các địa phương khác.

Sự phát triển của chính Phật giáo cần được ý thức là sự đóng góp cho ổn định xã hội, Phật giáo Việt Nam cần xác định trách nhiệm như thế. Cho nên, hoằng pháp, nhất là tại các địa phương như trên, bên cạnh hoằng pháp vì Phật giáo, còn là hoằng pháp vì lợi ích xã hội, vì lợi ích đất nước.

Phật giáo không thể có vai trò trong việc góp phần ổn định xã hội nếu Phật giáo suy yếu. Sự gắn bó giữa Phật giáo với đất nước cũng sẽ trở nên không có ý nghĩa ở các địa phương tín đồ Phật giáo chỉ có… mấy trăm người! Vì vậy, chắc chắn hơn lúc nào hết, cần đến sự phát triển của Phật giáo cho sự ổn định xã hội.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)


* Phần tô mầu hàng chữ là do người phụ trách post bài





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5928)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7372)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16910)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6760)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8682)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5571)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4192)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16334)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7603)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 10015)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.