Đối Luận Chuẩn Mực

22 Tháng Ba 201710:41(Xem: 6353)

ĐỐI  LUẬN  CHUẨN  MỰC
Thích Giác Dũng

Diễn đàn văn học hay diễn đàn Phật giáo, tất cả chỉ là phương tiện  trao đổi, diễn đạt về sự nhận thức một vấn đề, quan điểm về một vấn đề, đôi khi, từ diễn đàn đó, nảy sanh những ý tưởng -hoặc đối nghịch sát phạt, hoặc những phản biện xây dựng, làm sáng tỏ vấn đề bởi thiện ý hoặc bất thiện ý.

Hoa Đàmcơ quan ngôn luận của Ni giới nói riêng và "Tiếng nói của nữ giới  Phật giáo Việt Nam " nói chung, ra đời không lâu, nhưng góp phần không nhỏ trên diễn đàn Phật giáo Việt Nam hiện nay. Đọc giả ít, phổ biến hạn chế, bởi một phần thiếu những cây bút uy tínnổi tiếng trong Phật giáo. Tuy nhiên, nội dung không vì thế mà thiếu phong phú., nhất là phần nghiên cứu lịch sử ni giới từ thời Đức Phật cho đến ngày nay. Đây là một cố gắng đáng trân trọng, cần chung tay hỗ trợ cho Hoa Đàm ngày thêm chất  về phẩm và số về lượng trong mỗi kỳ phát hành.

Trong báo Hoa Đàm số  42 - tháng 3 năm 2017, mục Nữ giới, trang 18, tác giả TKN Nhật Khương với chủ đề: "Ni đoàn thời Đức Phật", tuy  rất khách quan về sự chuẩn thuận của Đức Thế Tôn chấp nhận cho Đức Kiều Đàm Di cùng hội chúng 500 vị được gia nhập giáo đoàn, để từ đó, nhị bộ Đại Tăng xuất hiện. Qua nội dung thể hiện sự tôn kính rất mực của tác giả về sự có mặt của Ni giới mà ba phen bị Phật từ chối, có nghĩa, Nhật Khương đã nêu lên được sự chuẩn mực thông qua sự kham nhẫn, dấn thân, kỷ luật, trách nhiệm của nữ giới do Vương phi Ma-ha Ba-xà-ba-đề và 500 người nữ trong hoàng tộc làm đại diện.

Nội dung hoàn toàn trong sángtôn kính, không có vấn đề đáng trách, tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi một vài tiểu tiết mà nếu đọc giả thiếu cảm thông, chúng trở thành vấn đề để đối luận. ..."Khi đó Đức Như Lai mới khẳng định rằng: - Giới tính tuy khác nhau nhưng Phật tính thì bình đẵng. - Vâng, rõ ràng Đức Thế Tôn đã dạy: Nhất thiêt chúng sanh giai hữu Phật tính mà khi đã phá tan được cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ đó, thì việc thuận cho nữ giới thành lập Giáo hội Tỳ kheo Ni được xem là : Pháp nhĩ như thị...." Câu văn rõ ràng như thế, có người lại nghĩ - ...khi đã phá tan được cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ đó...

Theo cái hiểu của T. Thiện Thống:... Từ việc bị các kiết sử trói buộc, tác giả đã gắp lửa bỏ tay người, tức là mình bị mê lầm, thành kiến trói buộc, rồi cho rằng Đức Phật bị thành kiến, mê lầm theo nhận thức của tác giả; “Vâng, rõ ràng Đức Thế Tôn đã dạy ‘Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh’. Mà khi đã phá tan được cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ đó, thì việc thuận cho nữ giới thành lập Giáo hội Tỳ-kheo-ni được xem là “Pháp nhĩ như thị”.

...Cái thành kiến mê lầm từ lâu đã ăn sâu gốc rễ trong lòng đất chấp thủ...Ai cũng hiều rằng tác giả Nhật Khương muốn ám chỉ tập quán lâu đời  phân chia giai cấp, xem thường nữ giới là một tập quán truyền lưu của tôn giáo cổ đại ở Ấn, được đức Phật xóa bỏ để chấp nhận thành lập Ni giới chứ không phải đức Phật được phá tan thành kiến mê lầm của mình để rồi giáo đoàn ni giới mới được thành lập. Nếu Thiện Thống hiểu về câu nói nầy như thế thì quả là đáng tiếc cho một Tăng sĩ từng qua trường lớp đào tạo Phật học căn bản. Bằng ngược lại cố tình hiểu méo mó thì đây là một cuộc đối luận thiếu chuẩn mực.

 

Trong một đoạn Như Khương viết: - "Xin thưa rằng, cái được mệnh danh là kinh điển, giáo pháp của đức Như Lai" T. Thiện Thống nhận xét: “Xin thưa rằng, cái được mệnh danh là kinh điển, giáo pháp của Đức Như Lai phải khế lý, khế cơ và khế thời hay còn gọi là bất định pháp …”. Một người có trình độ học vấn bình thường nhất cũng hiểu rõ từ ngữ “cái được mệnh danh là” là một từ ngữ mang tính châm biếm, không thừa nhận một hình thức nào đó. Thí dụ: Một người A nào đó không phải là nhà trí thức, nhưng ông ta lại tạo cho mình một hình thức giống như nhà trí thức. Khi gặp người A này, người B nói với một số người xung quanh: ông A được mệnh danh là nhà trí thức. Tác giả nói như thế mang hàm ý không chấp nhận kinh điển, giáo pháp của Đức Phật không đủ năng lực đem đến giải thoát cho chúng sanh. Lý luận của T. Thiện Thống đúng ở một góc độ nếu tách riêng đoạn nầy trong một dòng chảy mạch văn toàn bài, nhưng sẽ không đúng khi hiểu.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có một niềm tinniềm tin đó phải được thể hiện bằng một nhận thức chuẩn mực.Nếu chấp bút khắc khe, thì vấn đề được đặt ra là: - Niềm tin đó phải được thể hiện bằng một nhận thức chuẩn mực. - thế nào là nhận thức chuẩn mực khi mỗi người đứng ở một góc độ khác nhau? ví dụ một người có niềm tin về Jesus thì cho rằng mình đã có một niềm tin chuẩn mực, người Phật giáo không có niềm tin chuẩn mực, và ngược lại cũng thế. Chuẩn mực như thế chỉ là chuẩn mực ước định. Khổng tử bảo - Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân - đó là hành xử chuẩn mực của tín đồ Khổng giáo, nhưng không hoàn toàn chuẩn mực đối với lãnh vực triết học. Vậy không nên khắc khe khi một cụm từ được dùng mà Thiện Thiện Thống quy kết cho Nhật Khương cái được mệnh danh là như sự châm biếm giáo lý đức Phật.

Tuy nhiên, Nhật Khương đôi khi cũng quá chủ quan đem so sánh:.."Ngay trong thế kỷ XXI nầy, sự kiện bình đẳng giới tính vẫn còn là vấn đề xa xỉ, vì trong guồng máy lập pháp, hành pháptư pháp của các nước trên thế giới đã có bao hiêu phần trăm phụ nữ tham chính? Ngay cả Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, một nước được mệnh danh là tự do nhất thế giới, thế mà trãi qua 45 đời Tổng thống vẫn chưa có một người nữ trúng cử..".

Nếu xem đây là sự kỳ thị thì hãy xét về bản chất chứ không quy kết nơi hiện tượng.Chánh sách Hoa Kỳ cũng như các nước tiên tiến, không hề giới hạn sự tham chính của nữ giới, nếu chưa có một nữ giới làm Tổng thống tại Hoa Kỳ là vì họ chưa đạt được sự đồng thuận của đại cử tri.Tại sao Đài Loan,Nam Triều Tiên, phụ nữ là người lãnh đạo cao nhất???

***

Bậc Nhất thiết trí đã dùng cái phương tiện thiện xảo với đầy đủ lý tình cộng thêm sự khích tướng cao độ để đưa thân phận phụ nữ từ con số “không” như chế độ phong kiến xưa nay từng rêu rao là “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” lên một vị trí gọi là “bình đẳng giới” mà kinh điển, giới luật đã minh định từ lâu …” (đoạn 5 trang 19).

T. Thiện Thống nhận xét đúng về việc dùng từ "khích tướng"của Nhật Khương hơi quá đáng”: "Điều vị tằng hữu này của tác giả đã làm chấn động lịch sử Phật giáo đương đại. Bởi vì, từ ngàn xưa cho đến hôm nay, chưa có một người đệ tử Phật nào dám dùng ngôn từ bất kính như thế đối với Đức Phật."

Như trên đã trình bày, một người có kiến thức bình thường nhất, cũng hiểu từ “khích tướng”. Khích tướng tức là người này tác động đến người kia về mặt tâm lý để thực hiện một hành vi mà người bị khích tướng không có chủ ý thực hiện. Tác giả đã cho rằng, Đức Phật chấp nhận cho nữ giới xuất gia là do khích tướng cao độ của ngài A Nan. Theo ngôn từ của tác giả, Bậc Nhất thiết trí (Đức Phật) đã bị khích tướng và thay đổi quan điểm khi chấp thuận cho nữ giới xuất gia. Như vậy người khác đạo họ sẽ hiểu Đức Phật như thế nào? Có xứng đáng là Bậc Nhất thiết trí không?

Tuy nhiên, qua nội dung bài "Ni đoàn thời Phật" hoàn toàn không có ý phạm thượng, thế nhưng, Thiện Thống quá nặng lời khi nói: Từ nhận thức không chuẩn mực như thế, nên tác giả mới dùng khái niệm từ “khích tướng cao độ” để lý giải sự kiện Đức Phật cho nữ giới xuất gia. Qua đây để thấy rằng lời huyền ký “sư tử trùng thực sư tử nhục” đã ứng nghiệm. Tiền nhân chúng ta đã dạy: “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, cho nên đừng vì tư kiến, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, tà kiếnphạm tội bất kính với Đức Phật.hoặc quy kết là :“tặc trụ Phật pháp”.. có quá lời lắm không?

Cũng từ những thành kiến đối với bài viết của Nhật Khương, Thiện Thống suy diễn kết tội: -. Qua cách diễn đạt trong bài viết, tác giả đã biểu thị sự hoài nghi về kinh điển, giáo pháp của Đức Phật, thậm chí chuyển tải một lời kêu gọi ngầm là hãy bỏ Bát kỉnh pháp. Bởi vì, kinh điển, giáo pháp của Đức Như Laibất định pháp. Đây là một nhận thức sai lầm do kiết sử trói buộc, là nhận thức mang tính tà kiến. Một đệ tử Phật có nhận thức sai lầm, tà kiến như thế, quả là lời chư Tổ sư dạy không sai:

“Ngoại hiện oai nghi tăng siểm trá,

  Nội hoài ngã mạn cánh sơ cuồng”.

Đối với Nhật Khương, dĩ nhiên không còn là Ni sinh, nhưng không vì thế tránh được một vài sai lầm tất yếu khi phóng bút: "Hiểu rõ sự tình nầy, chúng ta mới thấy rằng nếu khôngBát Kỉnh Pháp thì không có Ni đoàn..."

Tại sao không nói:-nếu không có Ni đoàn thì sẽ không có Bát Kỉnh pháp???

                                                   ***

Dĩ nhiên bất cứ vấn đề nào, nhất là bài viết, lật ngược lật xuôi, bới lông tìm vết cũng sẽ xuất hiện vài điều để đối chất, phê phán. Nếu đối chất để xây dựng thì là một thiện ý, nhưng để bắt bẻ mạt sát nhau thì vấn đề trở thành phức tạp. Một Tăng sĩ nếu dùng tấm lòng bao dung để phán xét một Ni giới thì suự tôn kính theo Bát Kỉnh Pháp sẽ gia Tăng, ngược lại thì sao???

Thiện Thống đã dạy Nhật Khương trong phần đối luận trên: "đừng vì tư kiến, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, tà kiến" nhưng chính bài của Thiện Thống đối với Nhật Khương đã mắc phải những lỗi lầm trên đây. Mở đầu Thiện Thống nêu ra những chuẩn mực về nhận xét, chính Thiện Thống đã vi phạm những chuẩn mực về sự đối luận.

Đối luận chuẩn mực không phải đả kích nhau, phủ nhận nhau trong cùng màu áo mà cùng xây dựng cho ngôi nhà Như Lai ngày càng phát triển. Trong một video clip trên mạng, con mèo thẳng chân đạp con chó con ra khỏi ổ, có lẽ chúng khác loài, liệu con mèo đó có xua đuổi mèo con khác ra khỏi ổ chăng vì chúng đồng loại?

Thích Giác Dũng
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2016(Xem: 7960)
Nói đến Giáo hội Tỳ-kheo Ni, lập tức chúng ta nghĩ ngay đến sự kiện Đức Thế Tôn chưa chấp thuận lời cầu xin gia nhập Tăng đoàn của Di mẫu Mahaprajapati. Để được phép xuất gia, Di mẫu Mahaprajapati đã chấp thuận tuân thủ Bát Kỉnh Pháp một cách vô điều kiện. Thế nhưng, theo như lời Phật dạy, Ni chúng được chư vị Tỳ-kheo truyền giới. Không có nơi nào trong Luật tạng đề cập chư Đại đức Tăng phải yêu cầu các giới tử Ni tuân thủ Tám pháp Bát kỉnh mà Đức Thế Tôn đã đưa ra cho Tôn giả Mahapajapati. Các Tỳ-kheo Ni ý thức rằng, chính vì sự nhận thức chưa thấu đáo về bối cảnh và con người, trong sự kiện Đức Phật chế định Bát Kỉnh Pháp mà ngày nay Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni tại Ấn Độ và các quốc gia Phật giáo khác đã phải nỗ lực, phấn đấu rất nhiều mới có thể khẳng định sự tồn tại của mình trong lòng Phật giáo.
25 Tháng Ba 2016(Xem: 7005)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định, nhưng không phải vì thế mà tránh được sự mê hoặc của các cảm tính (feeling/cảm nhận) thích thú (pleasant/dễ chịu), chẳng qua vì chúng tạo ra cho mình mọi thứ ảo giác ở nhiều cấp bậc khác nhau. Thật hết sức khó cho chúng ta nhận thấy được các sự biến đổi và tính cách phù du của chúng. Chẳng những chúng không mang lại được sự thích thú thật sự nào mà chỉ tạo ra thêm căng thẳng cho mình, và chỉ vì không hiểu được điều đó nên mình cứ tiếp tục bám víu vào chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7727)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7691)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
19 Tháng Ba 2016(Xem: 7266)
Lời giới thiệu của người dịch Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6591)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":