Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống

23 Tháng Chín 201000:00(Xem: 57937)

ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Có rất nhiều người rất muốn bảo vệ môi trường, nhưng họ không biết làm thế nào là tốt nhất. Vì với người dân thì kêu gọi nhà máy ngừng thải khí nhà kính là không thể, mà cũng không thể làm cho xe trên đường ngừng chạy. Với nhiều người thì đi xe buýt hay xe đạp là rất khó vì lý do khoảng cách và công việc. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể làm gì đó thật thiết thực để bảo vệ hành tinh này. Trước hết chúng ta hãy xem tình hình cấp bách của Trái Đất chúng ta.

anhchay-moitruong-001Tình hình Trái Đất

Việc nóng lên toàn cầu không còn là vấn đề của mấy trăm năm sau, mấy chục năm sau mà là vấn đề cấp bách ngay bây giờ. Quan niệm bảo vệ môi trường cho con cháu chúng ta đã lỗi thời, hãy lo cho chính bạn đi. Thiên tai xảy ra mọi nơi, ngày càng nhiều, ngày càng dữ dội. Không cần nói nhiều, chúng ta có thể dễ dàng biết được chỉ trong vài năm gần đây thôi đã có biết bao người chết, bao nhiêu thành phố bị phá hủy. Thiên tai liên tiếp xảy ra không ngừng. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì với tốc độ băng ở Bắc cực tan chảy nhanh chóng như hiện nay thì tới mùa hè năm 2012 sẽ không còn băng ở Bắc cực nữa. Nguyên nhân do khí CO2 làm nóng lên toàn cầu. 19% khí được thải ra từ ống khói nhà máy, 15,5% do khói xe hơi, tàu thủy, máy bay. 18% là do ngành sản xuất chăn nuôi. Ngành chăn nuôi thải ra nhiều khí CO2 hơn so với tất cả khói xe, tàu, máy bay trên toàn thế giới này thải ra.

Tác hại và sự lãng phí của ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi lãng phí nhiều nước nhất, thải ra khí nhà kính gần nhiếu nhất, ô nhiễm nhất, kém hiệu quả nhất. Để sản xuất 1kg thịt, cần phải tiêu hao 10kg thực phẩm, 15000 lít nước. Để có 1 lít sữa, cần 990 lít nước. Năng lượng để sản xuất 1kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100kW cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1kg thịt sẽ thảy ra 36,4kg CO2 bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155km. Mà trên thế giới có gần 20 tỉ gia súc. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn. Mỗi ngày có 25.000 người chết vì đói, và tình trạng này sẽ còn nhiều hơn nữa nếu thiên tai cứ xảy ra liên tục. Vậy mà chúng ta phải chia 38% lương thực của chúng ta cho gia súc ăn. 30% diện tích đất là cho gia súc. 33% ruộng đất dùng để sản xuất lương thực cho gia súc. Con người phải chia nguồn lương thực, nguồn nước, đất đai cho gia súc trong khi gần 1 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh nghèo đói, không đủ nước sạch sinh hoạt. Để có thêm nhiều diện tích chăn nuôi, con người đốt rừng, mở thêm nông trại. 18% khí nhà kính là do đốt rừng. 20% nông trại trên thế giới bị thoái hóa, không thể trồng trọt được nữa. Khi diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến rất rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa như phá hủy sinh thái, lũ lụt, hạn hán, nhiều động vật bị tuyệt chủng, xói mòn, …

anhchay-moitruong-002Tại sao ăn thịt không tốt cho sức khỏe

Thịt mang tính axit, khi được hấp thụ vào cơ thể làm cơ thể mang tính axit. Để trung hòa tính axit của thịt, cơ thể lấy canxi trong xương dẫn đến bệnh loãng xương. Môi trường axit còn là môi trường sinh sống của tế bào ung thư. Hấp thụ nhiều thịt làm tăng cholesterol, dư thừa năng lượng dẫn đến bệnh tim mạch, béo phì. Theo điều tra trên thế giới thì những quốc gia có người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, béo phì nhiều nhất là những nước châu Âu và châu Mỹ. Những nước lấy thịt và sữa làm nguồn thực phẩm chủ yếu. Ở Trung Quốc, ngày trước người dân còn nghèo nên người dân lấy rau và ngũ cốc làm thức ăn chủ yếu, thức ăn thịt ít. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân ăn thịt nhiều hơn. Theo số liệu thì sức khỏe của người Trung Quốc không những không tăng lên mà tỉ lệ các bệnh như tiểu đường, ung thư, béo phì, tim mạch,… tăng lên nhanh chóng. Cũng do ăn thịt mà con người phải chết do ăn phải gà, vịt bị cúm, heo tai xanh, bò điên,… Còn nhiều, nhiều lắm những tác hại của thịt. Xét về nhân đạo thì con người nuôi dưỡng những con thú trong chuồng rồi giết đi để ăn thịt. Những con vật cũng là một sinh vật như chúng ta. Việc nuôi dưỡng cho lớn rồi giết thịt có khác gì bà phù thủy trong truyện dỗ béo con nít rồi ăn thịt. Con người chúng ta, ngay cả chính bạn có khác gì những kẻ ăn thịt độc ác, tàn nhẫn.

Tác dụng của việc ăn chay

anhchay-moitruong-003Ăn chay có lợi gì? Trong những cách bảo vệ môi trường thì ăn chay là phương pháp đứng đầu. Là một người dân bình thường làm sao có thể làm các ống khói nhà máy ngưng thải khói, làm sao có thể giảm bớt xe trên đường. Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay. Nó còn là cách tốt nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Ăn chay tức là không còn ăn thịt. Mỗi 1kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4kg CO2. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người. Nếu không có cầu thì cung cũng biến mất. Chúng ta sẽ không phải tốn 38% lương thực của chúng ta. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi. Hãy ăn chay vì sức khỏe của bạn, gia đình bạn, tương lai con bạn, sự sống của bạn, cho hệ sinh thái, cho nguồn nước bạn đang dùng, cho bầu không khí bạn đang thở, cho mẹ Trái Đất thân yêu của chúng ta.

Việc ăn chay ở Việt Nam có những vấn đề khó khăn nào?

Rất khó!

Thứ nhất, rất nhiều người hiểu lầm rằng ăn chay là thiếu chất, là không đủ năng lượng làm việc. Điều này thật sai lầm. Khoa học chứng minh rằng nguồn dinh dưỡng thực vật không những không thua thịt về năng lượng, dinh dưỡng mà còn tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe. Vì nhiều người ăn chay ở VN ăn không đúng cách, chỉ ăn một vài loại thức ăn trong thời gian dài dẫn đến thiếu chất. Từ đó mà sức khỏe không tốt. Nếu chúng ta biết kết hợp hợp lý nhiều loại rau quả và ăn uống đầy đủ thì còn tốt hơn rất rất nhiều so với thịt.

Thứ hai, có nhiều thức ăn chay chế biến sẵn. Và để làm cho thức ăn chay ngon như thức ăn mặn, người ta thường để nhiều bột ngọt và dầu mỡ hơn. Điều này làm chúng ta không có thiện cảm tốt với thức ăn chay.

Thứ ba, đa số người dân chúng ta đều ăn thịt. Ra ngoài đường, rất nhiều nơi bán thức ăn. Nhưng số lượng tiệm bán đồ chay rất ít. Nguồn nguyên liệu để chế biến món chay và các món ăn cũng không phong phú và nhiều như thịt cá.

Thứ tư, dù nói thế nào đi nữa thì mùi vị của thịt cá vẫn ngon hơn. Ngoài ra, để chế biến món chay ngon như món mặn, chúng ta phải tốn nhiều công sức hơn.

Thứ năm, ai cũng nghĩ, tôi làm mà biết bao người không làm thì có tác dụng gì. Rất nhiều người biết đi ngủ đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng họ không làm. Ngay cả những điều đó là tốt cho chính bản thân họ mà họ còn không làm. Thì làm sao người ta phải từ bỏ những sở thích ăn uống của người ta vì sức khỏe và môi trường.

Thứ sáu, xã hội chúng ta rất may mắn là rất yên bình, thiên tai cũng không quá nghiêm trọng như các nước khác nên mọi người vẫn rất không quan tâm tới vấn đề này. Ai cũng nghĩ rằng chuyện băng tan là ở tận Bắc cực, thay đổi khí hậu vẫn còn rất lâu mới đáng quan tâm.

anhchay-moitruong-004Làm sao để thay đổi?

Khi đọc xong bài viết này, chúng ta đã có một số hiểu biết về tác dụng của việc ăn chay. Chúng ta cần tìm thêm nhiều tài liệu về môi trường, tác hại của thịt và lợi ích của việc ăn chay để làm tăng niềm tin trong bản thân chúng ta, để đủ lý lẽ và nghị lực cho việc ăn chay. Chúng ta có thói quen ăn thịt từ lâu rồi nên việc thay đổi là rất khó ngay cả khi chúng ta đã có đủ niềm tin và lý lẽ để ăn chay. Chúng ta hãy tập từ từ. Một năm ăn một tháng, một tuần ăn một ngày, mỗi ngày ăn một buổi. Chỉ hạn chế ăn thịt thôi là chúng ta cũng đã giúp ích rất nhiều rồi. Chúng ta cứ ăn và cảm nhận từ từ sức khỏe của chúng ta tốt hơn sau mỗi lần ăn chay và làm tăng niềm tin vào việc ăn chay. Cũng cần lưu ý là tìm hiểu kỹ về dinh dưỡng và ăn đầy đủ. Vì nếu ăn không đủ chất, sức khỏe mệt mỏi sẽ làm mất niềm tin nơi người ăn và những người xung quanh nữa. Khi chúng ta ăn chay mà ít bị bệnh, hiền hòa hơn, luôn khỏe mạnh thì mọi người cũng sẽ theo. Đó là cách tuyên truyền tốt nhất cho mọi người.

Chúng ta cần sức mạnh của nhiều người. Cần tuyên truyền hằng ngày cho người dân. Việc tuyên truyền thường xuyên mới có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người. Nếu chỉ tổ chức tuyên truyền trong vài buổi hay vài lần thì không có tác dụng mấy. Nếu có sự giúp sức của nhà nước hay của những tổ chức lớn thì tốt hơn. Việc này cần một thời gian rất dài. Nhưng Trái Đất không thể đợi lâu được. Chúng ta cần kiên trì hành động và phải làm gương thì mới có thể ảnh hưởng được nhiều người. Chúng ta muốn sống, chúng ta muốn giàu có, chúng ta muốn sống yên bình lúc tuổi già. Nhưng nếu nước biển dâng lên không còn nơi sinh sống, xã hội bạo loạn thì làm sao thực hiện ước mơ được. Hãy hành động vì ước mơ của chúng ta!

Phan Bình Phương
(Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại. Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo.)

anhchay-moitruong-005
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 7299)
Ngày hôm nay và về sau người dân miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu từng hạt muối từng lít nước mắm, từng con cá cho đến ngày tiêu hủy hoàn toàn nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta đang trả giá cho lỗi lầm này.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 6230)
“Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phật có tính cách cá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng ta tiếp tục chìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.”
02 Tháng Năm 2016(Xem: 5489)
Từ những thập niên trở lại đây, khi vấn đề về môi trường được cảnh báo là càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân và tổ chức khắp nơi đã lên tiếng kêu gọi, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những việc làm gây tổn hại thêm cho môi trường.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5414)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với nghi vấn liên quan tới nước thải từ khu công nghiệp Formosa - Hà Tĩnh. Bởi một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường qua 3 luồng: nước thải, khí thải và nước ngầm. Sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống không chỉ dưới nước mà còn trên đất liền, tác hại nghiêm trọng đến hàng triệu người.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6830)
Hiện tại, ở VN giai cấp giàu và nghèo ngày càng tăng và sự tiêu xài bất kể của số người giàu đó (thành phần 1%) đã và đang làm môi trường sống tại Việt Nam ngày càng xấu đi.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6500)
Với 3.200 km bờ biển, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và do vậy, mọi người cần phải sớm chung tay hành động để giảm thiểu thiệt hại, theo ông Emmanuel Ly-Battalan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5312)
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10987)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6367)
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận hiệu quả và đầy tham vọng về biến đổi khí hậu.