Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

05 Tháng Tám 201518:16(Xem: 14756)

Ý NGHĨA
& ĐIỀU KIỆN XUẤT GIA

Lời Ban Biên Tập: Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn nên tiếp cận với thầy trụ trì ngôi chùa nào gần nơi cư trú để tham vấn hay ghi danh tham dự một hay nhiều khóa tu xuất gia gieo duyên do bất cứ một tu viện hay thiền viện nào tổ chức để có cơ hội tham học với quý thầy, quý sư và sinh hoạt với môi trường sống trong chùa hay tu viện. Xuất gia gieo duyên là chịu sự ràng buộc của giới luật trước hết trong một thời gian, còn sau đó, là nếp sống quy củ của tự viện và cách thay đổi thói quen hàng ngày như chuyện ăn uống là phải thay đổi thói quen ăn uống từ 3 bữa/ngày thành 1 bữa/ngày và không ăn phi thời (ăn vặt).

xuat giaÝ NGHĨA XUẤT GIA

Xuất gia đi tu là nguyện suốt đời sống với giáo lý đạo Phật, mang trái tim từ bi sưởi ấm cho chúng sanh. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, có ý chí kiên cường, tâm nguyện vững chắc, và việc làm cao thượng.

Xuất gia có nghĩa lìa xa gia đình, lìa bỏ nhà cửa sự nghiệp, cha mẹ, vợ chồng, con cái, dứt đường ái ân, không còn thiết tha lưu luyến mùi đời thế tục, để vào ở hẳn trong chùa hay tu viện sống suốt đời độc thân, qui y thọ giới, hằng ngày tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, học kinh, đọc sách, để thanh lọc tâm ý.

Hòa thượng Thích Thanh Từ dạy “xuất gia có ba nghĩa: 1. Xuất thế tục gia. 2. Xuất phiền não gia. 3. Xuất tam giới gia. Trước hết là xuất thế tục gia. Khi phát nguyện cạo tóc xuất gia làm Sa-di, thì kể từ ngày đó phải ra khỏi nhà thế tục. Nhà thế tục là nhà cha mẹ, anh chị. Nếu người già, thì nhà của con cháu. Tại sao chúng ta phải ra khỏi nhà đó? Bởi vì còn trong nhà thế tục thì phiền não còn vây khốn chung quanh, không thể nào gỡ được. Đến ý nghĩa thứ hai là xuất phiền não gia, tức ra khỏi nhà phiền não. Người xuất gia là ra khỏi nhà phiền não. Còn phiền não thì chưa gọi là xuất gia.  Đến thứ ba là xuất tam giới gia. Nghĩa là ra khỏi nhà tam giới. Đức Phật dạy có ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Người tu chẳng những ra khỏi nhà phiền não của Dục giới, mà ra luôn cả nhà phiền não của Sắc giới và Vô sắc giới, hoàn toàn thoát ly sanh tử, không còn đi trong tam giới nữa. Đó là xuất tam giới gia.”

Cụ Đoàn Trung Còn trong quyển Phật Học Từ Điển, có phân ra ba hạng xuất gia như dưới đây:

Thân xuất gia mà Tâm không xuất gia, ấy là hạng người dầu là đầu tròn áo vuông, mà tâm còn luyến tục.

Thân Tâm đều xuất gia, ấy là hạng người mộ Tam Bảo, giữ giới thanh tịnh, quyết dứt các phiền não, quyết đắc quả Bồ Đề.

Thân tại gia mà Tâm xuất gia, ấy hạng người dầu còn ở thế gian mà tinh tấn tu học,không say đắm nhiễm trược, ấy cầm bằng xuất gia.”

Hiện nay việc xuất gia gặp nhiều khó khăn nên người tu hành quyết tâm cầu tu giải thoát có thể chọn loại thứ ba kể trên để tu tiến lên hàng thượng thừa.

ĐIỀU KIỆN XUẤT GIA

Ngoài ý chí nguyện lực của mình, người muốn xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ nếu là vị thành niên hay nếu đã có gia đình thì phải có sự cho phép của chồng hoặc vợ, và chính quyền địa phương thường trú (nếu ở Việt Nam). Dưới đây là các điều khoản mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hiến chương Phật giáo đã qui định(Điều 28 chương VI của nội quy ban Tăng sự Trung ương):

a. Là công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyện vọng phát tâm xuất gia.        

b. Người xin xuất gia phải đầy đủ các căn (bộ phận cơ thể), thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và có phiếu khám sức khỏe tốt.        

c. Nếu Nam Nữ Phật tử dưới 16 tuổi (tính theo khai sinh), thì do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở Tự, Viện. Nếu nam nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy ly hôn do Tòa án cấp và theo các quy định tại mục a, b, c, d điều 28 chương VI của Nội quy này.         

d. Thông qua ý kiến chấp thuận của Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện.         

e. Được Tăng, Ni trụ trì cơ sở Tự, Viện nơi người xuất gia đến cư trú và tu hành bảo lãnh.        

f. Các nam nữ Phật tử tại địa phương có nhân duyên xuất gia, tu học phải được vị trụ trì, Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện cùng (chính quyền) địa phương chấp thuận. Ban Đại diện Phật giáo phải báo trình Ban Tăng sự cấp Tỉnh được tri tường.        

g. Các nam nữ Phật tử từ địa phương này đến địa phương khác (ngoài Tỉnh) xuất gia tu học, phải được Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện đề xuất, Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận.        

h. Việc nhận người vào tu hành tại cơ sở Tự, Viện phải thực hiện theo quy định của điều 21 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và điều 22 mục 2 chương IV Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ.        

i. Nam nữ Phật tử có đầy đủ thủ tục xuất gia được Ban Tăng sự cấp Tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia theo mẫu do Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN ban hành.    

TẬP SỰ ĐỂ XÁC LẬP LÝ TƯỞNG

Thông thường, những ai muốn xuất gia phải trải qua thời gian thực tập xuất gia từ ba tháng cho đến sáu tháng. Tùy theo mỗi người tập sự, thầy trụ trì hay thầy bổn sư có thể quan sát người đó từ lời nói, việc làm, xem họ có thật sự muốn vào chùa trở thành người tu bằng lý tưởng, chí nguyện lớn hay không. Đây là sự thử thách cần thiết.

Ở trong nước ví dụ như chùa Hoằng Pháp, Phật tử được vị trụ trì chấp thuận cho xuất gia khi đã qua thời gian thực tập xuất gia là 6 tháng, phải có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc phải 32 chướng nạn của người xuất gia và học thuộc các thời khóa tụng kinh, công phu như: Chú Lăng Nghiêm, Kinh Nhật Tụng và các nghi thức sử dụng chuông, trống, mõ...

Ở hải ngoại ví dụ như Làng Hoa Anh Đào (Virginia, Hoa Kỳ - Thầy Thích Minh Niệm trụ trì) việc xuất gia tu học tương đối dễ dàng hơn (vì không cần giấy phép cho xuất gia của chính quyền địa phương). Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện sau:

Tuổi từ 18 đến 50.

Sức khỏe tốt (có thể tham dự đầy đủ các chương trình luyện tập).

Không bệnh tật nặng hay bệnh truyền nhiễm.

Không mắc nợ (cá nhân hay nhà nước)

Không đang mắc tội hình sự.

Phải được sự chấp thuận của gia đình (cha mẹ, hoặc vợ/chồng)

Phải trải qua từ 3 đến 6 tháng thử nghiệm.

Phải trả chi phí sinh hoạt trong thời gian thử nghiệm (giảm 50% so với các thiền sinh. Trong trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, Làng sẽ cứu xét). (xem thêm: www.thienhieubiet.org)

KẾT LUẬN

Như trên đã trình bày, việc xuất gia có nhiều khó khăn, tối thiểu phải hội đủ ba điều kiện tiên quyết là (1) phải được sự hoan hỷ chấp thuận của gia đình (cha mẹ, hoặc vợ/chồng) (2) phải được vị trụ trì và Ban Đại diện Phật giáo cấp Huyện chấp thuận và (3) phải được chính quyền địa phương chấp thuận. Tuy nhiên việc khó cũng trở thành dễ là do cái duyên nhất là có túc duyên nhiều đời (là tu sĩ) của mỗi người.

Đi tu không phải để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó mà là tự mình tu hành giải thoát và trợ giúp người khác giải thoát, và lấy việc tự cứu mình cứu người đồng được giải thoát làm lý tưởng.

Ban Biên Tập TVHS biên soạn

 

TU XUẤT GIA GIEO DUYÊN

Xuất Gia Gieo Duyên là cánh cửa phương tiện được mở ra để những ai mong cầu giải thoát trong hiện tại và tương lai. Truyền thống này rất phổ biến tại các quốc gia theo truyền thống Nam tông như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka và một vài nước Phật Giáo Bắc Truyền như  Đài Loan và Trung Quốc. Ở Việt Nam thì truyền thống này còn khá mới mẻ. Có lẽ người phát khởi đầu tiên tổ chức các khóa tu gieo duyên là HT. Pháp Cao chùa Nam Quang, tỉnh Quảng Nam và sau đó là TT. Bửu Chánh trụ trì Thiền viện Phước Sơn với khóa đầu tiên tại đây có 150 tăng sinh vào 7 tháng 7 năm 2009.

Theo đó, những Phật tử xuất gia gieo duyên ấy sẽ học tập giáo lý của Đức Phật, thực tập theo lời Phật dạy và sống trong nếp sống thiền môn, nếu sau khóa tu có duyên lành thì sẽ phát nguyện xuất gia trọn đời. Nếu người nào không phát nguyện trọn đời xuất gia thì sau khi mãn kỳ hạn xuất gia gieo duyên, họ trở lại cuộc sống đời thường.

Hiện nay ở Việt Nam có một số tu viện, chùa, thiền viện của cả hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông đều có mở những khóa tu xuất gia gieo duyên như ở miền Nam có thiền viện Phước Sơn đã tổ chức được 7 khóa, mỗi khóa là 30 ngày với thời khóa biểu theo đúng quy định của thiền môn đối với một tu sĩ thực thụ. Ở miền Bắc có Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Vĩnh Phúc mỗi khóa tu là 15 ngày. Và ở miền Trung có chùa Huyền Không, Huế đã tổ chức được hai khoá tu mỗi khoá là 10 ngày.  Ở hải ngoại cũng có chùa hay tu viện tổ chức các khóa tu xuất gia gieo duyên như Tu viện Trúc Lâm ở Canada hay chùa Tầm Nguyên ở Mỹ.

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Hai 202104:22
Khách
choloroquine <a href=https://chloroquineorigin.com/#>buy aralen</a> chloroquinolone
20 Tháng Hai 202016:02
Khách
Kamagra Quick Delivery Uk http://ggenericcialisle.com - Generic Cialis Generic Viagra Vega Sildenafil Citrate <a href=http://ggenericcialisle.com>Cialis</a> Effects Of Tadalis Sx Soft Women
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7884)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10315)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7346)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9302)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7938)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6549)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5522)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8467)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6789)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.
16 Tháng Năm 2015(Xem: 6372)
Lãnh đạo với chánh niệm - Một cuôc nghiên cứu có tính hiện tượng về các vị sư Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp của họ cho xã hội