Ngăn Chặn Thiểu Số Hóa Phật Giáo Là Tạo Ổn Định Xã Hội

06 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10869)

NGĂN CHẶN THIỂU SỐ HÓA PHẬT GIÁO
LÀ TẠO ỔN ĐỊNH XÃ HỘI
Minh Thạnh

Mới đây, tại Nghệ An, đã xảy ra vụ việc được coi là “vi phạm pháp luật” có liên hệ đến một tôn giáo.

Chúng ta không bàn luận chuyện của tôn giáo khác, vì vậy, vấn đề được xem xét từ góc độ ổn định xã hội, trong bối cảnh hoạt động tôn giáo nói chung, và như vậy có liên hệ đến Phật giáo.

Sự việc ở Nghệ An, xét về bề mặt, không liên hệ gì đến Phật giáo. Nhưng đi vào chiều sâu, thì nó vẫn có liên hệ đến Phật giáo. Đó là hệ quả của quá trình thiểu số hóa Phật giáo Việt Nam, một quá trình đã diễn ra từ lâu, và ngày càng bộc lộ các kết quả tiêu cực, tất nhiên trước hết, đối với Phật giáo, và đồng thời, đối với toàn xã hội.
Sự việc ở Nghệ An, tất nhiên, không thể chỉ xét riêng ở sự việc đó, mà đó là một sự việc trong chuỗi các hệ thống sự việc đã diễn ra ở miền Bắc, từ vụ đòi đất ở Hà Nội, đến vụ việc ở Quảng Bình, rồi trở lên Nghệ An với nhiều điểm nóng có liên hệ đến tôn giáo.

bandovietnam_trungĐiểm lại các địa phương đã xảy ra những vụ việc tương tự, chúng ta thấy có một điểm chung. Đó là những nơi Phật giáo đã trở nên giáo thiểu số.

Theo kết quả thống kê dân số Việt Nam năm 2009, biểu 7, “Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, tôn giáo, các vùng kinh tế xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2009” thì:

- Tại Hà Nội, tín đồ Phật giáo là 99.398, tín đồ Công giáo là 155.768 người.

- Tại Quảng Bình, tín đồ Phật giáo là 521, tín đồ Công giáo là 91.608 người.

- Tại Nghệ An, tín đồ Phật giáo là 989, tín đồ Công giáo là 232.906 người.

Qua các con số thống kê nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ, tại các địa phương có xảy ra những vụ việc bất ổn liên quan đến một tôn giáo (không phải Phật giáo), thì Phật giáo đã là tôn giáo thiểu số. Đặc biệt, mức chênh lệch là rất lớn, như ở tỉnh Quảng Bình, Phật giáo chỉ có 521 tín đồ, và ở tỉnh Nghệ An, Phật giáo chỉ có 989 tín đồ. Với số tín đồ chỉ ở mức 3 con số hàng trăm như thế, tất nhiên, cơ sở Phật giáo ở các tỉnh trên là không đáng kể, và ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội không tránh khỏi tình trạng hết sức mờ nhạt.

Ghi nhận mối liên hệ giữa thực tế thiểu số Phật giáo ở Hà Nội, đặc biệt là ở Quảng Bình và Nghệ An, đối với những sự việc bất ổn có liên hệ đến tôn giáo ở những địa phương nói trên là việc cần thiết để lý giải và tìm hướng giải quyết vấn đề. Thiểu số tín đồ đồng nghĩa với sự suy yếu Phật giáo. Kết quả tất nhiên của sự suy yếu là Phật giáo ở các tỉnh trên không thể có những đóng góp hữu hiệu vào hoạt động ổn định xã hội. Đặc biệt, ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình với con số tín đồ như thế, tiếng nói Phật giáo trở nên không đáng kể nữa.

Môi trường như thế, phải chăng, là không có lợi cho ổn định xã hội, hoạt động tôn giáo trở nên mất cân đối, và một tình trạng như chúng ta đã thấy, đã hình thành?

Nhìn nhận vấn đề như vậy, thì sự ổn định xã hội nhất là ở những lãnh vực liên hệ đến tôn giáo sẽ tỷ lệ thuận với sự gia tăng tín đồ Phật giáo ở những địa phương nói trên, trước mắt là cải thiện tình trạng cả tỉnh chỉ có mấy trăm tín đồ Phật giáo, mức chênh lệch tín đồ tôn giáo lên đến cả trăm lần. Nâng cao vị thế của Phật giáo ở những địa phương như vậy là nâng cao sự hài hòa tôn giáo, nâng cao mức ổn định xã hội. Tiếng nói tôn giáo sẽ có tiếng nói của Phật giáo, tiếng nói của sự ôn hòa, đoàn kết, đồng hành, gắn bó cùng dân tộc, thay vì tiếng nói của riêng một tôn giáo nào.

Vì vậy, điều cần thiết cho ổn định xã hội là hỗ trợ để Phật giáo phát triển, xóa bỏ tình trạng thiểu số với mức chênh lệch rất lớn như hiện nay ở những địa phương đã từng là điểm nóng tôn giáo, thiết lập tình trạng cân đối về tôn giáo.

Phía Phật giáo Việt Nam cũng cần nhận thức về tình trạng thiểu số Phật giáo ở mức chênh lệch rất lớn ở một số địa phương, để từ đó đẩy mạnh hoạt động hoằng pháp ở những địa phương đó. Thống kê chính thức cho thấy, có những tỉnh Phật giáo, tôn giáo truyền thống của dân tộc, không những đã là tôn giáo đứng hàng thứ 2, mà lại còn có số tín đồ ít hơn tôn giáo khác đến cả hàng trăm lần.

Đối với những địa phương như vậy, cần xác định đó là những trọng điểm hoằng pháp đặc biệt, với những nỗ lực tối đa, không thể chỉ coi như là tương tự với các địa phương khác.

Sự phát triển của chính Phật giáo cần được ý thức là sự đóng góp cho ổn định xã hội, Phật giáo Việt Nam cần xác định trách nhiệm như thế. Cho nên, hoằng pháp, nhất là tại các địa phương như trên, bên cạnh hoằng pháp vì Phật giáo, còn là hoằng pháp vì lợi ích xã hội, vì lợi ích đất nước.

Phật giáo không thể có vai trò trong việc góp phần ổn định xã hội nếu Phật giáo suy yếu. Sự gắn bó giữa Phật giáo với đất nước cũng sẽ trở nên không có ý nghĩa ở các địa phương tín đồ Phật giáo chỉ có… mấy trăm người! Vì vậy, chắc chắn hơn lúc nào hết, cần đến sự phát triển của Phật giáo cho sự ổn định xã hội.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)


* Phần tô mầu hàng chữ là do người phụ trách post bài





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5731)
Như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư trước, được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua, việc khởi thảo Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt đã được chúng tôi hết sức nỗ lực tiến hành từ đó. Trong vòng 3 tháng qua, chúng tôi đã hình thành về cơ bản các yếu tố ban đầu.
25 Tháng Mười 2014(Xem: 5371)
Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 8961)
Đại tạng kinh là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy mà chúng ta hiện còn được biết, được kết tập thành dạng văn bản qua nhiều nỗ lực của những thế hệ trước đây trong suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. Tuy những lần kết tập đầu tiên chưa định hình văn bản, nhưng đó lại chính là nền tảng để những lần kết tập về sau có thể ghi chép lại Thánh giáo. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết về những lần kết tập kinh điển, vì đã có nhiều bài viết trình bày cặn kẽ được đăng lại trên trang này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 6331)
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6265)
Trong quá trình cần cầu “vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”- Niết-bàn, người xuất gia thường khi cần phải xét đến việc tìm kiếm một nơi chốn tu học tương đối thích hợp và thuận lợi cho mục tiêu tiến bộ tâm linh của mình. Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanasutta) mô tả rằng ngay sau khi chia tay năm người bạn đồng tu khổ hạnh, Đức Gotama tuần tự du hành đến tụ lạc Uruvela ở Gayà. Tại đây, Ngài thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 7857)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ,
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 8201)
Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.