Tiêu thụ thực phẩm tiết chế – cách thức phật giáo giảm thiểu nghèo đói

30 Tháng Ba 201503:31(Xem: 5434)

TIÊU THỤ THỰC PHẨM TIẾT CHẾ
CÁCH THỨC PHẬT GIÁO GIẢM THIỂU NGHÈO ĐÓI

Giáo Sư Tilak Kariyawasam *

Thích Vạn Năng dịch

luong-thuc
Thế giới hiện có hơn 1 tỷ người thiếu ăn. Trong ảnh:
Các trẻ em xếp hàng để nhận thức ăn miễn phí
của một nhà hàng tại thành phố Rawalpindi, Pakistan

Có một tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận rằng sự sống của tất cả chúng sanh đều phụ thuộc vào ăn uống. Thực phẩm là yếu tố cần thiết nhất cho con người (chúng sanh), vì thế nó đã trở thành một yếu tố chủ yếu trong các nhu cầu của con người như là thức ăn, áo mặc, chỗ ở và thuốc trị bệnh. Do việc ăn uống chúng ta có được dưỡng chất mà chúng ta cần đề duy trì sự sống. Trong Phật giáo “Āhāra” là thuật ngữ được dùng để nói đến “thực phẩm”: tuy nhiên từ Āhāra này lại được dùng theo ý nghĩa rộng hơn trong đạo Phật như là năng lượng để nuôi dưỡng tất cả các cấp độ, vật chất, sinh thái, ý chí và trí tuệ. Từ cấp độ vật chất, từ Āhāra chủ yếu chỉ cho thực phẩm có thể thọ dụng được (kabalikāra āhāra) và thuật ngữ “Ojā” được giới thiệu trong Abhidhamma (Thắng pháp) là để chỉ cho sự hiệu quả về mặt dinh dưỡng của nó.

Trong nhiều nghiên cứu, khái niệm Āhāra (thực phẩm) đã được bàn luận theo nghĩa rộng trong các cấp độ về thực phẩm vật chất và thực phẩm tinh thần, đặc biệt là đem lại lợi ích cho giới tu sĩ được thúc đẩy bởi động cơ tu tập. Trong nhiều lời dạy của Phật, sự chú trọng hướng nhiều hơn về các thói quen ăn uống của các thành viên của giới tu sĩ. Điều này không nên cho rằng Đức Phật đã lựa chọn chư tăng để áp dụng những lời dạy của Ngài về thói quen ăn uống. Trọng tâm đó là hướng đến chư tăng bởi những giáo pháp đó chủ yếu giảng dạy cho họ, chọn họ làm các mô hình tốt và kiểm soát mô hình của cuộc sống. Vì thế, trong rất nhiều chỗ, Đức Phật đã ủng hộ giáo pháp này trong một giáo số bài pháp quan trọng liên quan đến việc chọn lựa thực phẩm. Đi vào chỉ tiết về việc ăn uống, Đức Phật dạy chúng ta không nên thỏa mãn cái bao tử của mình bằng tối đa hóa thức ăn, mà phải dành những chỗ trống để còn phải uống nước, một khoảng trống cần để chứa và tiêu hóa bốn hoặc năm miếng thức ăn loại cứng.1 Ngoài những chỉ dẫn này, lời dạy tốt nhất là lời khuyến hóa chư tăng không ăn chiều hoặc là dạy chỉ ăn một ngày một bữa. Trong kinh Ví Dụ Cái Cưa (Kakacūpama Sutta) thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhimanikāya), Đức Phật cho biết rằng Ngài chỉ ăn một ngày một bữa (Ekāsanabhojanaṁ), do vậy mà Ngài cảm thấy có được sức khỏe tốt, có sức mạnh, an lạc và không ốm đau2. 

 

XEM CHI TIẾT NỘI DUNG:

 pdf_download_2

 Tiêu thụ thực phẩm tiết chế – cách thức phật giáo giảm thiểu nghèo đói

 

 (*) Trưởng Khoa, Trường Sau Đại Học. Đại Học Phật Giáo Quốc Tế, Thái Lan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 6361)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
08 Tháng Tám 2016(Xem: 6201)
Đạo Phật ra đời cách nay hơn 2500 năm khi đời sống con người không quá tách biệt với thiên nhiên như ngày nay. Con người thời đó, không thể nghi ngờ rằng, mê tín nhiều hơn chúng ta, nhưng lại ít thiên trọng về quá nhiều gánh nặng của việc thúc đẩy nền văn minh và với quá nhiều những hiểu biết nhập nhằng về thế giới tự nhiên và xã hội. Tâm trí của họ cũng hướng đến “một thế giới khác” nhiều hơn.
08 Tháng Tư 2016(Xem: 5761)
Inamori Kazuo, nguyên Chủ tịch Japan Airlines, người sáng lập Công ty Kyocera, trong tác phẩm Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế - Vương đạo cuộc đời (bản dịch của Nguyễn Đỗ An Nhiên, NXB.Trẻ, 2016.), đã viết: “Sáu mươi năm sau chiến tranh, người Nhật đã vươn lên từ đống đổ nát, tạo nên sự phát triển kinh tế thần kỳ… Tôi cho rằng các công ty, xí nghiệp Nhật bản được những con người cao quý tạo nên mà nhờ vậy kinh tế Nhật bản phát triển được như ngày hôm nay…”.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4825)
Kinh doanh là một trong những nghề được nhiều người cho rằng dễ làm giàu. Kinh doanh đã có từ ngàn xưa với hình thức trao đổi vật dụng. Khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì hình thức buôn bán càng đa dạng và mở rộng ra nhiều quốc gia.